Thành viên VOW của diễn đàn Readforums chuyên dành cho hacker, vừa chia sẻ một gói dữ liệu chứa thông tin của 41 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam.
Sự việc này xảy ra vào ngày 24/3 vừa qua. Các thông tin trong gói dữ liệu gồm 7 file mà thành viên VOW đăng tải trên Readforums bao gồm 250.000 dòng dữ liệu, có chứa họ tên, Facebook ID, ngày sinh, quê quán, nơi làm việc,… tất cả viết bằng tiếng Việt và được cho là của 41 triệu người dùng Facebook Việt Nam. Rất may là nó không chứa các dữ liệu nhạy cảm như mật khẩu tài khoản, số điện thoại, email,…
Người này không tiết lộ vì sao, cũng như bằng cách nào có được số lượng thông tin này. Toàn bộ dữ liệu nằm trong gói 7 file nói trên đều ở dạng không được mã hoá. Đã có rất nhiều thành viên ReadForums tải về gói dữ liệu này trong thời gian nó được chia sẻ. Hiện đường dẫn đến nơi lưu gói dữ liệu này đã bị xoá.
Hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc dẫn tới việc số dữ liệu nói trên bị lộ, cũng như mục đích chia sẻ các dữ liệu này trên Readforums cũng không thực sự rõ ràng. Nhiều chuyên gia cho rằng có thể những dữ liệu này được trích xuất từ các cơ sở dữ liệu từng bị rò rỉ trước đây của Facebook.
Cuối năm 2019, Facebook từng dính vào bê bối lộ 419 triệu hồ sơ người dùng, trong đó có 50 triệu tài khoản từ Việt Nam. Do server chia sẻ không được bảo vệ bằng mật khẩu, số dữ liệu này đã bị nhiều người tải xuống. Đợt rò rỉ này bị các chuyên gia bảo mật đánh giá cực kì nghiêm trọng, chỉ đứng sau vụ Cambridge Analytica. Nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Brazil… đã phạt Facebook hàng triệu USD vì vụ rò rỉ dữ liệu này.
Raidforums là diễn đàn của giới hacker, nơi chuyên đăng và rao bán những cơ sở dữ liệu bị hack. Đây cũng là nơi từng xuất hiện thông tin bị đánh cắp của khoảng 2 triệu khách hàng tại một Ngân hàng TMCP Việt Nam hồi năm 2019, hay 160 triệu tài khoản Zing ID, 31.000 giao dịch thẻ ngân hàng và hơn 5 triệu email được cho là của khách hàng Thế Giới Di Động.
Mỗi ngày, bình quân một người dùng ví điện tử tại Việt Nam thực hiện khoảng 1,6 – 2,2 giao dịch qua ví điện tử, với giá trị trung bình 230.000 – 274.000 đồng/giao dịch.
Khắp nơi trên thế giới đang trải qua thời kỳ ảm đạm nhất trong lịch sử, đường phố vắng lặng, giờ giới nghiêm, thiết quân luật, các ca nhiễm bệnh tăng cao và nhiều nơi mất kiểm soát.
Ứng dụng TTGT Tp Hồ Chí Minh vừa được bổ sung một tính năng mới cho phép người dùng rượu bia có thể tự đo nồng độ cồn, biết tình trạng sức khoẻ cũng như mức phạt tương ứng khi lái xe.
Dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại Việt Nam hiện nay đã thay đổi thói quen của người tiêu dùng, từ việc phải đến tận nơi để mua hàng thì giờ đây “nhà nhà” chuyển sang mua sắm online. Từ đó, thúc đẩy nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng cao, và cuộc chiến giao – nhận hàng giờ đây đã thay đổi theo chiều hướng mới.
Bộ tranh được vẽ bằng điện thoại của nữ sinh viên Đại học Kinh Tế (ĐH Đà Nẵng) đang nhận được hàng ngàn lượt thích và chia sẻ của cộng đồng mạng.
Kaspersky tặng miễn phí 6 tháng các sản phẩm bảo mật điểm cuối cho những tổ chức y tế nhằm giúp các tổ chức được bảo vệ khỏi mối đe dọa trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang lan rộng. Theo các chuyên gia bảo mật, các thiết bị y tế, bao gồm cả máy trợ thở cần được cấu hình và cập nhật đúng.
Khi đại dịch Coronavirus đang tiếp tục có chiều hướng diễn biến khó lường, thời gian đi học lại vẫn chưa thể xác định, nhiều trường học trên cả nước đã chủ động đẩy mạnh áp dụng phương thức dạy học qua mạng, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thông qua tin nhắn, email, Facebook của lớp, Zalo Group, trang web của trường hoặc sổ liên lạc điện tử…
Đó là nhận định của các chuyên gia, các “leaker” vốn tung ra những thông tin có độ chính xác rất cao trước khi các sản phẩm mới ra mắt. Điều này khiến team mong chờ Samsung Galaxy Note 20 đang có phần “chưng hửng”.
Vùng đất Tây Nam Bộ trù phú mênh mang sông nước, chằng chịt sông ngòi lại đang phải đối mặt với cơn khát nước ngọt chưa từng có trong lịch sử.
Ngày 23/3, Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) đã chia sẻ một số nguy cơ bảo mật dễ bị khai thác trong môi trường làm việc từ xa, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp áp dụng cho nhân viên làm việc ở nhà.