Dịch cúm Covid-19 vẫn còn đang là chủ đề nóng thì thế giới chuẩn bị đối mặt với nạn châu chấu lớn nhất lịch sử với số lượng đàn lên đến 400 tỷ con và sẽ tăng gấp 500 lần nếu không kiểm soát được trước tháng 6 này. Trung Quốc được cảnh báo có thể sẽ phải đối mặt với dịch châu chấu bởi hai nước láng giềng Paskitan và Ấn Độ đang bị đàn châu chấu tấn công.
Hồi cuối tháng 1/2020, Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nước Đông Phi ngay lập tức có các biện pháp ngăn chặn dịch châu chấu đang tàn phá mùa màng đe dọa an ninh lương thực của những quốc gia luôn trong tình trạng nghèo đói. Các chuyên gia dự báo khả năng Trung Quốc sẽ là nạn nhân tiếp theo của dịch châu chấu lớn nhất lịch sử này.
David Phiri, chuyên gia của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cảnh báo: “Đến tháng 3, thời tiết bắt đầu vào mùa mưa, kết hợp với mùa trồng rau trong năm của người dân Đông Phi sẽ là điều kiện thuận lợi để đàn châu chấu tăng số lượng lên đến 500 lần trước khi thời tiết khô hơn vào tháng 6. Chúng ta phải hành động ngay lập tức”.
Tại buổi họp báo ở New York hôm 10/2, ông Keith Cressman, cán bộ dự báo châu chấu của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết “Kenya bắt đầu bị “làn sóng châu chấu” xuất phát từ vùng Đông Bắc Phi tấn công từ đầu năm 2020. Làm sóng này đang di chuyển từ sườn núi Kilimanjaro tiến vào biên giới Tanzania. Đến cuối tuần trước châu chấu đã tấn công vào phía đông bắc Uganda. Chúng tôi dự báo điểm ảnh hưởng tiếp theo sẽ là biên giới vào Nam Sudan, nơi đang đối mặt với nạn đói khốc liệt do nội chiến”.
Trong buổi họp báo FAO cho biết, trong hơn một năm lượng châu chấu đã tăng lên gấp 64 triệu lần với ước tính số lượng châu chấu ở Kenya, Ethiopia và Somalia đã đạt 360 tỷ con. FAO kêu gọi tăng cường hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng. Hiện FAO chỉ nhận được 21 triệu USD hỗ trợ rất ít so với con số 76 triệu USD cần phải có trong thời điểm hiện tại.
“Một đàn châu chấu trung bình có thể ăn số lượng thức ăn bằng toàn bộ dân số Kenya. Hiện tại, số lượng châu chấu tính toán đã lên đến 360 tỷ con, có thể ăn một lượng thức ăn bằng 3 bang của Mỹ là New Jersey, Pennsylvania và New York cộng lại. Do đó nếu không có biện pháp hành động trước mùa mưa thì thế giới sẽ đối mặt với khủng hoảng lương thực lớn nhất từ trước đến nay” – ông Cressman cảnh báo.
Ngày 11/2 vừa qua, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã đưa ra cảnh báo toàn cầu rằng dịch Châu chấu sẽ gây ra tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, hàng triệu người sẽ cần được cứu trợ và phải mất nhiều năm mới có thể khắc phục. FAO cũng cảnh báo nếu tình hình không kiểm soát được trước tháng 6, số lượng châu chấu có thể tăng gấp 500 lần.
Theo hướng di chuyển của đàn châu chấu sẽ bay qua Biển Đỏ, tấn công châu Âu và châu Á. Theo trang The Time Of India, dịch châu chấu đã tấn công vào Ấn Độ và Paskitan. Như vậy nhiều khả năng Trung Quốc sẽ là nạn nhân tiếp theo của làn sóng hủy diệt này.
