Các thầy cô, những người không chỉ trao truyền kiến thức mà lớn hơn, tạo ra những con người theo đúng nghĩa, xứng đáng được vinh danh không chỉ trong một ngày. Những học trò nhà quê, trong sự hồn nhiên và tôn kính riêng, đã có những món quà thật lạ.
Chiều 20/11 năm đó, cô gọi điện cho tôi rất gấp, “qua nhà cô, giải quyết việc này cho cô với”. Tôi lo có việc gì nguy hiểm, chạy đi ngay. Đến nhà cô trong một con hẻm sâu hun hút sát bờ sông Dinh, ngôi nhà nhỏ ấy, từ ngoài nhìn vào, tôi thấy ngập… khế. Cô là mẹ người bạn tôi, cô dạy một trường làng cách thị xã chừng 8 cây số, chỉ khoảng cách ấy thôi, đủ là một chốn quê kiểng nghèo nàn. “Trời ơi, năm nay ở dưới làng không trúng mùa gì hết, chỉ có khế nhà ai cũng trĩu trái, vậy là các phụ huynh cứ hái cho mấy đứa học trò cô mỗi đứa 1 giỏ khế mang tặng. Giờ quá trời quá đất vầy nè, còn gửi dưới trường nữa”, cô nói và cười. Những học trò cấp 1 thương cô giáo, chúng cũng là những chuyên gia trèo cây, những giỏ khế to đùng chở lên nhà cô chắc là từ trận càn quét sạch sẽ các cây khế trong làng từ sáng sớm.
Khế chua và khế ngọt và cả khế nhàn nhạt cứ dồn vào giỏ tre mang lên, nhưng sá gì vị khế, vị ngọt của sự thương mến cô đã thấm trong từng trái chín, trái xanh ấy rồi. “Cô biết làm gì cho hết món quà khổng lồ này đây con, mà để vài hôm nữa thì nó hư, uổng lắm, thương tụi nhỏ lắm. Con coi ai cần, chở đi cho bớt giùm cô, mỗi nhà một túi, nhà con lấy nhiều nhiều về ăn đi, tụi nhỏ khổ cực hái”. Món quà khổng lồ ấy, có thể đem ra chợ, sẽ có người bao tiêu, nhưng cô đâu thể làm thế, tôi nào dám nói thế, vị ngọt của món quà tặng này cần được chia sẻ cho thật nhiều người. Nỗi hồn nhiên, ngọt lành của học trò quê sẽ thấm sâu một lần vào nhiều người. Chiều hôm ấy, tôi đã giao thật nhiều khế trong đôi mắt bất ngờ của nhiều người.
Những món quà lớn nhất cho thầy cô chính là niềm vui thơ trẻ
Chị làm giáo viên cấp 2 ở một trường vùng ven thị xã, chị dạy môn nhạc họa, môn phụ. Ngày 20/11, chị xin được ở nhà, làm việc của mình, trường đồng ý. Sáng muộn một chút, chị nghe tiếng gõ cửa nhà, tiếng xôn xao ngoài hè. Một bầy trẻ con lớp 6, áo quần xộc xệch, dép nhựa dính bùn. Chúng chào cô rồi đưa ra một ôm hoa, đủ các loại, từ cúc đất đến ngũ sắc (còn gọi là bông cứt lợn), từ lục bình đến cỏ đuôi chồn. Bọn trẻ hái dọc đường đi từ trường học đến nhà cô, chúng lội xuống ao bùn ven đường nên dép dính bẩn, chúng len qua dãy cây dại vướng nên quần áo xộc xệch. Chị ôm bó hoa khổng lồ thơ dại ấy mà ngẩn ngơ. “Cô mời tụi con vô nhà không?”, chị sực tỉnh, “vô đi mấy đứa”. Ngồi chưa ấm chỗ, ríu rít chúc mừng xong, bọn nhỏ rụt rè “cô có kẹo bánh gì đãi tụi con không, thường là đãi ăn bánh đó cô”. Chị cười muốn xỉu, “có, có, chờ cô chút”. Chị qua tiệm tạp hóa mua ít kẹo bánh, chúng ăn, nói chuyện ở trường, ở nhà, nói với nhau, nói với cô. Chị nhìn chúng và nghĩ “đây là 20/11 đẹp nhất, đây là bó hoa đẹp nhất mà mình từng nhận”.
