Phó Chủ tịch Android và Google Play, Sameer Samat, vừa cho biết với DPA rằng Google đã nộp đơn lên Chính phủ Mỹ đề nghị tiếp tục được giao dịch kinh doanh lại với Huawei.
Lệnh cấm thương mại của Mỹ nhắm vào Huawei đã khiến công ty Trung Quốc không thể sử dụng Google Mobile Services (GMS) trên điện thoại và máy tính bảng mới của mình. Lệnh cấm này buộc công ty Trung Quốc phải tạo ra Huawei Mobile Services (HMS) của riêng mình để thay thế cho các dịch vụ của Google. Vấn đề là người dùng quốc tế rất phụ thuộc vào các sản phẩm của Google, vì vậy tuyên bố được Samat đưa ra rất được người dùng quan tâm.
Thật không may, Samat đã không tiết lộ khi nào công ty sẽ nhận được chấp nhận từ Chính phủ Mỹ, thậm chí quyết định cuối cùng có thể nằm ngoài tầm tay của Google.
Được biết, Nhà Trắng đã cho phép các công ty Mỹ đăng ký giấy phép giao dịch với Huawei và những công ty như Microsoft đã được bật đèn xanh để nối lại quan hệ kinh doanh. Sự chấp thuận này có nghĩa Huawei có thể tiếp tục tạo ra các sản phẩm sử dụng Windows và các dịch vụ khác của Microsoft trên máy tính xách tay của mình.
Trong trường hợp Google nhận được cái gật đầu từ Chính phủ Mỹ, điều đó có nghĩa việc cung cấp GMS và các dịch vụ khác của Google trên các thiết bị của Huawei sẽ xảy ra. Trên thực tế, CEO Richard Yu của Huawei trước đây cho biết họ sẽ cập nhật ngay lập tức các ứng dụng Google ngay cho loạt Mate 30 nếu được chấp thuận.
Nhưng cho đến khi tình hình thay đổi, Google gần đây đã cảnh báo người dùng không nên tải ứng dụng của hãng trên các thiết bị Huawei không được hỗ trợ. Tuy nhiên, Samat không có bất kỳ bình luận nào sau khi DPA nêu ra khả năng Google chặn các ứng dụng trên các thiết bị Huawei không được hỗ trợ từ phía máy chủ. Chỉ biết rằng, nhiều ứng dụng Google không thể chạy ngay từ đầu do yêu cầu Google Mobile Services – điều mà điện thoại Huawei mới không có.
An Nhiên
Khảo sát “Hiệu quả hoạt động bảo mật” (Security Operations Effectiveness) của Keysight Technologies vừa công bố cho hay, 86% người tham gia khảo sát nhìn thấy giá trị cần thiết của các giải pháp kiểm thử bảo mật nhằm đánh giá hiệu quả của các giải pháp cũng như hiện trạng bảo mật của doanh nghiệp mình, sử dụng phương pháp thử nghiệm tấn công cả từ trong và từ ngoài doanh nghiệp.
Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security – VCS, một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội) đã hình thành xây dựng Trung tâm Giám sát và Phản ứng trên không gian mạng (SOC Managed Service) phạm vi toàn cầu, có khả năng phát hiện, phân tích, phản ứng, ngăn chặn và điều tra truy vết các sự cố về ATTT, đảm bảo ATTT cho các hệ thống CNTT.
Năm 1999, Amazon chỉ là một công ty khởi nghiệp hướng đến thị trường thương mại điện tử vẫn còn khá non trẻ. Nhưng với những tầm nhìn xa từ CEO Jeff Bezos, công ty đã nhận được rất nhiều thành công.
Nền tảng công nghệ về giao dịch bất động sản Propzy chính thức ra mắt dịch vụ thuê nhà siêu tốc nhằm kết nối người dùng với hơn 16.000 căn hộ/nhà phố sẵn sàng giao dịch.
Năm 2020 sẽ là một năm đánh dấu bước phát triển mới của OPPO với tham vọng bứt phá lên vị trí dẫn đầu. Mới đây nhất, thương hiệu này tung chiến dịch mới, bắt đầu với hashtag #Nhờcóbạn, OPPO tạo sự thích thú trong cộng đồng.
Lắc Xì cùng MoMo 2020 đã tổng kết có 8 triệu người chơi, 250 triệu lượt lắc cùng gần 110 triệu thẻ quà tặng gửi đến người dùng.
Ericsson vừa ra mắt hai giải pháp dịch vụ mạng dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), cho phép các nhà mạng bảo đảm các hệ thống mạng luôn hoạt động được an toàn và trải nghiệm người dùng tối ưu.
Kể từ ngày 1/4 tới đây, việc thí điểm kinh doanh taxi công nghệ sẽ chính thức bị dừng lại theo quyết định mới nhất mà Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành.
Đó là chiếc Xperia 9 được cho là vẫn giữ lại thiết kế “trán dô” gây tranh cãi từ Xperia 10 trước đó.
Ericsson vừa ra mắt giải pháp AI-powered Energy Infrastructure Operations (Vận hành hạ tầng năng lượng dựa trên AI), một giải pháp quản lý năng lượng mới ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu để tối ưu hóa tiêu thụ điện năng trên toàn hạ tầng mạng dành cho các nhà mạng.