Harmony OS sinh ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nhằm trường hợp bị Mỹ “chèn ép” đến mức không ngóc đầu lên được, không thể sử dụng Android nữa thì Huawei mới chuyển sang Harmony OS để đối chọi lại với Android và iOS. Đáng chú ý công ty này cũng không quên “cảnh báo” rằng, thế giới di động sẽ rất tệ nếu buộc họ phải làm vậy.
Lời “đe dọa” của “anh hai” di động
Có lẽ, nếu xét trên vị thế là một nhà sản xuất di động thứ hai trên thế giới, và thậm chí còn đang nhăm nhe chiếm ngôi vương của Samsung, thì Huawei có cơ sở để khẳng định như vậy. Nhưng vấn đề ở chỗ là: những thứ mà Huawei hứa hẹn sẽ làm với Harmony OS, đến bây giờ vẫn chưa thành sự thật.
Lý do chính là bởi Harmony OS hiện tại vẫn chỉ xuất hiện một cách cực kỳ hạn chế trên chính dải thiết bị của Huawei, khi mà chỉ có đúng một chiếc TV của thương hiệu con Honor là được cài sẵn hệ điều hành này. Cách đây 3 tháng, công ty đã từng hứa hẹn rằng Harmony OS sẽ xuất hiện nhiều hơn trên hệ sinh thái phần cứng của họ trong tương lai, nhưng ở thời điểm hiện tại, lời hứa này đơn giản vẫn chỉ là một lời hứa.
Vậy thì, nếu cửa đi của Harmony OS trên nền tảng IoT còn đang chật vật như vậy, thì liệu có cửa nào cho Harmony OS trên nền tảng smartphone như lời Huawei từng nhiều lần “dọa dẫm” người Mỹ hay không? Có thể câu trả lời ở hiện tại là chưa chắc chắn, nhưng sẽ chắc chắn một điều rằng: nếu có xuất hiện, thì Harmony OS sẽ chưa thể có mặt trên smartphone cao cấp nhất của công ty.
Dấu hỏi to đùng về khả năng tồn tại
Có hai lý do chính để khẳng định Huawei sẽ chưa (hoặc không) dám dùng Harmony OS trên điện thoại cao cấp:
dòng flagship tiếp theo của họ là P40, và có thể là luôn Mate 40 vào cuối năm sau, đều vẫn sẽ chạy Android. Huawei vẫn sẽ đem đến những đổi mới công nghệ mạnh mẽ của mình để áp dụng lên các điện thoại cao cấp mới như mọi khi, và cũng vẫn “cắn răng” sử dụng Android của người Mỹ, mặc cho việc bị cấm cài sẵn bộ phần mềm Google.
Để thay thế cho sự vắng bóng của Google, Huawei sẽ sử dụng dịch vụ HMS của riêng mình, và cũng như chiếc Mate 30, có lẽ công ty Trung Quốc sẽ “mắt nhắm mắt mở” để người dùng tự “lách luật” bằng cách cài lậu Google vào điện thoại của họ mà chẳng thèm chặn. Chính vì thế mà trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ông Yu tiếp tục cho biết Huawei sẽ phân phối một cách “đường đường chính chính” các mẫu P40 ra ngoài Trung Quốc mà chẳng cần phải nhờ đến sự có mặt của dịch vụ Google trên điện thoại của họ.
Thứ hai, nếu Harmony OS thực sự có thể đổ bộ lên smartphone, thì Huawei cần phải có một bước đi thực sự khôn ngoan. Việc ra mắt một biến thể P40 hay Mate 40 chạy Harmony OS là không cần thiết bởi sẽ gây áp lực không đáng có lên bộ phận nghiên cứu & phát triển do bị phân mảnh, mà thay vào đó, họ sẽ chọn cách để cho các điện thoại giá rẻ được dùng trước, sau đó để người dùng lẫn các nhà phát triển tự đánh giá tiềm năng của nền tảng mới này. Điểm tốt của cách làm này là nhờ mức giá rẻ, điện thoại Harmony OS sẽ dễ dàng tiếp cận được đa số người dùng hơn, kết hợp với chiến lược mở mã nguồn hoàn toàn hệ điều hành này vào tháng 8 năm sau, sẽ hứa hẹn giúp nhiều lập trình viên để ý tới.
Hoặc một chiêu trò truyền thông thổi phồng quá lố
Thực tế mà nói thì những kỳ vọng trên chỉ là những kịch bản tươi sáng nhất có thể đang chờ Harmony OS trên di động, và cửa tử của hệ điều hành này vẫn còn rất lớn, nếu không muốn nói là cực lớn.
giới chuyên gia đã “bóc mẽ” chiêu trò truyền thông thổi phồng của Huawei với hệ điều hành này, và sự việc còn nghiêm trọng đến mức nhiều nhà phát triển Trung Quốc đã coi Harmony OS như một trò lừa đảo. Cụ thể, các lập trình phát hiện trình biên dịch ARK dành cho chính hệ điều hành này còn chưa hoàn chỉnh, và khả năng vận hành ứng dụng ngoài là một con số không, tức trái ngược hoàn toàn với tuyên bố của ông Yu về khả năng vận hành ứng dụng Android “trơn tru như iOS” trên Harmony OS.
