Định hình tương lai cho ngành Fintech Việt Nam không còn con đường nào khác là phải hợp tác với ngân hàng. Đó cũng chính là đường đi nhanh nhất và hiệu quả nhất - theo ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
Phiên tọa đàm về Định hình tương lai Fintech Việt Nam trong khuôn khổ sự kiện Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2019
Môi trường tốt nhưng thiếu chính sách
Tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2019 vừa diễn ra với chủ đề Định hình tương lai Fintech Việt Nam, phân tích về khó khăn và cơ hội của ngành Fintech Việt Nam, ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM cho rằng xét về môi trường thì rất tốt, nhưng các định chế về pháp lý chưa rõ ràng, thiếu chính sách. Lĩnh vực ngân hàng hiện nay rất rộng, được phân thành hai nhóm, nhóm chuyên phục vụ cho ngân hàng và chuyên phục vụ cho các dịch vụ kinh doanh. Các công ty Fintech sở hữu nhiều ưu điểm, như tạo sản phẩm nhanh, có lợi thế cạnh tranh cao, khả năng đổi mới sáng tạo nhanh, phân khúc khách hàng rộng cả giàu lẫn nghèo, có sự hậu thuẫn tích cực của các quỹ đầu tư, thuận lợi xây dựng thương hiệu, quy mô mặt bằng không cần phủ rộng như hệ thống ngân hàng truyền thống… Hiện có khoảng 151 công ty Fintech đang đầu tư tại Việt Nam, đây là tốc độ phát triển rất cao, trong đó có 31 công ty được cấp phép thanh toán và trên 40 công ty về P2P lending (cho vay ngang hàng). Chuyển tiền và thanh toán là hai dịch vụ chiếm chủ yếu và có tốc độ phát triển rất nhanh.
Tuy nhiên, các công ty lĩnh vực này đang gặp rất nhiều khó khăn, đó là không dễ dàng vay vốn, đặc biệt là các định chế về pháp lý chưa rõ ràng. Vì vậy có thể khẳng định, ngành Fintech Việt Nam hiện vẫn chưa định hình rõ ràng, rào cản lớn nhất vẫn là chính sách, bị hạn chế dịch vụ và sự nhận thức ở tầm quản lý.
Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM
Ông Long mong rằng những khó khăn trên sẽ sớm được tháo gỡ để các doanh nghiệp Fintech cùng với các ngân hàng thúc đẩy nhanh hơn định hướng thanh toán không dùng tiền mặt trong người dân, đồng thời giúp các ngân hàng chuyển đổi số nhanh chóng trong cuộc CMCN 4.0. Là thành phố dẫn đầu kinh tế trong cả nước, ông Long tin rằng TP.HCM hoàn toàn có cơ sở trở thành trung tâm tài chính trên cả nước cũng như trong khu vực. Bởi không chỉ đầu tàu kinh tế, TP.HCM còn là nơi tập hợp nhiều nhất các công ty phần mềm, khu công nghệ, khu ươm tạo, nơi khởi nghiệp đông đảo của các công ty Fintech, có nguồn nhân lực chất lượng cao, có sự hậu thuận đặc biệt của Việt kiều từ Hoa Kỳ, Châu Âu và gần Singapore. Theo khảo sát của một tổ chức quốc tế, TP.HCM là trung tâm Fintech mới nổi trên toàn cầu.
Ông Long đề xuất, để đẩy mạnh Fintech Việt Nam phát triển, cần có những chương trình đào tạo phổ cập cho cán bộ, nhân viên chuyên trách về Fintech. Song song đó, cần xây dựng một nền tảng Fintech, phía cơ quan nhà nước sẽ phối hợp với các công ty tư nhân để xây dựng nền tảng này thay vì để các công ty tự mày mò phát triển. Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thêm, thành phố sẽ có những chỉ đạo quyết liệt để các dịch vụ công đều có thể thanh toán trực tuyến qua ngân hàng trong thời gian tới.