Ba tôi đi dạy cả đời nơi một ngôi trường tiểu học nhỏ, ở một làng chài nghèo. Những năm ông còn đi dạy, và cả khi về hưu, ngày 20/11 thường có một người đến tặng mấy lát cá ngừ, cá thu ngon. Người đàn ông thường hay trò chuyện chút với ba tôi, ôm ông một cái rồi đi. Sau tôi mới biết, đó là một học trò tiểu học của ba tôi ngày trước, anh khó biết chữ, ba tôi kiên nhẫn mãi để anh biết đọc biết viết, rồi anh theo nghề biển sớm, vốn liếng học tập ấy giúp anh trên khơi xa. Có vài năm sau khi về hưu, 20/11 không thấy anh đến, ba tôi bảo tôi chở về một vùng nuôi tôm thăm anh. “Chắc nó bận quá, không biết làm ăn ra sao nữa, đi thăm coi nó sao”, ba tôi nói. Mãi tôi mới đưa ba tôi tới cái đìa tôm xa ngút ngái của anh. Người học trò tiểu học làng chài năm nào đã là một ông trung niên, ôm chầm lấy thầy mình ngay trên bờ đìa mà nói mãi “trời ơi, sao thầy xuống tận đây, thầy để con lên thăm thầy chứ. Con nói rảnh là con lên thăm thầy liền, trời ơi”. Những vụ mùa thất bát, những gánh nặng áo cơm khiến mấy năm anh không đến thăm thầy. Tôi tin cái ôm và giọt nước mắt ấy thành thật, chỉ nỗi đời nheo nhắt nhiều khi khiến ý nghĩ người trò xưa trôi qua góc phố có ông giáo già ngụ thôi. Ba tôi mất đã nhiều năm, ngày này vẫn có người đến thắp nén hương cho ông, ngọn khói trầm ấy cũng là một món quà vô giá.
Những giáo viên vĩ đại là những giáo viên đã nuôi dưỡng được nghĩa thầy trò trong tim học sinh, họ xứng đáng nhận được những món quà trong veo như thế.
Nam Thụ
Một quán cafe có các nhân viên phục vụ là những con robot được điều khiển bởi những người khuyết tật nặng đang thu hút sự chú ý của nhiều người bởi ý nghĩ nhân văn hơn là những robot đang hoạt động trong quán.
Hôm nay 19/11, Spotify tung ưu đãi gói Premium trên toàn cầu, người dùng có thể thưởng thức các ca khúc kinh điển mà không bị gián đoạn bởi quảng cáo.
Hôm nay 19/11, Spotify tung ưu đãi gói Premium trên toàn cầu, người dùng có thể thưởng thức các ca khúc kinh điển mà không bị gián đoạn bởi quảng cáo.
Có lẽ chính sự thành công vang dội của TikTok trong thời gian qua đã khiến CEO Mark Zuckerberg đứng ngồi không yên, buộc ông phải lặng lẽ khởi tạo tài khoản của riêng mình trên nền tảng video của đối thủ.
Có lẽ chính sự thành công vang dội của TikTok trong thời gian qua đã khiến CEO Mark Zuckerberg đứng ngồi không yên, buộc ông phải lặng lẽ khởi tạo tài khoản của riêng mình trên nền tảng video của đối thủ.
Dàn sao Việt bao gồm Trấn Thành, Hariwon, H’Hen Hniê, Sam, Vũ Hà Anh, Chi Pu, Minh Hằng, Quỳnh Anh Shyn, Thảo Trang, Thu Trang… sẽ cùng góp mặt tại sự kiện Live-Athon đầu tiên tại Việt Nam “#SocialForGood – Vì cộng đồng mạng văn minh nhân ái” do Facebook và Yeah1 tổ chức.
Đứng nhìn bên trái về hướng Tây Nam Landmark 81, toà nhà cao nhất và hiện đại bậc nhất nước là bức tranh bình yên với cánh đồng cỏ lau chạy dài. Ở đó, một ngôi nhà cấp 4 xuất hiện chưng hửng, trang trí Giáng sinh lung linh khiến ai chạy ngang cũng tò mò ngắm nhìn.
Xiaomi vừa giới thiệu ly giữ nhiệt Xiaomi VH Wireless Charging hỗ trợ sạc không dây và duy trì nhiệt độ ở 55 độ C. Thiết bị cũng có thể sạc nhanh cho những điện thoại có hỗ trợ sạc không dây.
Phó chủ tịch cấp cao của Huawei, Vincent Pang cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới đây rằng họ sẽ mang Harmony OS lên smartphone trong khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng tới.
Motorola đã chính thức ra mắt chiếc điện thoại màn hình dẻo có thể gập đầu tiên và ứng dụng luôn thương hiệu Razr huyền thoại vào sản phẩm mới nhất này.