Cần biết rằng, trình biên dịch là thứ căn bản nhất trên bất kỳ hệ điều hành nào để có thể chạy được ứng dụng, vậy mà với Harmony OS, nó còn chưa làm được thì lời hứa “chạy trơn tru như iOS” hoàn toàn là một chiêu trò truyền thông quá sức lố bịch của Huawei. Do vậy, việc tung ra một mẫu điện thoại với phần “hồn” còn chưa hoàn thiện, không thể cài đặt ứng dụng, chẳng khác gì một chiếc điện thoại cục gạch rẻ tiền không có màn hình cảm ứng.
Nếu có xuất hiện, tiềm năng… thất bại cũng rất lớn
Lịch sử đã chứng minh rằng không chỉ riêng Huawei muốn trở thành một thế lực thứ ba đứng lên cạnh tranh sòng phẳng với Android và iOS, chỉ tiếc rằng, tất cả những nỗ lực đó đều đã thất bại hoàn toàn. Samsung với Tizen từng khá phổ biến trên di động, giờ chỉ còn trên TV và smartwatch. Microsoft với Windows Phone cũng đã lùi vào dĩ vãng và giờ đây phải “bám víu” vào Android để quay trở lại cuộc chơi di động.
Nếu có một cái tên thứ ba đáng kể nhất, có lẽ chỉ còn lại dự án Sailfish, vốn được các cựu kỹ sư Nokia cũ thành lập từ đống tro tàn MeeGo cách đây một thập kỷ, giờ vẫn sống “lay lắt” nhờ cộng đồng phát triển dù ít ỏi nhưng cực kỳ trung thành mà thôi. Cuộc chơi di động hiện tại đã hình thành cực kỳ rõ ràng 2 thái cực là Android chiếm thị phần gần như tuyệt đối, còn phần còn lại là iOS – dù ít ỏi nhưng nắm quyền lực bậc nhất, và hai môi trường này là quá đủ để cộng đồng lập trình chẳng buồn chú ý đến một cái tên thứ ba nào nữa.
Do đó, việc hi vọng trở thành một cái tên thứ ba như “giấc mơ Harmony” của Huawei sẽ mang nhiều màu sắc bi kịch một cách tuyệt vọng hơn là một “cuộc thánh chiến” lẫy lừng như cách Android và iOS liên thủ tiêu diệt những 'ông vua” cũ như Symbian, Windows Mobile hay Blackberry cách đây nhiều năm. Và đến giờ, chiếc điện thoại Harmony OS đầu tiên vẫn là một ẩn số với toàn bộ thế giới di động, hoặc có lẽ là nó thực sự còn chẳng hề tồn tại trong các kế hoạch chính thức của Huawei cũng không chừng.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
NVTveron
Hơn 2.000 m2 tường đã đan kín những bức tranh rực rỡ và nhiều ý nghĩa ở Dốc Nhà Làng-TP Đà Lạt, được duyệt bởi các họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng, diện mạo mới của con phố này khiến giới trẻ thích thú.
Ngày 13/12/2019, anh Lê Văn Công – Nhân viên kinh doanh VinaPhone Thanh Hóa đã nhặt được túi xách chứa hơn 20 triệu đồng rơi bên vệ đường, anh đã nhờ công an tìm hộ người đánh rơi, và một nữ công nhân đã nhận lại được số tiền quan trọng.
Apple đã được cấp bằng sáng chế cho một cảm biến vân tay quang học có thể sử dụng trong máy quét dưới màn hình iPhone tương lai, nhưng MacBook Pro mới là sản phẩm có tính năng này đầu tiên.
Mặc dù năm 2019 được xem là một năm khá tốt cho thị trường smartphone nhưng với nhiều nhà sản xuất thiết bị mãi chạy đua để là công ty đầu tiên ra mắt công nghệ mới đã khiến họ gặp phải thất bại một hoặc hai lần.
Đó là câu hỏi được không ít người đưa ra sau khi chứng kiến rất nhiều smartphone hấp dẫn đã ra mắt trong năm 2019, với một trong số đó hỗ trợ 5G – mạng không dây thế hệ tiếp theo được quảng cáo là bước tiến lớn cho smartphone.
Sony vừa công bố công nghệ cảm biến máy ảnh di động mới, với hứa hẹn xuất hiện đầu tiên trên chiếc điện thoại Find X2 cao cấp cùng chip Snapdragon 865 mà OPPO dự kiến phát hành vào tháng 3 tới, để đối đầu trực tiếp với Galaxy S11 của Samsung.
Apple Watch tại Việt Nam có thể sử dụng eSIM để kết nối mạng di động, độc lập với iPhone (trước đây chỉ có thể kết bluetooth qua iPhone) khi Viettel đã cung cấp dịch vụ này.
Loạt iPhone 11 của Apple cung cấp rất nhiều tính năng hữu ích và trải nghiệm khá linh hoạt. Tuy nhiên, có khá nhiều mẹo vào thủ thuật ẩn mà người dùng có thể không biết khi sở hữu điện thoại này.
Những chiếc iPhone ngày nay đi kèm giải pháp chụp ảnh cận cảnh và chân dung, trong đó tính năng thứ hai đang được Apple mở rộng ra không chỉ trước mà cả sau. Nhưng không phải tất cả iPhone đều có khả năng này.
Với sự xuất hiện của mạng 5G và thiết kế đắt tiền hơn, nhiều người tin rằng iPhone 12 sẽ có giá cao hơn đáng kể vào năm tới. Tuy nhiên, điều này có thể không xảy ra.