Năm 2005, Google bắt đầu vẽ một bản đồ thế giới phiên bản kỹ thuật số. 15 năm sau đó, hơn 1 tỷ người đã dùng Google Maps để tìm đường, nhìn ngắm và khám phá thế giới.
Trong kỷ niệm 15 năm, từ hôm nay, Google Maps đã được cập nhật trên hệ điều hành Android và iOS, đáp ứng mọi nhu cầu với 5 thẻ truy cập dễ dàng: Khám phá, Di chuyển, Lưu trữ, Đóng góp và Cập nhật.
Khám phá: Tìm kiếm một địa điểm gần đó để ăn trưa, nghe nhạc sống hoặc chơi game? Tại thẻ Khám phá, người dùng sẽ tìm thấy thông tin, bình chọn, đánh giá và nhiều hơn nữa về 200 triệu địa điểm trên toàn thế giới, bao gồm các quán ăn địa phương, điểm tham quan gần đây và những biểu tượng của thành phố.
Đi làm: Thẻ Di chuyển sẽ giúp tìm được lộ trình hiệu quả nhất. Thiết lập lộ trình di chuyển hằng ngày của bạn để nhận được cập nhật tình hình giao thông thời gian thực, thời gian di chuyển và gợi ý lộ trình thay thế.
Đã lưu: Người dùng đã lưu trữ hơn 6,5 tỷ địa điểm trên Google Maps – từ những tiềm bánh mới mở đến những nhà hàng nổi tiếng cho chuyển du lịch sắp tới. Xem những địa điểm được lưu trữ, tìm và lên kế hoạch cho những chuyến đi sắp tới và chia sẻ những gợi ý dựa trên những nơi bạn đã đến.
Đóng góp: Hàng trăm triệu người đang đóng góp thông tin hằng năm để giúp Google Maps luôn được cập nhật. Mỗi đóng góp sẽ giúp ích rất nhiều cho những người khác tìm hiểu về những địa điểm mới và quyết định nên làm gì.
Cập nhật: Thẻ Cập nhật mới sẽ cung cấp cho bạn bảng tin những xu hướng mới, những địa điểm phải ghé được gợi ý bởi những chuyên gia và nhà xuất bản địa phương. Bên cạnh khám phá, lưu và chia sẻ những gợi ý với mạng lưới bạn bè của mình, bạn cũng có thể trò chuyện trực tiếp với các doanh nghiệp để được giải đáp các thắc mắc.
Google Maps cũng có biểu tượng mới, thể hiện một bước tiến trong việc định hình bản đồ kỹ thuật số của thế giới. Biểu tượng này được tạo ra dựa trên phần trọng yếu nhất của Google Maps ngay từ những ngày đầu tiên – ghim địa điểm, và tượng trưng cho sự đi đến nơi, về đến chốn, khám phá những địa điểm và trải nghiệm mới.
Ngân Thành
Các công ty di động trên toàn cầu đang coi Trung Quốc là miền đất hứa tiếp theo của mình, nhưng ngay giờ đây, tất cả các nhà sản xuất di động đều phải chịu một “tình cảnh chung” do dịch bệnh Viêm phổi Vũ Hán gây ra.
Dự kiến Bphone 4 sẽ ra mắt vào tháng 3 tới theo ý kiến các fan của dòng điện thoại này, bất chấp tình hình virus corona đang diễn biến phức tạp.
Nhiều người gốc Á tại Mỹ bị tài xế Uber và Lyft xua đuổi dù họ không hề đến từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, dịch vụ gọi xe ôm công nghệ lên ngôi trong mùa đại dịch.
Để phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp nhất là dịch cúm nCoV đang diễn biến phức tạp, CSGT Công an tỉnh Sóc Trăng đã đưa ra sáng kiến sử dụng bong bóng để truyền khí thở vào máy kiểm tra độ cồn.
Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.
Kaspersky vừa phát hiện các tệp mã độc được ngụy trang dưới dạng tài liệu tệp pdf, mp4, hoặc docx liên quan đến dịch virus corona – một chủ đề đang được quan tâm hàng đầu của truyền thông toàn cầu.
Brand Finance vừa công bố danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2020 (Global 500 2020), thương hiệu Viettel đã được định giá 5,8 tỷ USD – tăng 34% về giá trị và tăng 126 bậc so với năm 2019.
Gã khổng lồ công nghệ đến từ Nhật Bản đã bán được gấp đôi số lượng điện thoại chỉ trong kỳ nghỉ lễ cuối cùng của năm 2019.
VNPT vừa ra khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước hiện tượng lừa đảo cước viễn thông thông qua các cuộc gọi từ đầu số nước ngoài như +373, +216, +240, +226…
Trong Q4 2019 (từ tháng 10 – tháng 12), Việt Nam có gần 13 triệu mối đe dọa trực tuyến và 70 triệu mối đe dọa ngoại tuyến. Như vậy so với cùng kỳ năm ngoái, số lượng các mối đe dọa trực tuyến tại Việt Nam đã giảm 52.99%, và tấn công ngoại tuyến cũng giảm 36,5%.