Kể từ ngày 1/4 tới đây, việc thí điểm kinh doanh taxi công nghệ sẽ chính thức bị dừng lại theo quyết định mới nhất mà Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành.
Theo đó, các hình thức kinh doanh thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (taxi công nghệ) sẽ chuyển sang áp dụng theo Nghị định 10/2020 của Chính phủ, có hiệu lực tư ngày 1/4 (thay thế Nghị định 86/2014).
Nghị định mới nêu rõ, tất cả xe kinh doanh vận tải hành khách dưới 9 chỗ được xác định là taxi. Vì vậy, những xe này phải thực hiện gắn mào taxi lên nóc xe hoặc dán chữ XE TAXI bằng vật liệu phản quang trên kính trước và kính sau xe.
Đối với xe hợp đồng, kể từ ngày 1/4, nếu tiếp tục là xe hợp đồng phải cấp lại phù hiệu và dán lên kính xe, với hạn cuối là ngày 30/6. Nếu chuyển sang xe taxi phải thực hiện cấp lại phù hiệu theo Nghị định 10/2020.
Bộ GTVT đề nghị Sở GTVT các địa phương, gồm Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị thí điểm kinh doanh “taxi công nghệ” dừng hoạt động từ ngày 1/4.
Nghị định 10/2020 cũng có một chi tiết quan trọng, đó là các đơn vị cung cấp phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải chỉ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải và không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe. Về cơ bản, các đơn vị này có nhiệm vụ ghi nhận đặt xe của hành khách và chuyển cho đơn vị vận tải với vai trò đơn vị trung gian. Họ cũng không được quyết định giá cước vận tải và phải chấp hành các quy định theo pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan và phải đáp ứng một số yêu cầu của nghị định. Đặc biệt phải bảo mật thông tin và lưu trữ dữ liệu.
Ở Việt Nam thời điểm hiện tại có các đơn vị vận hành thí điểm taxi công nghệ bao gồm Grab, Vato, Emdi, FastGo, Be.
An Nhiên
Đó là chiếc Xperia 9 được cho là vẫn giữ lại thiết kế “trán dô” gây tranh cãi từ Xperia 10 trước đó.
Ericsson vừa ra mắt giải pháp AI-powered Energy Infrastructure Operations (Vận hành hạ tầng năng lượng dựa trên AI), một giải pháp quản lý năng lượng mới ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu để tối ưu hóa tiêu thụ điện năng trên toàn hạ tầng mạng dành cho các nhà mạng.
Sony đang nỗ lực để giúp cho giá bán của chiếc console thế hệ kế nhiệm Playstation 4 thấp nhất có thể. Sự thiếu hụt nguồn cung cho linh kiện có thể khiến giá linh kiện của PS5 cao hơn rất nhiều so với PS4 nếu công ty Nhật Bản không tìm được biện pháp giảm giá đủ tốt.
Keysight Technologies vừa giới thiệu giải pháp PROPSIM FS16 mô phỏng kênh 5G, cho phép triển khai trải nghiệm người dùng cuối kết nối tối ưu và thông suốt, nhằm thúc đẩy quá trình triển khai và thương mại hóa 5G nhanh hơn.
Sự thiếu hụt khẩu trang chống sự lan truyền của dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều công ty Trung Quốc chuyển sang sản xuất khẩu trang, bao gồm Foxconn lẫn các công ty sản xuất ô tô và cung cấp năng lượng mặt trời.
Sáng nay 12/2, OPPO đã gửi lẵng hoa với lời cảm ơn, đồng thời thuê một bảng quảng cáo lớn tại Bitexco để chúc mừng Samsung nhân dịp ra mắt dòng điện thoại mới Galaxy S20. Hành động này gây không ít tò mò cho khách tham quan bởi ai cũng biết họ chính là hai “đối thủ” cạnh tranh trực tiếp với nhau.
Hội nghị Di động toàn cầu (MWC) là sự kiện công nghệ di động lớn nhất trong năm và là nơi lớn nhất thu hút các công ty di động trên toàn cầu thường tham dự. Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch viêm phổi do virus corona gây ra đã khiến không ít công ty phải tuyên bố hủy bỏ tham dự sự kiện này.
Nguồn hàng gián đoạn khiến nhiều đơn vị kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu hay sản xuất bằng nguyên liệu từ Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh nếu dịch cúm Corona không hạ nhiệt.
Foxconn vừa gửi thông báo đến các nhân viên làm việc tại trụ sở ở Thâm Quyến rằng, họ không quay trở lại làm việc vào ngày 10/2 như kế hoạch ban đầu và chờ thông báo thêm.
Keysight công bố đã tích hợp các tính năng Machine learning (ML – học máy) vào hệ thống giám sát mạng chủ động Hawkeye của Ixia, một công ty con của Keysight.