Các công ty Fintech buộc phải liên kết với ngân hàng để cùng phát triển
Đó là khẳng định của ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng nhà nước Việt Nam). Bởi nói đến ngân hàng số thì xu hướng trải nghiệm khách hàng là quan trọng nhất, vì vậy bắt buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trên nền tảng di động, điều đó cần có sự sáng tạo rất lớn từ các đơn vị làm Fintech. Hiện Việt Nam có 143 triệu thuê bao di động, trong đó có 45% đăng ký 3G/4G. Năm 2018, thị trường Việt Nam ghi nhận có 2,7 tỷ lượt tải App ứng dụng và chi khoảng 161 triệu USD. Tốc độ thanh toán qua mobile tăng 160% trong năm qua. Điều đó cho thấy tiềm năng rất lớn cho Fintech đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
Số liệu năm 2019 của NHNN, Việt Nam hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước, 28 NHTM CP trong nước, 1183 Qũy tín dụng nhân dân, 4 tổ chức tài chính vi mô, với khoảng 60 triệu người đã có tài khoản ngân hàng. Theo nhận định của ông Hòe đây chính là nguồn dữ liệu, là mảnh đất màu mỡ để các công ty Fintech có thể hợp tác chia sẻ. Mặt khác theo khảo sát, 84% ngân hàng cho biết sẽ hợp tác với Fintech để triển khai kênh hiện đại tiếp cận khách hàng. Các bước quy trình nghiệp vụ tín dụng như chấm điểm xếp hạng, định giá tài sản, chấm điểm tín dụng… các ngân hàng cũng có thể sẵn sàng chia sẻ cho Fintech với chi phí thấp. Thực tế cũng cho thấy, nhiều ngân hàng thương mai đã gia tăng chi phí, phát triển kinh doanh tốt nhờ hợp tác với các công ty Fintech theo mô hình win-win.
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNH
Thống kê của NHNN cũng cho thấy, tại Việt Nam hiện các công ty Fintech có 3 loại mô hình kinh doanh chính: 72% liên kết với ngân hàng – đây là xu hướng rất khác của Việt Nam so với các nước khác; 14% phát triển dịch vụ mới; 14% sẵn sàng cạnh tranh với ngân hàng. Vì vậy, theo ông Hòe, định hình tương lai cho ngành Fintech Việt Nam không còn con đường nào khác là phải hợp tác với các ngân hàng, đó là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất bởi nguồn dữ liệu và thị trường đã sẵn có. Ông Hòe cũng khuyên doanh nghiệp Fintech ngay từ đầu nên chọn hợp tác là các NHTM có hệ thống công nghệ khả năng kết nối tốt. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành, ông Hòe đề xuất cần sớm phê duyệt Đề án thử nghiệm cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng để sớm có cơ sở ban hành Nghị định. Bên cạnh đó, phải hợp tác về số hóa dân cư (eKYC) và số liệu về nền kinh tế, chia sẻ thông tin đảm bảo quyền riêng tư ở mức độ chia sẻ, đẩy mạnh dịch vụ chữ ký số chứng thực… Vì những yếu tố này nếu không được số hóa và chia sẻ sẽ rất khó khăn cho con đường phát triển của Fintech.
Theo cơ chế của đề án thử nghiệm cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng (regulatory sandbox) của NHNN, mục tiêu của đề án sẽ cụ thể hóa chủ trương Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019, QĐ 844/QĐ-TTg 18/5/2016 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, QĐ 999/QĐ-TTg 12/8/2019 phê duyệt đề án thúc đẩy kinh tế chia sẻ. Khuyến khích đổi mới sáng tạo và hiện đại hóa trong lĩnh vực ngân hàng, phổ cập tài chính cho người dân. Tạo lập môi trường thử nghiệm, hoàn thiện môi trường pháp lý cho quản lý và phát triển các giải pháp công nghệ tài chính, phù hợp nhu cầu thị trường. Hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng và thị trường.
Các doanh nghiệp Fintech cũng cần quan tâm và lưu ý rằng theo đề án, ngân hàng số được tham gia thử nghiệm phải đáp ứng: là giải pháp đầu tiên ứng dụng tại Việt Nam hoặc giải pháp Fintech được ứng dụng cho dịch vụ mới, có tính sáng tạo; giải pháp được thiết kế quản lý rủi ro tốt, có PA xử lý, khắc phục sự cố rủi ro xảy ra trong quá trình thử nghiệm; giải pháp đã được công ty Fintech hoặc tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp đánh giá phù hợp và chính xác chức năng công dụng và tính hữu ích; giải pháp có tính khả thi và tính thương mại hóa cao, có kế hoạch cung ứng ra thị trường cụ thể sau hoàn thành thử nghiệm; giải pháp hoàn toàn chưa có hoặc có một phần chưa có quy định pháp lý điều chỉnh. Thời gian thử nghiệm dự kiến từ 1-2 năm.
