Nguồn hàng gián đoạn khiến nhiều đơn vị kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu hay sản xuất bằng nguyên liệu từ Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh nếu dịch cúm Corona không hạ nhiệt.
Giữa tháng 3 sẽ hết hàng để bán
Theo ghi nhận của Thế Giới Số, nhiều chủ cửa hàng kinh doanh các mặt hàng điện thoại di động, phụ kiện, điện tử đều bày tỏ lo lắng về nguồn hàng để kinh doanh trong thời gian tới. So với các hệ thống lớn vốn đã chuẩn bị nguồn hàng lớn từ trước tết, các cửa hàng kinh doanh nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn. Nhiều nơi ở thế cầm cự, còn gì bán nấy. Đa phần người dân đã mua sắm trước tết nên từ sau tết sức mua có phần giảm. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh vẫn dây dưa không có hồi kết thì chuyện khan hàng, tăng giá là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiều đơn vị đang bắt đầu bung ra tìm các nguồn hàng khác từ Nhật, Hàn, Singapore để thay thế.
Anh Nguyễn Thanh Hùng, chủ một cửa hàng cung cấp phụ kiện điện thoại tại TP HCM cho biết, tình hình từ sau tết đến nay hàng không nhập về được để kinh doanh. Cửa hàng vẫn tiếp tục bán tất cả các mặt hàng còn tồn trữ, tuy nhiên trong dài hạn, nếu tình hình không có gì khả quan hơn thì sang nửa sau tháng 3 cửa hàng sẽ bắt đầu hết hàng để bán.
“Mấy ngày gần đây không nhập được hàng về nên chúng tôi khóc ròng, còn tồn bao nhiêu bán bấy nhiêu. Các công ty bên Trung Quốc chưa làm và hầu như chưa tiến hành vận chuyển gì. Hiện chúng tôi đang tìm nguồn hàng ở Hàn Quốc về. Tuy nhiên nguồn hàng ở Hàn thì ít hơn và chỉ có vài nhãn hàng, chưa kể không biết nguyên phụ liệu có bị ảnh hưởng hay không. Có hàng để chữa cháy chứ không thì cũng không biết phải làm gì. Hy vọng sang tháng 3 hết dịch hàng hóa thông suốt trở lại” – anh Hùng nói.
Cũng lo lắng không kém, anh Nguyễn Đạt, chủ 1 chuỗi cửa hàng điện thoại di động tại TP HCM cũng cho hay, nếu các nhà cung cấp phụ kiện đang chuẩn bị “đứng hình” thì các nhà phân phối các nhãn hàng điện thoại, thiết bị công nghệ vẫn chưa thấy động tĩnh gì và cũng không cung cấp thông tin gì thêm trước lo lắng của các cửa hàng bán lẻ.
“Mới có một nhà phân phối iPhone đã gọi điện thoại cảnh báo về việc cần lên kế hoạch đơn hàng sớm để tránh tình trạng hụt hàng do dịch cúm. Nếu tình trạng đóng cửa biên giới kéo dài kèm theo virus lan rộng trên nhiều nơi thì dự đoán sẽ xảy ra tình trạng thiếu hàng trên diện rộng. Chúng tôi đang rất lo lắng về tình hình nguồn hàng và đang cùng các nhà phân phối hiện tại tìm phương án thích hợp” – ông Đạt cho biết.
Hàng loạt ngành hàng bị ảnh hưởng
Hiện tại nhiều sản phẩm của các thương hiệu Trung Quốc đều bị hụt hàng do chưa nhập về. Các cửa hàng online cũng là nhóm tiếp theo chịu ảnh hưởng từ việc dịch cúm nếu cửa khẩu biên giới Việt – Trung vẫn tắc trong thời gian tới. Nhiều ngành hàng sản xuất trong nước bằng nguyên vật liệu từ Trung Quốc cũng đang trong tình thế khó khăn và chưa có hướng tháo gỡ trước hiện tượng hụt nguồn hàng, điển hình là các ngành may mặc trong nước vốn phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu Trung Quốc.
