Chiều ngày 27/3, Hội đồng nhân dân TP.HCM triệu tập kỳ họp bất thường, bầu bổ sung Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2016-2021. Tại kỳ họp, 83/93 đại biểu có mặt đã bỏ phiếu bầu ông Dương Anh Đức, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM, làm Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.
Như vậy cơ cấu tổ chức của lãnh đạo UBND TP.HCM hiện đã kiện toàn với các vị trí gồm: Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong; 5 Phó Chủ tịch Lê Thanh Liêm, Trần Vĩnh Tuyến, Võ Văn Hoan, Ngô Minh Châu và ông Dương Anh Đức.
Ông Dương Anh Đức sinh năm 1968, quê ở quận Hải Châu (thành phố Đà Nẵng). Ông có học hàm Phó giáo sư, học vị Tiến sĩ Toán học.
Ông từng là Hiệu trưởng, Phó bí thư Đảng ủy, Bí thư Đảng ủy Đại học Công nghệ thông tin; Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; Ủy viên BCH Đảng ủy Đại học Quốc gia TP.HCM; Ủy viên BCH, Phó bí thư Đảng ủy Đại học Quốc gia TP.HCM; Ủy viên BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI (nhiệm kỳ 2013-2018).
Từ tháng 7/2017, ông Dương Anh Đức được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020.
Là người có tầm ảnh hưởng và nhiều đóng góp trong sự nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, bên cạnh việc chỉ đạo, điều hành và tham mưu cho các cơ quan chức năng, ông Dương Anh Đức hiện còn là Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2022.
Năm 2006, ông Dương Anh Đức cùng ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam và Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy đã dẫn đoàn sinh viên Việt Nam tham dự Chung kết Lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC tại San Antonio Hoa Kỳ – mở đầu cho kỷ nguyên hội nhập sân chơi toàn cầu ACM/ICPC của sinh viên Việt Nam.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cùng Thứ trưởng Bùi Thế Duy lần đầu đưa đội tuyển sinh viên Việt Nam tham dự Chung kết lập trình sinh viên Quốc tế ACM/ICPC 2006, tổ chức tại Hoa Kỳ
Ô Lâu
Sáng nay 27/3, Lễ công bố và trao giải thưởng “Nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng di động và Internet cố định năm 2020” được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện được tổ chức bởi Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG Vietnam) và Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, lễ trao giải đã diễn ra trực tuyến giữa Hội đồng và các đầu cầu doanh nghiệp.
Chiến lược trước nay của Huawei luôn chọn một thiết kế an toàn cho những chiếc điện thoại cao cấp của mình, hãng tập trung vào chất lượng camera cũng như trải nghiệm của người sử dụng hơn là những đột phá mới. Điều này khá giống với những gì Apple đang làm với chiếc iPhone.
Apple vừa phát hành iOS 13.4 ngày hôm qua, và ngay lập tức các trang công nghệ trên thế giới đã có những thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu năng của phiên bản này.
Redmi Note 9s vừa chính thức có mặt ở Việt Nam, sản phẩm nổi bật với cụm 4 camera sau, pin 5020mAh, cấu hình mạnh và thiết kế hoàn toàn mới, tất cả trong mức giá chưa đến 6 triệu đồng – phân khúc đang sôi động nhất hiện nay.
Vietnamobile sẽ miễn phí toàn bộ cước phí truy cập dữ liệu của học sinh – sinh viên, thầy cô giáo cho các chương trình học từ xa trên các ứng dụng trực tuyến của Bộ GD&ĐT.
Việt Nam mặc dù có thứ hạng thấp về nguy cơ rủi ro (thứ 11), nhưng lại chịu số lần tấn công mạng cao nhất, do thiếu khung pháp lý toàn diện để điều chỉnh bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư, thiếu sự chuẩn bị trước các cuộc tấn công mạng – theo báo cáo Deloitte Cyber Smart: Enabling APAC business report (Thông minh mạng: Kích hoạt doanh nghiệp châu Á Thái Bình Dương) vừa công bố.
Mặc dù Apple vẫn sẽ ra mắt iPhone mới vào tháng 9 năm nay, tuy nhiên do những hạn chế về nguồn cung bởi sự bùng phát của Covid-19 có thể khiến Apple trì hoãn phát hành bản iPhone 5G đến tận năm 2021.
Trong tháng 2, Xiaomi bán được 6 triệu chiếc smartphone trên toàn cầu, nhiều hơn Huawei 500.000 chiếc, qua đó qua giành vị trí nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới.
Thành viên VOW của diễn đàn Readforums chuyên dành cho hacker, vừa chia sẻ một gói dữ liệu chứa thông tin của 41 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam.
Mỗi ngày, bình quân một người dùng ví điện tử tại Việt Nam thực hiện khoảng 1,6 – 2,2 giao dịch qua ví điện tử, với giá trị trung bình 230.000 – 274.000 đồng/giao dịch.