Theo yêu cầu của chính phủ Singapore, trụ sở chính của Facebook tại châu Á đã phải bổ sung cải chính thông tin được cho là đăng tải sai sự thật đến từ trang tin tức States Times Review (STR). Đây là lần đầu tiên Facebook bị chính phủ nước này yêu cầu cải chính.
Cụ thể, fanpage STR do biên tập viên Alex Tan giữ quyền quản trị đã đăng tải những nội dung sai sự thật về bầu cử sắp tới tại Singapore. Bài viết của ông này cáo buộc việc bắt giữ một người tố cáo và gian lận bầu cử.
Chính phủ Singapore ngay lập tức yêu cầu ông Alex Tan tiến hành sửa nội dung bài viết trên STR, nhưng ông Tan cho rằng bản thân đang là công dân Úc nên không chấp nhận việc sửa đổi nội dung. Ông này thậm chí còn đăng tải bài viết trên các nền tảng mạng xã hội khác như Twitter, LinkedIn và Google Docs, thách thức chính phủ Singapore sửa đổi.
Singapore đã chuyển “lệnh” sang Facebook và yêu cầu cải chính. Facebook hiện đã thêm dòng chú thích bên dưới bài viết rằng: “Facebok thực hiện việc cải chính hợp pháp do chính phủ Singapore nói rằng bài đăng này có thông tin sai lệch”. Chỉ người dùng phương tiện truyền thông xã hội tại đảo quốc sư tử nhìn thấy thông tin bổ sung.
Dòng bổ sung bên dưới bài viết của Facebook.
Trong một tuyên bố, Facebook cho biết vào tháng 10, Singapore đã thông qua Đạo luật Bảo vệ khỏi thông tin sai lệch và thao túng trực tuyến. Theo báo cáo minh bạch, nền tảng này và Google đã chặn gần 18 nghìn trường hợp đăng tải thông tin trên toàn cầu mà chính phủ cáo buộc sai phạm, tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2019.
Bất cứ ai vi phạm Đạo luật, sử dụng tài khoản giả hoặc bot để truyền bá tin giả có thể bị phạt rất nặng với số tiền lên đến 1 triệu đô la Singapore (737 nghìn USD) và đối diện với án tù lên đến 10 năm. Song song đó, các nhà phê bình cho rằng phạm vi tiếp cận của Đạo luật có thể đe doạ quyền tự do ngôn luận ở cả trong và bên ngoài biên giới Singapore, theo Reuters.
Chính phủ Trung Quốc yêu cầu người dùng phải gửi dữ liệu bản quét khuôn mặt nếu họ muốn đăng ký thuê bao di động mới hoặc hợp đồng dữ liệu di động.
Nhằm thúc đẩy việc phủ sóng 5G nhanh chóng, chính quyền thành phố Thẩm Quyến cho biết sẽ trao thưởng cho những nhà mạng hoàn tất việc lắp đặt trạm 5G đúng hạn, với khoản tiền thưởng tối đa cho mỗi nhà mạng sẽ là 150 triệu nhân dân tệ.
Sáng 4/12 tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng sẽ chính thức Khai mạc Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 28, Kỳ thi Procon và Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC khu vực Châu Á – Đà Nẵng năm 2019.
TS.Tadashi Yamamura, Chủ tịch tổ chức Xúc tiến thương mại – môi trường Nhật Bản vừa chính thức gởi thông cáo báo chí để phản bác nội dung phát ngôn “kết quả thí điểm của công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản làm sạch nước sông Tô Lịch thất bại” của Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội.
Có lẽ mục đích của Sony quyết định đem mẫu điện thoại mới nhất Xperia 5 bán tại Việt Nam chủ yếu để làm thương hiệu hơn là doanh số.
Báo cáo của Counterpoint Research gần đây cho thấy phiên bản hệ điều hành của riêng Huawei, Harmony OS, sẽ vượt qua Linux vào cuối năm sau để trở thành hệ điều hành phổ biến thứ 5 trên thế giới.
Ngày 29/11, trong khuôn khổ sự kiện Hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chính thức nhấn nút khai trương Hệ thống Chia sẻ và Giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.
Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai chính phủ điện tử vừa được khai trương sáng nay 29/11. Đây cũng là trung tâm hỏi đáp về chính phủ điện tử đầu tiên của Việt Nam.
YouTube đã đưa ra một bố cục mới cho giao diện trang chủ của mình cách đây vài tuần, tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, nhiều người đã cảm giác khó chịu và cho rằng đó chỉ là một cải tiến “vớ vẩn”.
Bất chấp tương lai có được cài đặt sẵn các dịch vụ Google trên smartphone của mình hay không, đồng sáng lập kiêm CEO Huawei Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) vẫn khá tự tin rằng công ty ông có thể đạt mục tiêu trở thành nhà sản xuất smartphone hàng đầu.