Nhiều doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm nguồn hàng từ các quốc gia khác. Tuy nhiên điều này không dễ dàng, mặt hàng không phong phú bằng và tốn nhiều chi phí nên chỉ mang tính chữa cháy là chính. Anh Đặng Nguyễn, chủ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu phân tích, bản thân Trung Quốc là một thị trường lớn, bạn hàng lớn của nhiều quốc gia khác. Khi Trung Quốc đình trệ sản xuất vì dịch bệnh thì nhu cầu của chính Trung Quốc cũng cao và hút hàng về đây.
“Đơn cử gần nhất là tình trạng thiếu khẩu trang y tế do nguồn cung nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế từ Trung Quốc bị đứt đoạn. Chính Trung Quốc cũng đang hụt mặt hàng này cho cả tỉ dân của mình. Ấn Độ cũng là một nguồn cung lớn về nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế để thay thế. Tuy nhiên không dễ dàng gì kiếm được đơn hàng nguyên liệu khẩu trang từ Ấn Độ vì giá cao hơn hẳn do nhu cầu cao từ Trung Quốc cũng như thuế suất. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ ưu tiên cho các đơn hàng rất lớn của Trung Quốc so với các đơn hàng nhỏ hơn ở VN. Do vậy nếu các DN đã có làm ăn với Ấn Độ từ trước thì mới có thể đặt hàng, các DN chưa từng làm ăn chưa chắc sẽ chen chân vào được để tìm đơn hàng cho sản xuất” – Đặng cho biết.
Foxconn vừa gửi thông báo đến các nhân viên làm việc tại trụ sở ở Thâm Quyến rằng, họ không quay trở lại làm việc vào ngày 10/2 như kế hoạch ban đầu và chờ thông báo thêm.
Keysight công bố đã tích hợp các tính năng Machine learning (ML – học máy) vào hệ thống giám sát mạng chủ động Hawkeye của Ixia, một công ty con của Keysight.
Ngày 6/2, Huawei đã đệ đơn kiện chống lại Verizon tại Tòa án Quận Hoa Kỳ ở các Quận phía Đông và Tây Texas và yêu cầu được bồi thường.
DiskStation DS420j là giải pháp đồng bộ hóa và chia sẻ file giúp giải quyết các nhu cầu về dung lượng khác nhau của người dùng gia đình vừa được Synology ra mắt thị trường Việt Nam.
Các hãng nghiên cứu hàng đầu đều cho thấy Huawei đã rất thành công trên thị trường smartphone trong suốt năm 2019 bất chấp những khó khăn sau khi công ty bị đưa vào Danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ.
Tính năng Lì Xì của Ví MoMo, chỉ trong ngày đầu Xuân (giao thừa và mùng 1 tết) đã có đến 4 triệu người sử dụng với 25 triệu bao Lì Xì may mắn được chuyển cho nhau, nhân mùng 10 Âm lịch-vía thần tài theo dân gian, lại thêm khuyến mãi lớn của trò chơi được đưa ra.
Hàng trăm kỹ sư của Viettel (Viettel Solutions, Viettel Network, TCT Công Trình Viettel) đã phối hợp lắp đặt 21 Cầu truyền hình tại 21 bệnh viện lớn trên cả nước để đảm bảo công tác giao ban điều hành dịch Corona.
Tính đến hết ngày 21/1/2020, chỉ sau 4 ngày triển khai, chương trình Lác Xì 2020 của MoMo đã có 3 triệu người dùng tham gia chơi. Cuộc chơi còn mạnh hơn khi đúng giao thừa phong bao 100 triệu đồng và nhiều quà tặng tiền cùng thẻ quà sẽ được tung ra.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin, Kakao Mobility (gọi tắt Kakao) vừa chọn Việt Nam làm nơi thử nghiệm dịch vụ gọi xe, bắt đầu triển khai tại Đà Nẵng và Hội An kể từ ngày 15/1.
DHL Express cho biết đã bổ sung 10 xe máy điện vào danh mục các phương tiện giao nhận thân thiện với môi trường của đơn vị này tại Việt Nam.