Dịch vụ VPN có nhiều tính năng hơn là chỉ giúp người truy cập những website bị giới hạn. Vậy người dùng có bao giờ đặt câu hỏi là việc sử dụng VPN có hợp pháp không khi cố gắng truy cập vào những nội dung bị chặn bởi cơ quan quản lý?
VPN là gì?
VPN – Virtual Private Network hay còn được gọi là mạng riêng ảo, cho phép người sử dụng thiết lập một mạng riêng ảo với một mạng khác trên Internet. Dễ hiểu là VPN sẽ thiết lập một kết nối an toàn giữa máy tính, điện thoại, máy tính bảng… của cá nhân, nhân viên hoặc các máy tính trong công ty đến một máy chủ VPN. Từ đó người dùng có thể truy cập từ xa vào tài nguyên của công ty một cách an toàn ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Người dùng Internet thông qua kết nối VPN sẽ được ghi nhận vị trí tại điểm đặt máy chủ VPN, điều này cho phép người sử dụng có thể truy cập những website bị giới hạn về mặt địa lý hoặc bảo vệ thông tin vị trí và các hoạt động khi sử dụng Wi-Fi công cộng.
Ứng dụng của VPN
VPN ban đầu thường được các doanh nhân thường đi công tác xa hoặc các nhân viên làm việc từ xa không cố định ở văn phòng sử dụng để truy cập vào hệ thống thông tin và tài nguyên của công ty. Đặc biệt là những hệ thống lớn, được bảo mật chặt chẽ để tránh bị tấn công hoặc thất thoát thông tin.
Người dùng bình thường cũng có thể thiết lập một kết nối an toàn VPN về máy tính ở nhà để truy cập dữ liệu hoặc sử dụng tính năng Windows Remote Desktop điều khiển máy tính ở nhà thông qua Internet.
Do VPN thiết lập một kết nối riêng đến máy chủ VPN nên dù người dùng có truy cập Internet từ kết nối Wi-Fi công cộng, hoặc các website không được bảo mật (các site bắt đầu bằng http:// thay vì https://). VPN thường được người dùng Internet sử dụng nhiều nhất để bỏ qua phần kiểm duyệt Internet và truy cập vào những nội dung, website bị giới hạn về mặt địa lý hoặc bị cơ quan quản lý chặn. Ngoài ra nhiều người còn sử dụng VPN tải file thông qua BitTorrent để có tốc độ tải nhanh hơn do nhiều nhà cung cấp mạng ISP hạn chế giao thức tải file này.
Hiện đa số người dùng Internet thông thường ở Việt Nam sử dụng dịch vụ VPN để truy cập những website bị chặn bởi nhà cung cấp Internet. Về cơ bản ứng dụng này sẽ đánh lừa Internet về vị trí địa lý của người sử dụng bên cạnh việc ẩn IP và mã hoá hoạt động của người dùng trên Internet. Từ đó người sử dụng có thể truy cập bất cứ nội dung gì được cung cấp trên Internet bất chấp các quy định của từng quốc gia, gây lo ngại cho các cơ quan quản lý. Để quản lý thông tin, mỗi quốc gia có các quy định khác nhau về việc sử dụng ứng dụng VPN.
Việt Nam không cấm VPN
Ở Việt Nam việc sử dụng ứng dụng VPN không bị cấm, hiện cũng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ VPN tại Việt Nam như Viettel, VNPT… Các dịch vụ VPN ở Việt Nam thường không phục vụ cho cá nhân mà hướng đến các công ty và tập đoàn. Người dùng cá nhân thường sử dụng các ứng dụng có phí và miễn phí của nước ngoài
Theo điều 8: các hành vi bị nghiêm cấm về An Ninh Mạng Khoản 3: Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
Khoản 4: Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Vậy việc sử dụng ứng dụng và phát tán ứng dụng có thể vô hiệu hoá hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng đều không được phép. Có thể hiểu là người dùng có thể sử dụng VPN để truy cập vào tài nguyên của công ty hoặc cá nhân, việc truy cập và phát tán các nội dung bị chặn là vi phạm luật.
Trung Quốc
Về mặt luật pháp, Trung Quốc không cấm VPN, nhưng thực tế là quốc gia này tìm mọi cách để vô hiệu hoá dịch vụ VPN ở cấp độ hệ thống. Năm 2018, Trung Quốc ban hành lệnh làm sạch kết nối Internet quốc gia, theo đó các nhà cung cấp dịch vụ VPN bắt buộc phải có sự chấp nhận của chính phủ mới được phép hoạt động.
Một số thành phố đã thực hiện lệnh cấp sử dụng VPN với tiền phạt lên đến 15.000 nhân dân tệ, khoảng hơn 2100 USD với các tổ chức cá nhân thiết lập, sử dụng kênh kết nối với quốc tế. Dù đã ban hành lệnh cấm nhưng rất nhiều du khách và người Trung Quốc sử dụng các ứng dụng VPN mà không gặp phải vấn đề gì, đơn giản là không thể kiểm soát được điều này.
