Về nguyên tắc, Microsoft không bao giờ gửi bản cập nhật Windows qua email. Tuy nhiên hiện nay, các tin tặc vẫn phát tán ransomware qua email yêu cầu người dùng cập nhật Windows để mã hoá dữ liệu và đòi tiền chuộc.
Trước thông tin Windows 7 sẽ không còn được Microsoft hỗ trợ từ tháng 1/2020. Người dùng HĐH Windows 7 đã tiến hành cập nhật lên Windows 10 để tiếp tục được hỗ trợ cập nhật bảo mật từ Microsoft. Theo báo cáo của công ty bảo mật Trustwave, tin tặc hiểu rõ tâm lý của người dùng nên đã phát tán một loại ransomware mới qua email. Các máy tính lây nhiễm sẽ bị khoá dữ liệu quan trọng và yêu cầu tiền chuộc từ nạn nhân.
Email lừa đảo có tên “Critical Microsoft Windows Update!” với tập tin đính kèm đuôi .jpg như file ảnh bình thường
Người dùng HĐH Windows sẽ nhận các email thông báo với các tiêu đề như “Install Latest Microsoft Windows Update now!” hay “Critical Microsoft Windows Update!”. Thông tin từ Trustwave nội dung email chỉ có 1 câu, bắt đầu với 2 chữ cái viết hoa và thông điệp yêu cầu người dùng tải về file đính kèm để cập nhật bản mới và quan trọng nhất của Windows.
File đính kèm với đuôi .jpg giống file ảnh, nhưng đây là công cụ download .NET mục đích tải malware về máy tính. Ransomware có tên bitcoingenerator.exe sẽ mã hóa file trên máy tính và để lại một file văn bản Cyborg_DECRYPT.txt trên desktop với nội dung yêu cầu số tiền 500 USD trả bằng bitcoin để mở khóa các file đã bị khoá.
Tập tin yêu cầu chuyển tiền chuộc bằng Bitcoin
Ransomware được phát tán bởi một tài khoản GitHub, tài khoản này đã được gỡ bỏ. Hiện những ai đang sở hữu builder cũng có thể phát tán bằng cách đính kèm vào email, gửi cho người khác. Các ransomware mới đều được gửi qua email nên cần cảnh giác những file đính kèm không rõ nội dung hoặc người gửi.
Theo ông Karl Sigler – giám đốc mảng tình báo về các mối hiểm họa thuộc SpiderLabs, Trustwave cho biết đây là dạng lừa đảo phổ biến, email sẽ thuyết phục người nhận mở file chứa mã độc. Người dùng Windows cần lưu ý rằng Microsoft không bao giờ gửi các bản vá qua email mà họ sẽ cập nhật bằng tiện ích Windows Update. Người dùng phải cảnh giác tất cả các email được nhận đặc biệt là những email yêu cầu mở file đính kèm hay nhấp vào liên kết.
Mặc dù mới công bố OnePlus 7T cách đây một tháng, nhưng các thông tin về thế hệ flagship tiếp theo của OnePlus đã được hé lộ. Các nguồn tin mới nhất vừa cho biết thêm các bản vẽ đồ họa 2D lẫn ảnh dựng chính thức của chiếc OnePlus 8 sắp ra mắt.
Outlook phiên bản web sẽ được tích hợp chặt chẽ với các dịch vụ của Google. Đây là tin vui cho người dùng Outlook khi có thêm nhiều tùy chọn làm việc nhưng vẫn đọng lại những nỗi lo lắng.
Chính quyền Mỹ đã cho phép một số nhà cung cấp của Mỹ tiếp tục kinh doanh với Huawei và giảm bớt các hạn chế xuất khẩu trong bối cảnh các nhà đàm phán Mỹ hoàn tất giai đoạn trong thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Kế hoạch của Samsung sẽ thuê đối tác Trung Quốc sản xuất 1/5 lượng smartphone của mình vào năm tới nhằm giúp hãng cạnh tranh với các đối thủ giá rẻ như Huawei và Xiaomi. Nhưng giới phân tích nhận định đây là một chiến lược đầy rủi ro.
Xác nhận với Forbes, Google nói rằng có hàng trăm triệu thiết bị di động Android bị ảnh hưởng từ tin tặc. Nhóm tấn công âm thầm khai thác lỗ hổng qua ứng dụng Google Camera.
Thầy Lê Quang Tuấn, Hiệu trưởng Học viện sáng tạo công nghệ TEKY Việt Nam trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam được vinh danh ở hạng mục Edtech Leadership của giải thưởng Edutech ASIA 2019 tổ chức tại Singapore.
Tuần trước, hai thượng nghị sĩ Mỹ Josh Hawley và Chris Coons đã gửi thư yêu cầu CEO Facebook Mark Zuckerberg giải trình việc mạng xã hội này thu thập dữ liệu vị trí của người dùng.
Hãng bảo mật CheckPoint vừa phát hiện các lỗ hổng trong chip Qualcomm có thể cho phép hacker đánh cắp dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ trong vùng an toàn của thiết bị di động.
Hack Facebook bằng cách dò mật khẩu hoặc lập một trang web giả mạo, có giao diện giống hệt website chính thức của Facebook, rồi dẫn dụ người dùng đăng nhập tài khoản bằng website giả mạo này để đánh cắp thông tin mật khẩu… Đó chính là những thủ thuật cơ bản của các đối tượng dùng để lừa đảo tiền của người sử dụng Facebook.
Australia tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc bằng việc huy động máy bay vận tải C-17A Globemaster III, một trong những loại máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Australia và thế giới, để chuyên chở người và thiết bị của Bệnh viện Dã chiến Cấp 2 số 2 sang Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan.