Công bố ngày 29/10 của Climate Central - một tổ chức phi lợi nhuận chuyên phân tích về khoa học khí hậu trên chuyên san Nature cho biết: Năm 2050 nước biển dâng sẽ xóa sổ nhiều thành phố lớn ven biển. Theo đó, phần lớn miền Nam Việt Nam sẽ nằm dưới mực nước biển gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như an ninh lương thực quốc gia.
Báo cáo mới nghiêm trọng hơn gấp 3 lần so với dự đoán trước đây
Kết quả nghiên cứu mới trầm trọng hơn gấp 3 lần so với dự báo trước đây. Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu về biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ cho biết, đây là kết quả đáng tin cậy và Việt Nam cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các giải pháp chống ngập trước khi quá trễ.
Giải thích về sự chênh lệch quá lớn về kết quả dự đoán, ông Anh Tuấn cho biết các dự đoán trước đây dựa vào mốc cao độ của các quốc gia để đo mức độ lún. Gần đây các nhà khoa học phát hiện bản thân các mốc cao độ cũng lún theo thời gian nên cho kết quả không chính xác. Cách đo mới sử dụng ánh sáng và đo nhiều góc khác nhau để điều chỉnh sai số, đồng nghĩa với phương pháp đo mới nhanh hơn và chính xác hơn so với phương pháp đo cũ. So với kết quả đo trước đây, khu vực ĐBSCL thấp hơn rất nhiều.
Một trong các nguyên nhân gây lún là mật độ xây dựng ngày càng nhiều, cạnh đó việc khai thác cát và nước ngầm tràn lan đẩy nhanh quá trình lún. Nguồn phù sa bồi đắp bị các đập thuỷ điện ở đầu nguồn giữ lại, khiến dòng nước trở nên “đói” phù sa, khi đó nước sẽ “ăn” vào 2 bên bờ sông gây ra hiện tượng sạt lở.
Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi miền Nam và TP.HCM bị xóa sổ
Khu vực ĐBSCL là vựa lúa của Việt Nam cung cấp lương thực, thuỷ sản, cây ăn quả cho Việt Nam và xuất khẩu. Hậu quả của việc khu vực này bị nhấn chìm trong nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực cho quốc gia. Áp lực di dời quá nhiều dân trong thời gian quá ngắn cũng gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế và việc quản lý của quốc gia. TPHCM trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam bị xoá sổ gây ảnh hưởng không thể đo đếm với nền kinh tế Việt Nam.
Triều cường gây ngập tại Cần Thơ – Ảnh: Đặng Tề
ĐBSCL lún dần trong nhiều năm làm cho nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, diện tích trồng lúa và cây ăn trái giảm mạnh, nguồn nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt dần nhường chỗ cho các loại nước lợ và mặn. Mỗi năm ĐBSCL mất 500-550 ha đất do sự xâm thực của biển, cũng là một trong những tổn thất về lâu dài không thể đo đếm được.
Sẽ có những cuộc di dư lớn nhất nước ta
Trước mắt, Việt Nam có thể yêu cầu các quốc qua đầu nguồn không nên xây các đập thuỷ điện bởi những đập này giữ lại phù sa gây sạt lở bờ sông. Hạn chế khai thác nước ngầm và bổ sung bằng cách giữ lại nước mưa. Hạn chế sử dụng cát tự nhiên và thay thế bằng vật liệu khác. Kiểm soát và hạn chế việc xây dựng các đô thị lớn để giảm áp lực lên nền đất.
Chúng ta gần như không thể làm gì ngoài việc di dời – Ảnh: Đặng Tề
Nhà khoa học Benjamin H. Strauss cho biết các quốc gia bị ảnh hưởng cần đầu tư tài chính để bảo vệ các khu vực bị ảnh hưởng. Kể cả khi có nguồn tài chính lớn thì tất cả các biện pháp đều chỉ tạm thời. Ông Strauss lấy thành phố New Orleans làm ví dụ, toàn bộ nơi này chìm trong biển nước khi hệ thống đê bao, bị vỡ trong bão Katrina.
Quan trọng nhất là “Chúng ta muốn ở trong cái bát bao lâu?” ông Benjamin H. Strauss nói, đồng thời đề nghị các quốc gia chuẩn bị kế hoạch tái định cư di dời dân cư khỏi khu vực bị ảnh hưởng. Dự đoán thời gian tới sẽ có những đợt di cư lớn nhất trước nay trên cấp độ toàn cầu.
Nhiều khả năng miền Nam Việt Nam sẽ biến mất, ảnh hưởng trầm trọng đến gần ¼ dân số Việt Nam. Dù kết quả nghiên cứu không đồng nghĩa đặt dấu chấm hết cho thành phố bị ảnh hưởng, mà là hồi chuông cảnh báo đến các quốc gia có khu vực bị ảnh hưởng cần nhanh chóng và nghiêm túc chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa, công tác tái định cư.
Ngày 29/10 tại Đại hội Vô tuyến Toàn cầu (Wireless Global Congress – WGC) do Liên minh băng thông rộng không dây (WBA) tổ chức ở Đức, Huawei công bố sẽ thực hiện loạt các thử nghiệm xác minh Wi-Fi 6 tại Đại học Mondragon (Tây Ban Nha), để khám phá các trường hợp sử dụng Wi-Fi 6 sáng tạo, truyền cảm hứng cho sinh viên và nâng cao các kết quả giáo dục.
Một công ty năng lượng ở Phần Lan vừa tìm ra cách sản xuất điện mới rất thân thiện với môi trường từ nguồn nguyên liệu khá gần gũi với con người: phân ngựa.
Công nghệ Weatherscape XT được cho là giúp cung cấp thông tin dự báo thời tiết chính xác hơn cũng như cảnh báo kịp thời các điều kiện thời tiết xấu.
Mặc dù 67% cha mẹ cho rằng con họ có thể nhận thức được rủi ro khi online, khoảng một nửa phụ huynh vẫn sử dụng các công cụ khác nhau để đảm bảo an toàn trực tuyến cho con.
Giải pháp mạng xã hội học tập trực tuyến ViettelStudy đã được vinh danh giải vàng chung cuộc tại vòng chung khảo giải thưởng Asean ICT Awards (AICTA) 2019.
Ngày 25/10, vòng chung kết cuộc thi Tự động hóa với phương pháp học tập dựa trên dự án đã diễn ra tại trường Đại học Công nghiệp TP HCM.
Những chú robot có thể ra vào các tòa nhà có an ninh bảo vệ và khai thác những thông tin nhạy cảm từ những người dùng đặt niềm tin đối với robot, bằng cách thuyết phục những người này thực hiện những hành động bất cẩn – theo một nghiên cứu do Kaspersky và Đại học Ghent thực hiện.
Công ty bán dẫn MediaTek ngày 17/10 đã trình diễn nhiều công nghệ mới về chipset, trí tuệ nhân tạo, mạng 5G… tại sự kiện Tech Forum Viet Nam
Lượng vệ tinh Starlink của SpaceX có thể lớn hơn rất nhiều so với dự kiến ban đầu của công ty, giúp việc phủ sóng internet vệ tinh giá rẻ cho các khu vực trên thế giới rộng lớn hơn.
Giải pháp báo cháy bằng hình ảnh AVIOTEC IP starlight 8000 của Bosch hiện đang được sử dụng trong các đường hầm trên thế giới để cung cấp khả năng báo cháy và khói chính xác, nhanh chóng ngay trong các đường hầm thiếu sáng.