PGS.TS Trần Xuân Kiên ở Hà Nội đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị cảnh báo chạm tay lên mặt như là một phần trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Như đã biết, chạm tay lên miệng, mũi… là những thói quen vô thức rất khó bỏ của mọi người, mà đó lại là cách để những virus như SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh Covid-19. Vì vậy, thiết bị cảnh báo chạm tay lên bề mặt của PGS.TS Trần Xuân Kiên được đánh giá rất có ý nghĩa.
Thiết bị nặng 80 gram này có thiết kế bằng nhựa với pin 3,6V có thể hoạt động suốt 12 giờ lên tục. Thiết bị có thể hoạt động trong phạm vi từ 0-60 độ C và có khả năng chống nước.
Về cấu tạo, thiết bị bao gồm hệ thống các cảm biến và bộ xử lý trung tâm được kết nối với nhau bằng dây dẫn. Có hai cảm biến trên thiết bị gồm cảm biến đo lường quán tính (IMU) giúp đo tư thế tay và cẳng tay cùng cảm biến siêu âm giúp đo khoảng cách từ ngực đến các vật thể trước mặt. Dựa vào dữ liệu từ các bộ cảm biến, bộ xử lý sẽ đo, vẽ lại quỹ đạo, phân tích và so sánh dữ liệu với quỹ đạo tay chạm vào mặt trước đó để dự báo hành vi chạm tay lên bề mặt. Khi phát hiện, bộ điều khiển sẽ đưa ra cảnh báo bằng chuông và đèn ngay tức thời khi sắp có khả năng đưa tay chạm lên mặt.
Sáng kiến của PGS.TS Trần Xuân Kiên hiện đã được đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Hiện tại chưa có vắc-xin phòng bệnh Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người dùng thực hiện: Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch rửa tay chứa cồn hoặc với xà phòng và nước; Khi ho và hắt hơi, hãy dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che mũi và miệng; Tránh tiếp xúc gần (trong phạm vi 1 mét) với bất kỳ ai có triệu chứng cảm cúm hay cảm lạnh.
An Nhiên
Khi đại dịch Covid-19 trở nên tồi tệ hơn, các bệnh viện phải đối mặt với tình trạng thiếu máy thở, nhưng vấn đề có thể được giải quyết phần nào nhờ máy thở khẩn cấp giá rẻ E-Vent từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa công bố.
Bộ xét nghiệm Covid-19 mới từ công ty thiết bị y tế Abbott có thể trả về kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 chỉ trong 5 phút.
The Blue Circle và AC Energy đặt mua cho giai đoạn hai dự án điện gió tại Mũi Né,Việt Nam tuabin 5MW-158, tuabin gió có đường kính rotor lớn nhất (158 m) cho một dự án điện gió trên bờ tại châu Á
Công nghệ robot, tự động hóa đang được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ nhất trong đại dịch Covid-19, góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề thiếu hụt nhân sự, hỗ trợ điều trị, khử trùng và hạn chế lây nhiễm…
Trong đại dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới gây ra, 2 nền tảng công nghệ và toán học là những liều “vắc xin” giúp con người phòng ngừa, hạn chế lây lan của dịch bệnh.
Cộng đồng mạng xã hội đang kêu gọi hạn chế giao tiếp xã hội bằng hastag #SocialDistancing và #FlattenTheCurve (kéo giãn đỉnh dịch).
Những tưởng Việt Nam là quốc gia đầu tiên thành công trong công tác cô lập dịch, tuy vậy chuyến bay VN0054 đã thay đổi mọi thứ. Dù dịch bệnh vẫn đang trong vòng kiểm soát nhưng chính phủ Việt Nam vẫn không chủ quan và đưa ra rất nhiều phương án để ứng phó với mục đích cố gắng cô lập và trì hoãn dịch để không bị rơi vào khủng hoảng như Ý.
Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa (ICNIRP) gần đây đã cập nhật Hướng dẫn về Hạn chế tiếp xúc với điện từ trường với nội dung cho biết dải tần 5G là an toàn cho người tiêu dùng.
HUAWEI CLOUD đã làm việc với Đại học Khoa học & Công nghệ Hoa Trung (Huazhong) và Công ty Công nghệ Lanwon để phát triển và công bố dịch vụ phân tích hình ảnh y tế định lượng được hỗ trợ bởi AI cho công cuộc chống virus COVID-19.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết sẽ sớm triển khai phương án giám sát người cách ly do Covid-19 bằng hệ thống định vị (GPS) trên điện thoại thông minh.