Nếu có dự định du lịch hoặc làm việc ở Trung Quốc, hãy chuẩn bị một ứng dụng VPN tốt để có thể truy cập những nội dung từ Facebook, Google, YouTube… và đừng quên người dùng có khả năng đối mặt với mức tiền phạt khá cao, tệ hơn là quy vào các tội hình sự.
Mỹ
Việc sử dụng ứng dụng VPN ở Mỹ là hợp pháp. Đây là đất nước tự do và gần như không giới hạn việc người dùng truy cập vào bất cứ thứ gì có thể. Ở Mỹ, người dùng Internet sử dụng dịch vụ VPN để bảo vệ họ khỏi sự giám sát của NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia). Ngoài ra, VPN còn hỗ trợ người dùng bảo vệ dữ liệu khỏi các thu thập cố ý của các nhà cung cấp mạng, các hacker ở những điểm Wi-Fi công cộng.
Anh Quốc
Nước Anh đang trên lộ trình trở thành quốc gia giám sát lớn nhất thế giới. Theo Quyền riêng tư trực tuyến được ban hành cuối năm 2016, Đạo luật Quyền Điều tra — hay Điều lệ rình mò. Luật này buộc các công ty web và điện thoại phải lưu trữ lịch sử duyệt web của mọi người trong 12 tháng, nhiều người nhận ra họ không có cách nào bảo vệ quyền riêng tư của mình trước sự giám sát của nhà nước.
Dù không cấm VPN, nhưng một số dịch vụ cung cấp VPN được yêu cầu phải tuân thủ luật pháp nước Anh. Do đó, VPN nước này chỉ còn có tính năng chống lại tin tặc, vượt qua hoạt động bị chặn theo khu vực địa lý. Dữ liệu của người dân có thể bị truy cập khi được yêu cầu. Dù vậy nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ VPN đã bỏ qua các ràng buộc luật pháp của Anh và cùng không ai kiểm soát họ.
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)
Chính phủ UAE cấm các dịch vụ Giao thức thoại qua Internet (VoIP) như Skype và FaceTime của Apple. Do đó để sử dụng tính năng này, người dùng cần đến VPN để chat video với người khác. UAE cũng là nơi dịch vụ VPN khá phổ biến, người dân chỉ sử dụng để xem các chương trình giải trí ở Mỹ hoặc Châu Âu, những chương trình được cho là không phù hợp với người dân ở quốc gia này.
Dịch vụ VPN ở các nước này cũng không bị cấm, UAE có những nhà cung cấp dịch vụ VPN được cấp phép và các ứng dụng VPN nước ngoài. Miễn là người dùng không làm gì bất hợp pháp. Tiền phạt dành cho tội phạm trên mạng khá cao từ phạt tiền 13.000 USD đến 870.000 USD, án phạt tù có thể là chung thân.
Nhật Bản
Gần như không có bất kỳ sự kiểm duyệt nội dung nào được ban hành ở đất nước này. Năm 2018, Nhật Bản ban hành luật giám sát cho phép cơ quan quản lý điều tra những người có ý định phạm tội, đối tượng của luật là những người vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, tìm kiếm kẻ giết người hàng loạt hoặc các tội phạm nghiêm trọng. Tuy vậy chính phủ hứa không áp dụng luật bừa bãi trừ trường hợp thật sự cần thiết. VPN ở Nhật chỉ để bảo vệ truy cập cá nhân và những nội dung bị cấm bởi khu vực địa lý.
Ấn Độ
Chỉ có 2 loại nội dung bị chặn ở Ấn Độ là các website vi phạm bản quyền phim và website khiêu dâm. Năm 2016, chính phủ đề xuất bỏ tù những người truy cập các nội dung bị cấm. Trước đó năm 2008, chính phủ nước này gây áp lực lớn lên các nhà cung cấp dịch vụ để yêu cầu họ tăng cường giám sát trên Internet. VPN ở đây được phép, miễn người dùng không sử dụng để xem phim lậu hoặc xem phim đồi truỵ bị cấm. Nên nhớ, người vi phạm có thể phải ngồi tù 3 năm và bị phạt một số tiền lớn.
Pháp
Thời gian gần đây, quốc gia này liên tục gặp phải các vụ khủng bố nghiêm trọng. Do đó, chính phủ đã tăng cường hoạt động giám sát thông tin trên mạng, ngày càng có nhiều website bị cấm. Điều bất ngờ là nhiều người Pháp vẫn sử dụng VPN để xem những trang bị chính phủ cấm mà không gặp phải vấn đề gì về pháp luật.
