Viện huyết học khẩn thiết kêu gọi hiến máu trong bối cảnh nhiều lịch hiến máu được chuẩn bị từ trước đã bị hủy, hoãn vì lo ngại dịch bệnh Corona. Trong khi đó các bệnh nhân cần truyền máu định kỳ, các bệnh nhân cần cấp cứu đang chờ được tiếp máu nếu không sẽ nguy cấp đến tính mạng.
Trước kỳ nghỉ Tết kéo dài, thời tiết khắc nghiệt và diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Corona khiến nhiều địa phương xảy ra tình trạng khan hiếm máu. Dù có thể dự trữ nhưng máu là chế phẩm sinh học có thời gian sử dụng ngắn và dù tình hình dịch bệnh có chuyển biến xấu đến đâu chăng nữa thì người bệnh vẫn cần truyền máu để duy trì sự sống.
Viện Huyết học kêu gọi hiến máu cứu người
Theo bác sĩ chuyên khoa II Phạm Tuấn Dương, phó viện trưởng Viện Huyết Học truyền máu Trung Ương thuộc trung tâm Máu Quốc gia cho biết “Tính đến ngày 1/2, lượng máu dự trữ của viện chỉ còn 6.700 đơn vị máu. Dự trù máu từ bệnh viện mỗi ngày lên đến 1.500 đơn vị, trong khi đó Viện chỉ tiếp nhận được 226 đơn vị máu trong suốt 10 ngày (từ 29 Tết đến mùng 8 Tết). Khối hồng cầu, khối tiểu cầu là các chế phẩm bị thiếu hụt trầm trọng nhất. Nếu tình trạng này kéo dài nhiều tuần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp máy cho 170 bệnh viện trong 25 tỉnh, thành phố trong phạm vi Viện đảm nhiệm.”
Nhiều lịch hiến máu được lên kế hoạch trước đó đã bị hủy do lo ngại về dịch bệnh dẫn đến việc tiếp nhận máu bị giảm đáng kể. Chỉ riêng TP.HCM và Hà Nội mỗi ngày đã cần đến 2.500 đến 3.000 đơn vị máu chưa kể đến những bệnh viện khác trên khắp cả nước.
Trước tình hình khan hiếm máu, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã có công văn báo cáo Bộ Y tế để được phép vận động nhiều người hiến máu song song với tăng cường các biện pháp phòng chống dịch. Những ngày qua, nhiều người hưởng ứng lời kêu gọi đã đến các trung tâm Y tế hoặc tổ chức các buổi hiến máu để bổ sung vào lượng máu đang thiếu hụt.
Theo hướng dẫn của Hội chữ Thập đỏ thế giới có 6 bước để máu người hiến có thể sử dụng
- Lấy máu và mẫu riêng để xét nghiệm.
- Xử lý máu là quy trình tách hồng cầu, bạch cầu, huyết tương…. để đảm bảo máu có thể sử dụng được không bị các phản ứng xấu khi truyền máu.
- Tầm soát bệnh truyền nhiễm như HIV, giang mai, viêm gan B,C, Westnile virus, Trypasonoma Cruzi… dương tính bất kỳ bệnh nào máu sẽ bị loại bỏ và thông máu cho người hiến.
- Các mẫu máu đủ chuẩn sẽ được trữ lạnh ở 6 độ C, hồng cầu được lưu trữ trong 42 ngày, tiểu cầu 5 ngày, huyết tương 1 năm.
- Phân phối đến các bệnh viện hoặc nơi cần.
- Truyền cho bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ.
Trong các thành phần của máu, huyết tương ít được sử dụng nhất lại có thời gian lưu trữ lâu nên dẫn đến tình trạng thừa huyết tương. Các bệnh viện có thiết bị cao cấp sẽ điều chế thành thuốc hoặc đổi lấy những dược phẩm khác.
Các lợi ích của việc hiến máu
Những người có thể trạng trên 50kg sức khỏe tốt có thể hiến máu mỗi 2 tháng/lần (theo Hội Chữ Thập Đỏ Thế Giới). Việc hiến máu đã được khoa học chứng minh có lợi cho sức khỏe.
Đầu tiên là giảm stress, các nghiên cứu cho thấy việc hiến máu sẽ giảm trầm cảm nhờ cảm giác đang làm việc có ích và giúp đỡ người khác. Việc hiến máu có nghĩa người hiến còn cho đi mỡ và lượng sắt thừa trong máu nên giảm được các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim.
Lợi ích lớn nhất chính được các nhà khoa học chứng minh việc hiến máu thường xuyên sẽ giảm nguy cơ ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng, gan, phổi… nguyên nhân liên quan đến việc ứ sắt trong cơ thể. Giảm các triệu chứng viêm nhiễm và tăng khả năng chống oxy hóa trong cơ thể. Người hiến máu còn được miễn phí kiểm tra các bệnh truyền nhiễm có trong máu, tầm soát thiếu máu, được đo HA, cholesterol… với rất nhiều lợi ích cho một lần hiến máu nên nếu bạn đang có sức khỏe tốt và đủ điều kiện để hiến máu nên thường xuyên hiến máu cho những người cần.
Megvii và Yahoo đã triển khai các hệ thống đo nhiệt độ từ xa dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI) tại các ga đường sắt lớn ở Bắc Kinh, nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona khi hàng triệu người Trung Quốc bắt đầu trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán kéo dài.
Báo cáo mới nhất sáng ngày 7/2, toàn thế giới có ít nhất 630 ca tử vong và 31,487 ca nhiễm, trong đó có 1.561 bệnh nhân được chữa khỏi. Bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách cơ thể chống lại virus khi bị nhiễm bệnh.
Với công nghệ chip vi lỏng mới nhất, thiết bị có thể phát hiện virus chỉ sau 40 phút từ khi lấy mẫu đến khi kiểm tra, nhanh hơn nhiều so với công nghệ phản ứng chuỗi polymerase (PCR) hiện đang sử dụng, vốn phải mất từ 1,5 đến 3 giờ.
Đến ngày 6/2, Ủy ban Y tế Trung Quốc ghi nhận thêm 73 trường hợp tử vong, xác nhận có hơn 28.000 ca nhiễm. Đến thời điểm hiện tại có 565 ca nhiễm trên toàn thế giới. Virus nCoV được cho là khá giống với SARS 2003 nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều bởi tốc độ nhiễm bệnh nhanh và lây nhiễm cả trong thời gian ủ bệnh.
RF Exposure Labs mới đây đã kết luận rằng bức xạ từ smartphone mới ra mắt của Apple cao hơn gấp đôi giới hạn an toàn do FCC đặt ra. Điều này khiến không ít người dùng cảm thấy lo ngại.
Nhằm chống lại sự lây lan của virus corona (2019-nCoV), các quan chức ở một số vùng nông thôn của Trung Quốc đang sử dụng drone để theo dõi công dân của mình.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không đề cập đến việc đeo khẩu trang như một biện pháp phòng ngừa nhiễm virus corona. Trong khi chính phủ các nước đã kêu gọi người dân luôn đeo khẩu trang và nước sát khuẩn để rửa tay. Vậy khi nào nên đeo khẩu trang và hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh của khẩu trang đến đâu?
Đã có 7 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona tại Mỹ (tính đến 21 giờ ngày 1/2/2020). Để tránh lây nhiễm, các bác sĩ Mỹ đã tìm cách giao tiếp với các bệnh nhân bị nhiễm… bằng cách sử dụng robot.
Một chiếc smartphone trong tương lai có thể sử dụng đến 5 ngày cho một lần sạc là hoàn toàn có cơ sở nhờ công nghệ mới được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Monash (Úc) đưa ra hồi đầu tháng này.
Câu trả lời là không, các bác sĩ tin rằng việc lạm dụng thực phẩm chức năng là nguyên nhân gây suy gan cấp tính cho cô gái 23 tuổi đang ở độ tuổi khỏe mạnh.