Find 7 là nỗ lực đáng kể đầu tiên của Oppo trong việc tạo ra một chiếc flagship thực thụ có thể đối đầu được với các thiết bị cao cấp đến từ Samsung, Sony hay thậm chí là cả iPhone cùng thời điểm.
Năm 2014, thế giới điện thoại cao cấp về cơ bản vẫn là sự thống trị của Apple, Samsung và một số thương hiệu lâu đời như Sony, HTC hay LG và điện thoại Trung Quốc vẫn còn là một khái niệm khá “rẻ tiền”. Tuy nhiên, Oppo, hãng di động non trẻ đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ đã dần thay đổi đáng kể định kiến trên với chiếc Find 7. Find 7 là ví dụ đầu tiên thể hiện sự tự tin của Oppo trong việc đối đầu với các “ông lớn” trên phân khúc điện thoại cao cấp vào thời bấy giờ.
Với mức giá khởi điểm 600 USD, tương đương với chiếc flagship Samsung cùng thời điểm là Galaxy S5, rõ ràng Find 7 là một lời tuyên chiến thẳng mặt của Oppo đến “ông vua di động” Hàn Quốc. Một điều thú vị là: phần cứng của Find 7 sau đó cũng đã được tái sử dụng bởi thương hiệu OnePlus – “anh em” của Oppo và trở thành mẫu OnePlus 1 – chiếc “flagship killer” đầu tiên trong lịch sử di động.
Về chiếc Find 7, điểm nhấn chính trên chiếc điện thoại này là màn hình với độ phân giải lên tới QHD. So với mặt bằng chung thế giới di động cùng thời điểm vốn vẫn thịnh hành các chuẩn HD hay Full HD, thì một tấm nền chỉ 5.5 inch nhưng có độ phân giải lên tới 1440×2560 thực sự là một cái gì đó “quá sức tưởng tượng”. Dĩ nhiên, Oppo không phải công ty đầu tiên “định nghĩa” màn hình QHD, bởi Vivo và LG đã làm được trước đó với LG G3 và Vivo Xplay 3S, nhưng ít nhất, màn hình của Find 7 thực sự ấn tượng hơn so với Samsung Galaxy S5 – một trong những flagship Android bán chạy nhất nửa đầu năm 2014.
Bên cạnh màn hình siêu sắc nét, Oppo Find 7 còn đánh dấu lần đầu tiên ứng dụng công nghệ sạc nhanh VOOVC độc quyền “nhà làm”. VOOC thực sự là một thành tựu riêng đáng ghi nhận của Oppo, khi công nghệ này khác biệt hẳn so với Quick charge của Qualcomm hay USB Power Delivery, cho khả năng phát nhiệt thấp đến đáng ngạc nhiên, làm giảm đáng kể nguy cơ cháy nổ của pin Lithium-ion trên điện thoại, trong khi công suất nguồn vào thậm chí còn lớn hơn, lên tới 20W. Công suất sạc lớn giúp viên pin 3.000mAh trên chiếc Find 7 có thể sạc đầy tới 75% chỉ trong vòng 30 phút, chỉ đơn giản là vượt trội hẳn so với mặt bằng chung thị trường khi đó.
Dù có pin khá lớn và sạc nhanh vượt trội, nhưng Find 7 không phải là một mẫu điện thoại có thời lượng sử dụng tốt, bởi con chip Snapdragon 801 bên trong máy thực tế đã phải rất vất vả để gánh được màn hình 2K của thiết bị, và trực tiếp khiến hiệu năng của máy chỉ ở mức trên trung bình một chút, dù dung lượng RAM 3GB lại tương đối ấn tượng để hoạt động đa nhiệm hiệu quả. Oppo đã nhận ra điều này và sau đó phát hành thêm một phiên bản Find 7A có giá rẻ hơn 100 USD, nhưng màn hình chỉ còn Full HD và dung lượng RAM cắt giảm còn 2GB, tương tự pin cũng nhỏ hơn – chỉ còn 2800mAh, nhưng thời lượng sử dụng thực tế của chiếc Find 7A có thể gấp rưỡi Find 7.
Về camera, Oppo trang bị cho cả hai phiên bản Find 7/ 7A một camera đơn 13MP, cảm biến Sony IMX 214. Dù có cảm biến độ phân giải thấp, nhưng Find 7 vẫn có thể chụp được các bức ảnh lên tới 52MP nhờ chế độ ghép 4 tấm ảnh 13MP lại với nhau. Thực tế đây chỉ là một chiêu quảng cáo của Oppo để “hưởng ứng” theo trào lưu camera “siêu độ phân giải” mà Nokia khi đó khởi xướng với cảm biến 41MP trên chiếc 808 Pureview và Lumia 1020. Tuy nhiên, đây cũng được coi là một trong những dấu ấn đầu tiên của nhiếp ảnh điện toán hiện đại, khi tập trung nhiều hơn vào cải tiến phần mềm thay vì sử dụng phần cứng xử lý cồng kềnh.
Rõ ràng, Find 7 xứng đáng là một ví dụ tuyệt vời cho thấy Oppo nói riêng, và các hãng di động Trung Quốc nói chung, đã có thể bắt đầu đứng ngang hàng được với các thương hiệu lâu đời, nổi tiếng Apple, Samsung, mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.
NVTveron
YouTube sẽ cho phép quảng cáo trên một số kênh hạn chế có nội dung về đại dịch Covid-19 theo chính sách mới nhất của website chia sẻ video này.
Chính phủ Mỹ vừa gia hạn giấy phép thương mại với Huawei tới ngày 15/5, cho phép các công ty của nước này làm ăn với hãng công nghệ Trung Quốc.
IBM vừa công bố thương mại hoá các công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên đầu tiên từ dự án Project Debater. Theo đó, các công cụ này sẽ được tích hợp trên nền tảng công nghệ IBM Watson mới để hỗ trợ doanh nghiệp nhận biết, hiểu và phân tích một vài khía cạnh thách thức nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh sâu hơn và rõ ràng hơn.
Cùng với kinh tế toàn cầu trì trệ, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục tạo gánh nặng cho các nền kinh tế khu vực Châu Á -Thái Bình Dương khiến thanh niên khó khăn trong tiếp cận việc làm hiệu quả.
Đã 2 năm kể từ khi OPPO giới thiệu chiếc Find X đầu tiên, thế hệ Find X2 tiếp theo của hãng thay đổi ấn tượng về thiết kế và được nâng cấp cấu hình, hứa hẹn sẽ tiếp tục là chiếc điện thoại thành công của OPPO.
Apple đang nghiên cứu bổ sung thử nghiệm loạt các tính năng trên iMessage, bao gồm thu hồi tin nhắn đã gửi, gắn thẻ trong chuỗi hội thoại nhiều người với nhau, chia sẻ vị trí các thành viên đang trong nhóm chat, cũng như phát triển một giao diện chung cho tin nhắn trên tất cả các thiết bị nhà Táo.
Thế Giới Di Động vừa thông tin cho biết về trường hợp tiếp xúc với hai bệnh nhân nước ngoài nhiễm Covid-19 tại siêu thị Điện Máy Xanh số 7 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng. Theo đó, một nữ nhân viên bán hàng tại đây đã được Bộ Y tế xác nhận là ca nhiễm Covid thứ 35 của Việt Nam.
HTC mới đây đã công bố báo cáo doanh thu hàng tháng và không ngạc nhiên khi công ty Đài Loan tiếp tục điệp khúc sụt giảm doanh thu và thua lỗ.
Samsung và Qualcomm đã mất hơn 1 năm nhưng vẫn không thể sửa chữa được những điểm yếu của cảm biến vân tay siêu âm. Có lẽ đã đến lúc công ty nên cân nhắc từ bỏ công nghệ này.
Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại với Facebook, sau 2 năm kể từ vụ bê bối Cambridge Analytica, đến lượt Australia đưa mạng xã hội lớn nhất hành tinh này ra hầu tòa.