Indonesia
Quốc gia này chặn hơn 800.000 trang web, hầu hết trong số đó là những trang nội dung khiêu dâm, ngoài ra còn có cả Vimeo, Netflix. Đề tài những trang bị chặn và các nội dung bị chặn bao gồm cả nội dung khoa học về giới tính, đồng giới, quan điểm chính trị… luôn được người dân bàn luận sôi nổi. Người dân cho rằng chính phủ chỉ tập trung vào nội dung khiêu dâm và các phát ngôn thù địch mà quên đi các tội ác thực sự như lừa đảo, ma tuý, cờ bạc…
Mới đây chính phủ Indonesia đã lắp đặt hệ thống giám sát trị giá 15 triệu USD để chặn nhanh các website một cách tự động. Điều ngạc nhiên là hơn 40% người dân sử dụng VPN, người Indonesia cho rằng VPN là để khắc phục các hạn chế của chính phủ và chính phủ cũng không có bất kỳ động thái nào để giới hạn việc người dân sử dụng VPN. Có lẽ việc chặn website đã chiếm quá nhiều thời gian và chi phí của họ.
Philippines
Giống với Indonesia, Philippines cũng gặp vấn đề về nội dung khiêu dâm, điều khác biệt là chính phủ nước này chỉ bắt đầu cấm những trang Pornhub và XVideos và cảnh báo người dân về việc đăng các nội dung gây ảnh hưởng hình ảnh của đất nước và chính phủ. Việc lan truyền ảnh chế của các ứng viên trong các đợt bầu cử cũng là cơ sở để buộc tội hình sự người lan truyền hình ảnh. Việc sử dụng VPN ở nước này là hợp pháp, nhưng theo nhiều người điều này sẽ thay đổi trong thời gian tới.
Lời kết
Cấm VPN đặt người dùng cá nhân và các công ty vào tình trạng không được bảo vệ trước các nguy cơ tấn công trên mạng. Được biết có hơn 30 quốc gia cấm VPN, nhưng có lẽ chỉ có Trung Quốc có nhiều hoạt động để ngăn cản mạnh mẽ việc sử dụng dịch vụ VPN tại quốc gia này. Không một quốc gia nào rõ ràng trong việc cấm các dịch vụ VPN nhưng chính phủ ban hành những điều luật ràng buộc để kiểm soát tốt hơn về các hoạt động của người dân. Để tránh rắc rối khi du lịch hoặc công tác, cần tìm hiểu kỹ thông tin về những nội dung bị cấm ở những nơi sẽ đến.
Cơ sở dữ liệu lưu trữ 1,2 tỷ tài khoản người dùng bao gồm thông tin cá nhân, địa chỉ email, số điện thoại đã bị rò rỉ trên một máy chủ vào tháng trước. Hiện tại, vẫn chưa thể xác định kẻ tiết lộ đằng sau.
Hai hãng đã chấm dứt hợp tác làm phần cứng chung từ lâu, nhưng đến tận bây giờ họ mới chính thức chấm dứt hỗ trợ phần mềm.
Ngày 23/11, UBND TP HCM đã tổ chức Hội thảo Định hướng quy hoạch và công bố các Phương án đạt giải Cuộc thi tuyển quốc tế “Ý tưởng quy hoạch phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP.HCM”.
Tin từ Blayne Curtis, nhà phân tích của Barclays cho rằng iPhone 12 Pro/Pro Max có thể có tới 6GB RAM.
Thi đấu với đội bóng được đánh giá yếu hơn là U22 Brunei, đội tuyển U22 Việt Nam đã giành chiến thắng áp đảo với tỉ số 6-0. Sau trận ra quân, rất nhiều hình ảnh được cộng đồng mạng chế tác vui nhộn để ăn mừng chiến thắng cùng đội tuyển.
Sự kiện chung kết và lễ trao giải cuộc thi “Hành trình Kiến Tạo Tương Lai – Solve For Tomorrow 2019 ” đã diễn ra ngày 23/11 tại TPHCM, tại đây, các học sinh cấp 2 đã đưa ra các nghiên cứu mang đậm tính chất địa phương nhưng hữu ích và có khả năng giải quyết vấn đề của thời đại.
Thống kê từ Google Trend, thời gian gần đây khi nhà mạng Việt Nam chặn truy cập vào các web đen thì lượng tìm kiếm và truy cập vào những trang này từ người dùng Việt lại tăng đáng kể.
Ngày 23/11/2019, công ty Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart khánh thành giai đoạn 1 của tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị điện tử tại khu công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội), với hệ sinh thái sản phẩm điện thoại thông minh, thiết bị điện tử thông minh…
Từ đầu tháng 12/2019, người dân TPHCM sẽ được cấp, đổi bằng lái xe qua mạng. Đây là một trong 3 thủ tục hành chính trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia và cổng dịch vụ công TPHCM.
Trang Nokia Power User mới đây đăng tải các hình ảnh được cho là của một mẫu hình nộm của Nokia 9.1 Pureview đựng trong một vỏ case ốp lưng.