Doanh nghiệp Fintech Việt Nam phải tự chủ sáng tạo, thiết kế và phát triển
Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm
Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm khẳng định, lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một trong những lĩnh vực xương sống của nền kinh tế với hàng triệu giao dịch giữa các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp mỗi giờ. Chính vì vậy việc áp dụng thành công các công nghệ số để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ có tác động lan tỏa rất to lớn, có thể mang lại hiệu quả theo cấp số nhân đối với toàn bộ hoạt động kinh tế. Mặt khác, với qui mô giao dịch lớn, lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng là một thị trường nội địa đủ lớn để cho hàng nghìn doanh nghiệp Fintech phát triển, góp phần thực hiện hóa mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025.
Thứ trưởng cũng cho biết, Bộ TTTT đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị phát triển doanh nghiệp công nghệ số với nhiều giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ và tin tưởng rằng các doanh nghiệp Fintech Việt Nam sẽ thực hiện hóa được chủ trương Make in Viet Nam đáp ứng 3 tiêu chí: sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, phát triển tại Việt Nam. Đây cũng chính là con đường phát triển tất yếu để Việt Nam có ngành tài chính, ngân hành không chỉ hiện đại mà còn tự chủ – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Bên cạnh chỉ thị về phát triển doanh nghiệp công nghệ số, Bộ TTTT cũng đang triển khai việc thành lập Trung tâm CMCN 4.0 liên kết với WEF mà Thủ tướng Chính phủ giao. Trung tâm này sẽ là nơi các Bộ, Ngành, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp của Việt Nam cùng các chuyên gia trong mạng lưới Trung tâm CMCN 4.0 (C4IR) của WEF trên toàn cầu nghiên cứu xây dựng các chính sách thúc đẩy các ứng dụng của công nghệ CMCN 4.0 như AI, chuỗi khối, quản trị dữ liệu, thương mại số… Tham gia vào hoạt dộng tại Trung tâm này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp ICT quan tâm đến Fintech sẽ có điều kiện phát triển các khung chính sách thuận lợi cho các dịch vụ Fintech phát triển.
Dịp này, Bộ TTTT cũng đề nghị các doanh nghiệp viễn thông, CNTT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đảm bảo hạ tầng ICT thông suốt, an toàn, an ninh, cũng như cung cấp các giải pháp công nghệ số tiến bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ TTTT cũng mong rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có các chính sách quản lí đột phá, sẵn sàng tiếp nhận các sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng dựa trên công nghệ số, đồng thời luôn đồng hành, ủng hộ, quan tâm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ số cung cấp các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2019 (Vietnam ICT Outlook – VIO 2019) năm nay với chủ đề Định hình tương lai Fintech Việt Nam – Shaping the future of Vietnam Fintech vừa diễn ra TP.HCM ngày 31/10/2019. VIO 2019 được Hội Tin học TP.HCA (HCA) phối hợp cùng Fintech Academy Singapore (FTA), Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng Đại học Quốc gia TP.HCM (VNUHCM-IBT) tổ chức. Hội thảo được sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân TPHCM; Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM. Đây là sự kiện để các công ty công nghệ, các công ty công nghệ tài chính, các ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành nghề và các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ về các cơ hội, thách thức và giải pháp thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng ở Việt Nam. VIO 2019 lần này cũng mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào kế hoạch xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính khu vực với những nền tảng công nghệ, các ứng dụng Fintech mới nhất và phù hợp với tình hình thực tế tại TP.HCM và Việt Nam. Cơ hội hợp tác giao thương giữa các doanh nghiệp tham gia sự kiện Ký kết hợp tác nâng