RF Exposure Labs mới đây đã kết luận rằng bức xạ từ smartphone mới ra mắt của Apple cao hơn gấp đôi giới hạn an toàn do FCC đặt ra. Điều này khiến không ít người dùng cảm thấy lo ngại.
Đã có nhiều báo cáo trong quá khứ nói về bức xạ SAR của điện thoại di động ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao nếu ở mức cao hơn giới hạn an toàn của FCC. Trong trường hợp iPhone 11 Pro mới được ra mắt, Apple cho biết điện thoại của họ có mức bức xạ 0,99W/kg. Nhưng mới đây, một nghiên cứu mới đã chứng minh rằng, mức bức xạ của dòng điện thoại này cao hơn nhiều, thậm chí vượt qua mức an toàn của FCC.
Thử nghiệm được tiến hành với iPhone 11 Pro nằm cách một hình nộm khoảng 5mm. Sau đó, RF Exposure Labs quan sát thấy rằng phơi nhiễm phóng xạ vượt xa các giới hạn đã thiết lập. Điều này sẽ rõ rệt hơn nữa nếu điện thoại nằm trong túi quần của người dùng. RF Exposure Labs cũng nhận xét rằng việc tiếp xúc trực tiếp nhất sẽ khiến chỉ số bức xạ tăng gấp đôi so với những gì mà FCC coi là an toàn.
Về lý thuyết, SAR càng nhỏ, điện thoại di động càng an toàn và càng tốt cho người dùng. Liên minh châu Âu (EU) đặt giới hạn 2W/kg và dựa vào đó, chúng ta có thể xác định được liệu iPhone 11 Pro có phải là smartphone nguy hiểm hay không. Trong dữ liệu được RF Exposure Labs báo cáo, iPhone 11 Pro cung cấp mức bức xạ gần 4W/kg, tức cao gấp 4 lần so với những gì Apple quảng cáo và gấp đôi so với giới hạn của EU đưa ra.
Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không khẳng định rằng bức xạ smartphone phát ra có thể gây ra cho chúng ta những căn bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên họ lại cảnh báo rằng người dùng luôn phải nghĩ đến những điều xấu trước sự gia tăng của điện thoại di động hiện nay.
Được biết, iPhone 11 Pro không phải là mẫu smartphone duy nhất được thử nghiệm cho thấy mức SAR cao hơn so với quảng cáo. Trước đó, đã có nhiều báo cáo cho thấy iPhone 8 và 7 Plus cung cấp mức SAR cao.
An Nhiên
Nhằm chống lại sự lây lan của virus corona (2019-nCoV), các quan chức ở một số vùng nông thôn của Trung Quốc đang sử dụng drone để theo dõi công dân của mình.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không đề cập đến việc đeo khẩu trang như một biện pháp phòng ngừa nhiễm virus corona. Trong khi chính phủ các nước đã kêu gọi người dân luôn đeo khẩu trang và nước sát khuẩn để rửa tay. Vậy khi nào nên đeo khẩu trang và hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh của khẩu trang đến đâu?
Đã có 7 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona tại Mỹ (tính đến 21 giờ ngày 1/2/2020). Để tránh lây nhiễm, các bác sĩ Mỹ đã tìm cách giao tiếp với các bệnh nhân bị nhiễm… bằng cách sử dụng robot.
Một chiếc smartphone trong tương lai có thể sử dụng đến 5 ngày cho một lần sạc là hoàn toàn có cơ sở nhờ công nghệ mới được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Monash (Úc) đưa ra hồi đầu tháng này.
Câu trả lời là không, các bác sĩ tin rằng việc lạm dụng thực phẩm chức năng là nguyên nhân gây suy gan cấp tính cho cô gái 23 tuổi đang ở độ tuổi khỏe mạnh.
Trung Quốc vừa cho biết sẽ hoàn tất việc phát triển hệ thống định vị cạnh tranh GPS sau nhiều năm làm việc ngay trong tháng 12 này, với 2 vệ tinh cuối cùng sẽ được phóng lên quỹ đạo “trước năm 2020”.
Dự án Thư Viện Thông Minh Lưu Động của Samsung, thư viện STEM thu nhỏ, đặt trên xe để có thể di chuyển đến nhiều nơi, tiếp cận với nhiều trường học ở cách xa trung tâm đã được nâng lên 4 xe và sẽ phục vụ nhiều huyện vùng sâu vùng xa hơn.
Trung Quốc vừa thắt chặt kiểm soát việc sử dụng Internet của nước này với đề xuất việc cấm phát trực tiếp và ra lệnh cho các tổ chức nhà nước thay thế thiết bị máy tính mang nhãn hiệu nước ngoài bằng nhãn hiệu trong nước.
Từ gần trưa nay, tất cả mọi khu vực ở Việt Nam có thể quan sát được hiện tượng nhật thực một phần. Đây là nhật thực cuối cùng của thập kỷ và là một trong những sự kiện thiên văn học không thể bỏ qua.
Nếu pin smartphone không kéo dài như trước đây thì có thể bắt nguồn từ việc người dùng đã chăm sóc pin chưa được tốt. Đây là những giải thích khoa học về cách thức hoạt động của pin smartphone và cách người dùng có thể giữ chúng khỏe mạnh lâu hơn.