Kỹ sư điện tử Võ Trường Tiến, giảng viên đến từ Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) đã chế tạo máy rửa tay tự động mang tên “Dũng sĩ diệt khuẩn” trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã diễn biến phức tạp.
Máy rửa tay này hiện đang được đặt tại Tỉnh đoàn Quảng Ngãi và triển khai tại các địa điểm phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn nhằm nâng cao ý thức trong sát khuẩn, rửa tay phòng dịch trong cộng đồng. Nguyên lý hoạt động tương đối đơn giản, chỉ cần đặt tay dưới máy cách 15-20 cm, máy sẽ tự động xịt dung dịch sát khuẩn vào tay. Quan trọng hơn, điều này sẽ giúp tránh tối đa lây nhiễm chéo trong cộng đồng do người dùng không cần phải chạm tay vào bình chứa dung dịch.
Được biết, ý tưởng với “Dũng sĩ diệt khuẩn” được anh Tiến đưa ra sau khi biết được rất nhiều người dùng chung bình xịt dung dịch sát khuẩn tại nơi công cộng. Hầu hết mọi người đều ấn vào vòi xịt để lấy dung dịch sát khuẩn hoặc cầm bình xịt lên để sử dụng dẫn đến vỏ bình xịt, vòi xịt có thể nhiễm virus và dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo.
Ngoài ra, “Dũng sĩ diệt khuẩn” cũng sẽ giúp đảm bảo đủ lượng dung dịch sát khuẩn, không thừa hoặc thiếu cũng như tránh văng ra ngoài để tiết kiệm.
“Dũng sĩ diệt khuẩn” bao gồm phần điều khiển nhận tín hiệu cảm biến từ tay người đặt dưới thiết bị và lập tức xuất ra dung dịch dưới dạng phun sương điều chỉnh vừa đủ dùng. Chi phí linh kiện và lắp ráp chỉ tốn 1,5 triệu đồng một máy và hoàn tất trong 1 ngày.
Cũng theo anh Tiến, anh có ý định nâng cấp thiết bị này để sản phẩm thông minh hơn, nơi mọi người sau khi sát khuẩn tay xong thì đèn UV vẫn bật sáng để diệt khuẩn trong không khí, đồng thời phát ra giọng nói trong mỗi phiên rửa tay.
Hiện Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đang hỗ trợ anh Tiến tiếp tục tiếp tục hoàn thiện mô hình và dự kiến đặt “Dũng sĩ diệt khuẩn” tại 15 chốt công cộng trên địa bàn tỉnh cũng như 5 chốt tại các huyện.
An Nhiên
PGS.TS Trần Xuân Kiên ở Hà Nội đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị cảnh báo chạm tay lên mặt như là một phần trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Khi đại dịch Covid-19 trở nên tồi tệ hơn, các bệnh viện phải đối mặt với tình trạng thiếu máy thở, nhưng vấn đề có thể được giải quyết phần nào nhờ máy thở khẩn cấp giá rẻ E-Vent từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa công bố.
Bộ xét nghiệm Covid-19 mới từ công ty thiết bị y tế Abbott có thể trả về kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 chỉ trong 5 phút.
The Blue Circle và AC Energy đặt mua cho giai đoạn hai dự án điện gió tại Mũi Né,Việt Nam tuabin 5MW-158, tuabin gió có đường kính rotor lớn nhất (158 m) cho một dự án điện gió trên bờ tại châu Á
Công nghệ robot, tự động hóa đang được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ nhất trong đại dịch Covid-19, góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề thiếu hụt nhân sự, hỗ trợ điều trị, khử trùng và hạn chế lây nhiễm…
Trong đại dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới gây ra, 2 nền tảng công nghệ và toán học là những liều “vắc xin” giúp con người phòng ngừa, hạn chế lây lan của dịch bệnh.
Cộng đồng mạng xã hội đang kêu gọi hạn chế giao tiếp xã hội bằng hastag #SocialDistancing và #FlattenTheCurve (kéo giãn đỉnh dịch).
Những tưởng Việt Nam là quốc gia đầu tiên thành công trong công tác cô lập dịch, tuy vậy chuyến bay VN0054 đã thay đổi mọi thứ. Dù dịch bệnh vẫn đang trong vòng kiểm soát nhưng chính phủ Việt Nam vẫn không chủ quan và đưa ra rất nhiều phương án để ứng phó với mục đích cố gắng cô lập và trì hoãn dịch để không bị rơi vào khủng hoảng như Ý.
Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa (ICNIRP) gần đây đã cập nhật Hướng dẫn về Hạn chế tiếp xúc với điện từ trường với nội dung cho biết dải tần 5G là an toàn cho người tiêu dùng.
HUAWEI CLOUD đã làm việc với Đại học Khoa học & Công nghệ Hoa Trung (Huazhong) và Công ty Công nghệ Lanwon để phát triển và công bố dịch vụ phân tích hình ảnh y tế định lượng được hỗ trợ bởi AI cho công cuộc chống virus COVID-19.