CCTV trích dẫn lời của chuyên gia cho biết trong lịch sử Trung Quốc chưa từng có ghi chép nạn dịch Châu chấu sa mạc. Nguyên nhân được cho là châu chấu không thể vượt qua được vùng núi lạnh giá để vào đến Trung Quốc. Những năm qua, Trung Quốc chỉ bị tấn công bởi các loài Châu chấu Đông Nam Á, Châu chấu châu Á và Châu chấu Tây Tạng. Chỉ cá biệt ở tỉnh Vân Nam hồi năm ngoái đã xuất hiện kỷ lục về nạn Châu chấu sa mạc hoành hành và nhóm này tiếp tục di chuyển theo hướng đông đến Myanmar, không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc mà còn có các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Châu chấu sa mạc là loài có sức phá hoại khủng khiếp nhất trên thế giới. Châu chấu này có thể sống từ 3 đến 6 tháng, mỗi con châu chấu cái có thể đẻ 300 trứng mỗi năm, mỗi năm có thể sinh sôi ra 2-5 thế hệ châu chấu, tốc độ sinh sôi vô cùng nhanh.
Các chuyên gia Trung Quốc nói rằng không thể xem thường nạn châu chấu này, cần chú ý đến hướng di chuyển của châu chấu từ Ấn Độ, và xem xét liệu có thể xuất hiện nguồn côn trùng bản địa mới hay không. Các chuyên gia còn cảnh báo nếu châu chấu tiếp tục di chuyển theo huớng đông tấn công Myanmar thì rất có thể chúng sẽ tạo ra mối đe dọa cho các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Việt Nam…
Các nhà khoa học tại Caltech nói rằng sử dụng siêu âm cường độ cao có thể làm nóng mô, tiêu diệt tế bào ung thư và tế bào bình thường trong khu vực mục tiêu.
Nếu mực nước biển tăng thêm nửa mét thì ở TPHCM vào những ngày triều cường, chỗ nào cũng ngập. Như vậy, chỉ có một cách duy nhất giải quyết triệt để vấn đề ngập nước của TPHCM và cả Đông Nam Bộ là ngăn không cho lượng nước khổng lồ đó tràn vào ngay từ ngoài vịnh Gành Rái. Đó là vấn đề mấu chốt đi kèm giải pháp mà Nhóm chuyên gia Viện Kinh tế xanh đã nghiên cứu và đề xuất.
Ngày 7/2, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông báo đã phân lập thành công virus Corona tạo tiền đề để các chuyên gia Việt Nam tiến đến sản xuất các kit thử nhanh, vacxin và các liệu pháp dự phòng dịch bệnh Corona.
Viện huyết học khẩn thiết kêu gọi hiến máu trong bối cảnh nhiều lịch hiến máu được chuẩn bị từ trước đã bị hủy, hoãn vì lo ngại dịch bệnh Corona. Trong khi đó các bệnh nhân cần truyền máu định kỳ, các bệnh nhân cần cấp cứu đang chờ được tiếp máu nếu không sẽ nguy cấp đến tính mạng.
Megvii và Yahoo đã triển khai các hệ thống đo nhiệt độ từ xa dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI) tại các ga đường sắt lớn ở Bắc Kinh, nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona khi hàng triệu người Trung Quốc bắt đầu trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán kéo dài.
Báo cáo mới nhất sáng ngày 7/2, toàn thế giới có ít nhất 630 ca tử vong và 31,487 ca nhiễm, trong đó có 1.561 bệnh nhân được chữa khỏi. Bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách cơ thể chống lại virus khi bị nhiễm bệnh.
Với công nghệ chip vi lỏng mới nhất, thiết bị có thể phát hiện virus chỉ sau 40 phút từ khi lấy mẫu đến khi kiểm tra, nhanh hơn nhiều so với công nghệ phản ứng chuỗi polymerase (PCR) hiện đang sử dụng, vốn phải mất từ 1,5 đến 3 giờ.
Đến ngày 6/2, Ủy ban Y tế Trung Quốc ghi nhận thêm 73 trường hợp tử vong, xác nhận có hơn 28.000 ca nhiễm. Đến thời điểm hiện tại có 565 ca nhiễm trên toàn thế giới. Virus nCoV được cho là khá giống với SARS 2003 nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều bởi tốc độ nhiễm bệnh nhanh và lây nhiễm cả trong thời gian ủ bệnh.
RF Exposure Labs mới đây đã kết luận rằng bức xạ từ smartphone mới ra mắt của Apple cao hơn gấp đôi giới hạn an toàn do FCC đặt ra. Điều này khiến không ít người dùng cảm thấy lo ngại.
Nhằm chống lại sự lây lan của virus corona (2019-nCoV), các quan chức ở một số vùng nông thôn của Trung Quốc đang sử dụng drone để theo dõi công dân của mình.