Brand Finance vừa công bố danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2020 (Global 500 2020), thương hiệu Viettel đã được định giá 5,8 tỷ USD - tăng 34% về giá trị và tăng 126 bậc so với năm 2019.
Theo kết quả công bố, thương hiệu Viettel được định giá 5,8 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2019 (4,3 tỷ USD). Như vậy, trong danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu 2020, Viettel đứng ở thứ hạng 355 của thế giới, tăng 126 bậc so với năm 2019, đứng thứ 102 châu Á và thứ 7 ở Đông Nam Á. Báo cáo của Brand Finance cho biết, đây là bước nhảy ấn tượng và là cao nhất trong bảng xếp hạng năm nay. Viettel đạt mức tăng trưởng giá trị thương hiệu cao nhất thế giới trong lĩnh vực viễn thông.
Ông David Haigh – CEO của Brand Finance cho biết: “Có rất ít nhà khai thác viễn thông có giá trị thương hiệu tăng trưởng trong năm nay, vị trí đầu tiên thuộc về thương hiệu của Việt Nam – Viettel. Năm 2019, doanh thu hợp nhất của Viettel tăng 7,4% so với năm trước. Ngoài doanh thu được cải thiện từ dịch vụ 4G và các thị trường nước ngoài, công ty đã có số lượng khách hàng di động lớn nhất thị trường với 53%. Viettel cũng là doanh nghiệp Viễn thông đầu tiên tại Việt Nam thử nghiệm thành công mạng 5G”.
Trong bảng xếp hạng năm 2020, chỉ có 36 thương hiệu Viễn thông, 4/5 thương hiệu giảm giá trị. Trong 5 năm qua, giá trị kết hợp của các thương hiệu viễn thông trong Brand Finance Global 500 đã bị đình trệ, và chỉ đạt 558,4 tỷ USD vào năm 2020, so với 567,7 tỷ USD vào năm 2015, trong khi tất cả các lĩnh vực chính khác đều ghi nhận mức tăng đáng kể. Các công ty viễn thông lớn đang bị siết chặt từ mọi phía vì các ứng dụng nhắn tin OTT đang ảnh hưởng đến doanh thu thoại và tin nhắn SMS, dẫn đến cạnh tranh khốc liệt về giá và giảm tỷ suất lợi nhuận.
Trong khi đó, theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng, Viettel là doanh nghiệp viễn thông duy nhất trên thế giới đã tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thiết bị mạng viễn thông. Viettel vừa thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G trên thiết bị do mình tự nghiên cứu và dự kiến sẽ công bố bản thương mại vào tháng 6/2020. Viettel cũng đã tuyên bố chiến lược chuyển đổi trong 2 năm, từ nhà khai thác viễn thông trở thành nhà cung cấp dịch vụ số và tiên phong kiến tạo xã hội số tại Việt Nam và 10 thị trường nước ngoài của mình.
Báo cáo của Brand Finance được thực hiện trên 10 lĩnh vực tại 29 quốc gia, với quy mô mẫu trên 50.000 người lớn trên 18 tuổi. Các cuộc khảo sát cũng được tổ chức trực tuyến trong suốt tháng 9 đến tháng 12 năm 2019. Ngoài ra, sức mạnh thương hiệu được tính dựa trên hiệu quả của hiệu suất của thương hiệu về các biện pháp vô hình, so với các đối thủ cạnh tranh.
Ô Lâu
Gã khổng lồ công nghệ đến từ Nhật Bản đã bán được gấp đôi số lượng điện thoại chỉ trong kỳ nghỉ lễ cuối cùng của năm 2019.
VNPT vừa ra khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước hiện tượng lừa đảo cước viễn thông thông qua các cuộc gọi từ đầu số nước ngoài như +373, +216, +240, +226…
Trong Q4 2019 (từ tháng 10 – tháng 12), Việt Nam có gần 13 triệu mối đe dọa trực tuyến và 70 triệu mối đe dọa ngoại tuyến. Như vậy so với cùng kỳ năm ngoái, số lượng các mối đe dọa trực tuyến tại Việt Nam đã giảm 52.99%, và tấn công ngoại tuyến cũng giảm 36,5%.
Từ nay đến ngày 11/02, người dùng đã có thể đăng ký nhận trước thông tin về điện thoại Galaxy S thế hệ mới nhất của Samsung tại FPT Shop để nhận ngay bộ quà công nghệ. Dù vậy, vẫn chưa có thêm thông tin lẫn hình ảnh chính thức nào của Galaxy S được công bố.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã ký Chỉ thị số 05/CT-BTTTT về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (#ICT_anti_nCoV) gây ra.
Với việc chấm dứt quan hệ với đối tác TCL và khai tử toàn bộ sản phẩm trên thị trường, BlackBerry đã chính thức chia tay thị trường smartphone.
Apple sắp phải mở khoá iPhone theo yêu cầu của chính phủ Mỹ nếu dự luật mới được thông qua.
Ứng dụng gọi xe “be” vừa phát đi thông báo đến các tài xế và khách hàng về việc chủ động phòng tránh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) gây ra. Riêng với tài xế, việc đeo khẩu trang là yêu cầu bắt buộc.
Chi phí logistics ở nước ta hiện nay thuộc hàng cao nhất trong số các nước đang phát triển. Tổng chi phí logistics ở Việt Nam xấp xỉ con số 25% GDP. Điều này nghĩa, để làm ra 100 đồng doanh thu thì riêng logistics doanh nghiệp phải chi 25 đồng! Tắc nghẽn, tàu nhỏ, cảng nhỏ, kéo dài thời gian, lưu kho, trung chuyển… chính là những nguyên nhân dây chuyền làm tăng chi phí.
Các hãng nghiên cứu bảo mật đã phát hiện các tin tặc đã lợi dụng nỗi sợ hãi về sự bùng phát của virus corona để phát tán phần mềm độc hại thông qua email.