cao nguồn lực Fintech: Trong phiên toàn thể VIO 2019, HCA đã ký kết hợp tác cùng Viện Fintech Singapore (FTA) và Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng ĐHQG-HCM (VNUHCM-IBT) nhằm tăng cường hợp tác, nâng cao chất lượng chuyên môn và quốc tế hóa các hoạt động, chương trình của Hội cũng như hợp tác và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Fintech. Nội dung ký kết bao gồm: Phối hợp nghiên cứu và đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số, Fintech và chuyển đổi số ở Việt Nam; Phối hợp xây dựng chiến lược, quản trị, phát triển ứng dụng AI, Big data, Data Science, Blockchain…; Tư vấn, chuyển giao công nghệ, phản biện chính sách liên quan đến kinh tế số, chuyển đổi số và công nghệ tài chính ở Việt Nam; Phối hợp trong đào tạo, huấn luyện, tập huấn chuyên môn cho tổ chức, doanh nghiệp; thực tập, kiến tập và các hoạt động hỗ trợ sinh viên; Chia sẻ dữ liệu, thông tin, tài liệu phục vụ nghiên cứu, ứng dụng; Phối hợp, hỗ trợ, tổ chức các hội thảo, hội nghị, B2B chuyên về công nghệ tài chính và các nội dung liên quan. Hội Tin học TP.HCM ký kết hợp tác với các đối tác nâng cao nguồn nhân lực Fintech chất lượng cao Thành lập Viện FinTech và Viện AI trực thuộc Hội Tin học TPHCM: Với mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Fintech và AI cho tổ chức và doanh nghiệp, HCA phối hợp cùng các đối tác, ngân hàng, chuyên gia thành lập Viện FinTech và Viện AI trực thuộc Hội Tin học TPHCM. Hội đồng sáng lập gồm các thành viên: ông Vũ Quang Lãm, Chủ tịch HĐQT Saigonbank; ông Hà Thân, Phó Chủ tịch HCA, Tổng Giám đốc Công ty Lạc Việt; ông Ngô Tấn Vũ Khanh, Giám đốc Phát triển Kaspersky Lab; Nguyễn Ngọc Tú – Operation Director của VietAI; ông Hà Duy Bình, Giám đốc quốc gia Fintech Academy Singapore; ông Lê Công Thành, Giám đốc giải pháp công nghệ, Saigon Bank. |
Ô Lâu
Ứng dụng AirVisual đêm ngày 7/11 cảnh báo không khí tại Hà Nội đạt mức “cực kì nguy hại” tới sức khoẻ và xếp thứ 2 trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất.
Snapdragon Tech Summit thường là sự kiện để Qualcomm giới thiệu các thế hệ chipset tiếp theo, và nhiều đồn đoán cho rằng công ty sẽ chính thức ra mắt con chip Snapdragon 865 – thế hệ chip dành cho sản phẩm cao cấp của năm 2020.
Số lượng điện thoại mà Sony xuất xưởng trong quý III/2019 chỉ khoảng 600.000 chiếc, và đây là mức thấp nhất trong lịch sử của hãng công nghệ Nhật Bản. Đi kèm với đó là nhiều dịch vụ liên quan đến di động của hãng này bị khai tử.
Theo Báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam trong Quý 3/2019 của Navigos Search, top 5 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất lần lượt là: Sản xuất công nghệ cao, Ngành hàng tiêu dùng nhanh, Công nghệ thông tin, Ngân hàng/Tài chính, Dịch vụ Tư vấn Doanh nghiệp.
Theo Báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam trong Quý 3/2019 của Navigos Search, top 5 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất lần lượt là: Sản xuất công nghệ cao, Ngành hàng tiêu dùng nhanh, Công nghệ thông tin, Ngân hàng/Tài chính, Dịch vụ Tư vấn Doanh nghiệp.
Đó là khẳng định của ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam – Chi hội Phía Nam tại buổi họp báo công bố sự kiện Hội thảo quốc tế “Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2019” ngày 7/11/2019 tại TP.HCM.
Đó là khẳng định của ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam – Chi hội Phía Nam tại buổi họp báo công bố sự kiện Hội thảo quốc tế “Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2019” ngày 7/11/2019 tại TP.HCM.
Huawei đã rất thành công trên phân khúc flagship trong một năm trở lại đây với doanh số tiếp tục tăng trưởng.
Nhà sáng lập Huawei – Ren Zhengfei vừa có thông điệp gửi đến tất cả mọi người sau khi lệnh cấm của chính phủ Mỹ đối với công ty ông đã kéo dài khoảng 6 tháng.
Ngày 8/11, Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM sẽ tổ chức Hội nghị quốc tế thường niên với chủ đề “Công nghệ Blockchain cho Đô thị thông minh”.