Một chiếc smartphone trong tương lai có thể sử dụng đến 5 ngày cho một lần sạc là hoàn toàn có cơ sở nhờ công nghệ mới được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Monash (Úc) đưa ra hồi đầu tháng này.
Theo thông tin đăng tải trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học cho biết họ đang nỗ lực để hiện thực hóa mục tiêu của mình bằng pin lithium-sulfur mới hiệu quả hơn so với lithium-ion. Họ thậm chí còn cho biết rằng pin này có thể cấp năng lượng cho một chiếc xe điện di chuyển cả quãng đường lên đến hơn 1.000 km cho một lần sạc.
Cũng theo các nhà khoa học, nghiên cứu của họ sử dụng các vật liệu tương tự như pin lithium-ion phổ biến hiện nay nhưng đã thực hiện một thay đổi cho thiết kế của cathod bằng lưu huỳnh. Điều này được cho là giúp pin lithium-sulfur có thể xử lý các công việc nặng tốt hơn mà không làm giảm hiệu suất hoặc công suất của pin. Đồng thời, loại pin mới này được cho là có tác động đến môi trường thấp hơn so với pin lithium-ion tiêu chuẩn nhờ dựa vào nước. Từ đó, dẫn đến chi phí sản xuất trở nên thấp hơn.
Được biết, các nhà nghiên cứu đã nộp bằng sáng chế cho quy trình sản xuất pin mới và các nguyên mẫu đã được sản xuất tại một trung tâm R&D ở Đức. Bước tiếp theo trong quá trình phát triển của pin sẽ diễn ra vào cuối năm nay tại Úc, nơi pin lithium-sulfur sẽ được thử nghiệm trên ô tô và lưới điện mặt trời.
Lithium-sulfur không phải là công nghệ pin duy nhất đang được các nhà khoa học nghiên cứu trong vài năm trở lại đây. Trong số các pin đã được phát triển trước đó, pin dựa trên vật liệu graphene đã được quảng cáo là thế hệ pin tiếp theo dành cho các thiết bị di động trong vài năm nữa, nhưng có thể phải mất nhiều năm để công nghệ pin này đến với công chúng.
Với pin lithium-sulfur, có thể mất nhiều năm để công nghệ hoàn thiện, nhưng việc hứa hẹn cho thời lượng pin kéo dài đến 5 ngày trong một lần sạc được cho là điểm nhấn sẽ khiến nhiều công ty công nghệ quan tâm đến. Đặc biệt trong bối cảnh người dùng ngày càng chú ý nhiều khi mua smartphone có thời lượng pin duy trì hoạt động trên một smartphone được lâu hơn.
An Nhiên
Câu trả lời là không, các bác sĩ tin rằng việc lạm dụng thực phẩm chức năng là nguyên nhân gây suy gan cấp tính cho cô gái 23 tuổi đang ở độ tuổi khỏe mạnh.
Trung Quốc vừa cho biết sẽ hoàn tất việc phát triển hệ thống định vị cạnh tranh GPS sau nhiều năm làm việc ngay trong tháng 12 này, với 2 vệ tinh cuối cùng sẽ được phóng lên quỹ đạo “trước năm 2020”.
Dự án Thư Viện Thông Minh Lưu Động của Samsung, thư viện STEM thu nhỏ, đặt trên xe để có thể di chuyển đến nhiều nơi, tiếp cận với nhiều trường học ở cách xa trung tâm đã được nâng lên 4 xe và sẽ phục vụ nhiều huyện vùng sâu vùng xa hơn.
Trung Quốc vừa thắt chặt kiểm soát việc sử dụng Internet của nước này với đề xuất việc cấm phát trực tiếp và ra lệnh cho các tổ chức nhà nước thay thế thiết bị máy tính mang nhãn hiệu nước ngoài bằng nhãn hiệu trong nước.
Từ gần trưa nay, tất cả mọi khu vực ở Việt Nam có thể quan sát được hiện tượng nhật thực một phần. Đây là nhật thực cuối cùng của thập kỷ và là một trong những sự kiện thiên văn học không thể bỏ qua.
Nếu pin smartphone không kéo dài như trước đây thì có thể bắt nguồn từ việc người dùng đã chăm sóc pin chưa được tốt. Đây là những giải thích khoa học về cách thức hoạt động của pin smartphone và cách người dùng có thể giữ chúng khỏe mạnh lâu hơn.
Một nghiên cứu mới được kéo dài 3 năm bởi UC San Francisco cho thấy thuốc lá điện tử có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển các bệnh phổi như hen suyễn, viêm phế quản và khí phế thũng.
Các nhà khoa học ở Singapore hôm qua 12/12 cho biết, họ đã tìm ra giải pháp thân thiện với môi trường để xử lý và biến rác thải nhựa thành năng lượng. Đây là tín hiệu tích cực trước việc các nước châu Á đang bị chỉ trích do thải ra môi trường quá nhiều rác thải nhựa.
Thị trường smartphone toàn cầu trong quý III năm nay tăng trưởng 9,2% và Samsung vẫn duy trì sự dẫn đầu với 20,8% thị phần. Đáng chú ý, vị trí thứ 2 là Huawei sắp bị rơi vào tay của Apple với những khó khăn chồng chất dành cho nhà sản xuất đến từ Trung Quốc.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ UC Berkeley, Berkeley Lab, Thủy cung Vịnh Monterey và Đại học Rice đã mô tả một thí nghiệm biến 20km cáp quang dưới biển thành hệ thống tương đương 10.000 trạm địa chấn.