Sony đang nỗ lực để giúp cho giá bán của chiếc console thế hệ kế nhiệm Playstation 4 thấp nhất có thể. Sự thiếu hụt nguồn cung cho linh kiện có thể khiến giá linh kiện của PS5 cao hơn rất nhiều so với PS4 nếu công ty Nhật Bản không tìm được biện pháp giảm giá đủ tốt.
Theo một báo cáo mới của Bloomberg, nhiều khả năng chi phí linh kiện của Playstation 5 sẽ ít nhất là từ 450 USD. So sánh trực tiếp với thế hệ PS4 bán ra lần đầu vào năm 2013, có chi phí linh kiện là 381 USD, với giá bán ra là 399 USD. Giá bán tương tự được áp dụng vào thế hệ PS4 Pro hiện tại và thậm chí còn giảm mạnh ở một số nơi, chỉ còn 299 USD. Do đó, giá linh kiện của PS5 đang đắt gấp rưỡi so với PS4 Pro.
Với việc giá thành sản xuất còn cao hơn cả giá bán chính thức của thế hệ thiết bị tiền nhiệm, nhiều khả năng Sony sẽ phải chấp nhận bán lỗ sản phẩm trong thời gian đầu. Đây không phải lần đầu tiên công ty Nhật Bản chịu bán lỗ sản phẩm của mình. Chiếc Playstation 3 ra mắt vào năm 2006 đã khiến Sony thua lỗ một khoản tiền hàng tỷ USD do được “đóng” vào rất nhiều linh kiện xử lý mạnh vượt thời điểm, và chỉ đến thời PS4, Sony mới thay đổi thiết kế để PS4 có lãi ngay từ đầu. Tuy nhiên, công ty Nhật Bản sẽ phải lặp lại điều tương tự PS3 vào thế hệ console tiếp theo của mình, nếu không muốn khách hàng quay lưng.
Thực tế, giá bán của PS5 bị đội lên so với PS4 đã là điều được nhiều chuyên gia dự báo từ trước. Điểm nhấn chính của thế hệ console mới nằm ở cấu trúc bộ nhớ thay đổi hoàn toàn từ ổ cứng HDD truyền thống sang ổ SSD đắt đỏ hơn nhiều, và là linh kiện rất dễ bị tác động về giá nếu có bất lợi trong chuỗi cung ứng. Cùng với đó, phần cứng xử lý của máy cũng được nâng cấp toàn diện với khả năng tương thích độ phân giải lên tới 8K, hỗ trợ ray-tracing cùng bộ nhớ RAM rất dồi dào, lên tới 24GB.
Các phân tích cho thấy, kể cả việc PS5 có giá bán đắt hơn so với PS4, nhưng bước giá chênh lệch chỉ trong khoảng 100-150 USD thôi cũng là một nỗ lực rất đáng khen ngợi của Sony.
NVTveron
Keysight Technologies vừa giới thiệu giải pháp PROPSIM FS16 mô phỏng kênh 5G, cho phép triển khai trải nghiệm người dùng cuối kết nối tối ưu và thông suốt, nhằm thúc đẩy quá trình triển khai và thương mại hóa 5G nhanh hơn.
Sự thiếu hụt khẩu trang chống sự lan truyền của dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều công ty Trung Quốc chuyển sang sản xuất khẩu trang, bao gồm Foxconn lẫn các công ty sản xuất ô tô và cung cấp năng lượng mặt trời.
Sáng nay 12/2, OPPO đã gửi lẵng hoa với lời cảm ơn, đồng thời thuê một bảng quảng cáo lớn tại Bitexco để chúc mừng Samsung nhân dịp ra mắt dòng điện thoại mới Galaxy S20. Hành động này gây không ít tò mò cho khách tham quan bởi ai cũng biết họ chính là hai “đối thủ” cạnh tranh trực tiếp với nhau.
Hội nghị Di động toàn cầu (MWC) là sự kiện công nghệ di động lớn nhất trong năm và là nơi lớn nhất thu hút các công ty di động trên toàn cầu thường tham dự. Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch viêm phổi do virus corona gây ra đã khiến không ít công ty phải tuyên bố hủy bỏ tham dự sự kiện này.
Nguồn hàng gián đoạn khiến nhiều đơn vị kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu hay sản xuất bằng nguyên liệu từ Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh nếu dịch cúm Corona không hạ nhiệt.
Foxconn vừa gửi thông báo đến các nhân viên làm việc tại trụ sở ở Thâm Quyến rằng, họ không quay trở lại làm việc vào ngày 10/2 như kế hoạch ban đầu và chờ thông báo thêm.
Keysight công bố đã tích hợp các tính năng Machine learning (ML – học máy) vào hệ thống giám sát mạng chủ động Hawkeye của Ixia, một công ty con của Keysight.
Ngày 6/2, Huawei đã đệ đơn kiện chống lại Verizon tại Tòa án Quận Hoa Kỳ ở các Quận phía Đông và Tây Texas và yêu cầu được bồi thường.
DiskStation DS420j là giải pháp đồng bộ hóa và chia sẻ file giúp giải quyết các nhu cầu về dung lượng khác nhau của người dùng gia đình vừa được Synology ra mắt thị trường Việt Nam.
Các hãng nghiên cứu hàng đầu đều cho thấy Huawei đã rất thành công trên thị trường smartphone trong suốt năm 2019 bất chấp những khó khăn sau khi công ty bị đưa vào Danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ.