Theo các thông tin gần đây thì Facebook đang bắt đầu có những “hành động” đầu tiên trong việc thêm một nút mới vào nội dung cung cấp của mình bên cạnh nút “Like” đã phổ biến hiện nay. Dù chưa chính thức được đưa vào sử dụng và vẫn đang trong gia đoạn thử nghiệm, nhưng nút “Want” đang gây ra những luồng ý kiến trái chiều về sự có mặt của mình.
Sự xuất hiện của nút “Want”
Được nói đến lần đầu tiên về sự tồn tại bởi nhà phát triển web Tom Waddington, khi ông phát hiện sự có mặt của một nút “Want” chưa hoàn chỉnh được thêm vào như một thẻ tag XFMBL –
Waddington cho biết: “Thực tế là mã code có chứa tham chiếu đến “socialcommerce” (tạm dịch là thương mại xã hội) là một dấu hiệu cho thấy Facebook đang có những tín hiệu nghiêm túc.”
Xã hội hoá thương mại điện tử?
Việc sử dụng các kênh chính thức của Facebook để chia sẻ các thông tin sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội cho các thương gia hoặc các nhà phát triển trò chơi, cho phép sản phẩm được biết đến với tốc độ nhanh chóng. Nếu bạn để ý sẽ nhận thấy rằng, tầm ảnh hưởng của Facebook đang ngày càng lan rộng. Những trang web âm nhạc như Zingme hay Nhaccuatui… các trang tin tức lớn như Vnexpress, tuoitre, thanhnien… và rất nhiều những trang sự kiện, sản phẩm hay blog cá nhân đều có nút “Like” cùng với các liên kết với Facebook. Bạn có thể chia sẻ những nội dung mà mình yêu thích hoặc quan tâm tới cho bạn bè của mình trên tường hay dòng thời gian của mình. Cũng như vậy, việc phát triển nút “Want” là một hướng đi nhằm phát triển mạnh mẽ mảng thương mại của Facebook.
Các mạng xã hội có thể tích lũy thêm các dữ liệu về tình cảm của người tiêu dùng đối với sản phẩm, và sau đó có thể cung cấp và được sử dụng bởi bên thứ ba là các nhà phát triển. Tức là, khi một sản phẩm được đưa ra, nếu có càng người ấn vào nút “Want” tức là có càng nhiều người mong muốn sở hữu nó. Đó là một trong số những công cụ mà các nhà phát triển muốn xây dựng để có thể hình thành danh sách những tính năng mà người tiêu dùng mong muốn và những sản phẩm mà người tiêu dùng đề xuất. Nhờ những dữ liệu đó, các nhà phát triển có thể đưa ra được những sản phẩm phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Quan trọng hơn, một nút thể hiện sự thích thú hay quan tâm tới sản phẩm có thể sẽ trở thành một lợi thế cho các nhà quảng cáo – những người mà sau đó đặt mục tiêu đưa thông tin về sản phẩm tới những người sử dụng Facebook dựa trên những mong muốn của họ đối với một hay một nhóm sản phẩm nhất định có nét tương đồng với sản phẩm mà mình đang cung cấp. Tức là sẽ giúp các nhà cung cấp tăng thêm sức cạnh tranh của mình. Ví dụ, Pepsi có thể giảm giá 30% khi mua sản phẩm của họ đối với những người Facebook đã “Want” Coca-Cola trên Facebook. Như vậy, mô hình chung, các công ty có thể biết được sức hấp dẫn của các sản phẩm của mình cũng như các đối thủ cạnh tranh thông qua “kênh tìm kiếm thông tin” là Facebook.
Phải rất cẩn trọng
Tuy nhiên, bên cạnh sự trông đợi của các nhà phát triển về sự xuất hiện của nút “Want” thì có những ý kiến trái chiều cho rằng, sự xuất hiện của nút này sẽ xuất hiện những rủi ro khiến người dùng Facebook có thể xa lánh, không sử dụng.
“Facebook cần cẩn thận khi thử nghiệm nút Want trên mạng xã hội của mình” – một chuyên gia về tiếp thị và phương tiện truyền thông bày tỏ quan điểm. Đa số người dùng sẽ không đánh giá cao sự xâm phạm trắng trợn của các hành vi tiếp thị tới môi trường mà mới đa số mọi người hiện nay vẫn nhìn nhận là bán tư nhân. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng nút “Want’ là một điều cần thiết khi trải nghiệm Facebook. “Nếu như chúng ta đã “Like” thì liệu có lý do gì để từ chối việc “Want” chứ” – ông Nathaniel Perez, Giám đốc trải nghiệm xã hội toàn cầu của SapientNitro cho biết. Facebook cũng nên mở rộng các mục tiêu của các hành động đơn lẻ, không đơn giản chỉ là một nút “Like” mà cần có cách để có thể tổng hợp những điều đó thành một kết quả tổng quát, hơn là việc cố gắng cung cấp nhiều nhưng không có mục đích cho người dùng.
Tuy nhiên, dường như nút “Want” đang mâu thuẫn với những kế hoạch khôn khéo trong các chiến dịch tiếp thị trước đây của Facebook. Các chuyên gia tư vấn truyền thông xã hội thường nói với khách hàng của mình rằng tiếp thị xã hội không phải là việc thu được càng nhiều “Like” càng tốt mà thật ra là việc làm cho khách hàng trở nên trung thành đối với nhãn hiệu và sản phẩm của mình và hi vọng tìm được những ý kiến của các chuyên gia, những người mà việc họ chia sẻ thông tin sẽ trở nên hiệu quả nhất.
Cũng giống như danh sách mong muốn đã được Amazon đưa vào sử dụng từ năm 1999 đến nay, nút “Want” sẽ thể hiện những sản phẩm mà người sử dụng mong muốn có được. Tương tự như vậy, tính năng của nhà bán lẻ cho phép người dùng giữ một danh sách các sản phẩm mà họ mong muốn được bán một cách tiện lợi bởi Amazon, và bạn bè cũng như những người thân yêu có thể sử dụng danh sách này để mua tặng quà. Tuy nhiên, nút “Want” của Facebook sẽ tiện hơn rất nhiều so với “Wish List” của Amazon bởi trường hợp người dùng không cần biết tới sự tồn tại của danh sách kia thì vẫn có thể tìm thấy những thứ bạn “Want”. Syed Balkhi, chủ tịch Awesome Motive cho rằng: “Nỗ lực của Facebook khi thêm nút “Want” là một bước tiến lớn trong việc xã hội hóa thương mại điện tử. Bởi một người thân có thể không biết tới danh sách mong muốn trên Amazon nhưng có thể dễ dàng tìm thấy những điều mà người dùng “Want” trên Facebook của mình”.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay của Facebook là khiến cho những người dùng chấp nhận sự xuất hiện của nút “Want”. Hiện nay, Facebook vẫn là nơi tuyệt vời để chia sẻ với bạn bè những điều mà bạn quan tâm, từ một bài báo, một bộ phim hay một đoạn nhạc nhưng khi có thêm nút “Want”, mọi thứ sẽ trở nên thương mại hóa hơn và do đó sẽ có một bộ phận những người sử dụng sẽ ngừng tham gia vào Facebook. Seth Lieberman, Giám đốc Điều hành của SnapApp – một nền tảng tiếp thị trực tuyến khẳng định rằng mọi người vẫn xem Facebook như là một không gian giao tiếp riêng tư. Nếu người dùng nhìn thấy các nhà quảng cáo xâm lấn vào không gian đó, ông cảnh báo, họ có thể cự tuyệt những nhà quảng cáo, hoặc tệ hơn, từ bỏ Facebook hoàn toàn. Do đó, Facebook cần dung hòa giữa yêu tố thương mại trực tuyến và nhu cầu riêng tư của người sử dụng để khai thác tối đa số lượng người dùng hiện nay trở thành nhân tố nền tảng cho mục tiêu mới.
Hoàng Anh
Thế Giới Số 156 – Ngày 20.08.2012
Những chiếc thẻ thế hệ mới sẽ được tích hợp màn hình LCD cùng những nút bấm cảm ứng để người dùng nhập mật khẩu dùng một lần.
Đối tác sản xuất phần cứng của Apple đến Mỹ nhưng nhiều khả năng không phải là để sản xuất hay lắp ráp iPhone hay iPad.
Trình duyệt của Google phiên bản thứ 24 được thử nghiệm với tốc độ nhanh hơn tới 26% so với phiên bản 15.
Hãng Asus trong 3 quý đầu năm 2012 đã bán được ra thị trường 16.7 triệu mainboard, và trong quý IV này, hãng hi vọng sẽ tiếp tục tung ra được 8.3 triệu đơn vị nữa.
Những nhận định của ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty FPT Software (FSoft) như: thiếu nhân lực CNTT, 2 năm nữa chất lượng kĩ sư, cử nhân CNTT sẽ giảm.
Bắt đầu từ ngày 7/11, cuộc thi Lập trình sinh viên Quốc tế “Aptech Programming – Code với người nổi tiếng” do Hệ thống Đào tạo CNTT Quốc tế Bachkhoa-Aptech tổ chức đã chính thức khởi động. Ban tổ chức chính thức nhận phiếu đăng ký dự thi của thí sinh từ ngày 7/11 đến trước 17h ngày 15/11.
Ngày 6/11, HP đã giới thiệu các công nghệ software-defined network (SDN) dựa trên các tiêu chuẩn mở đầu tiên của ngành giúp mở rộng hạ tầng cơ sở, phần mềm điều khiển và các lớp ứng dụng cho phép các doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đơn giản và tối đa hóa tính linh hoạt trên toàn trung tâm dữ liệu, trường đại học và các mạng lưới chi nhánh.
Từ nay tới 31/1/2013, VinaPhone triển khai chương trình tích hợp thuê bao VinaPhone trả sau và ezCom trả sau (dịch vụ dùng USB 3G của VinaPhone để kết nối Internet tốc độ cao trên máy tính) vào 1 hóa đơn với nhiều ưu đãi lớn.
Google đã thiết kế lại các trang kết quả tìm kiếm của mình, chuyển thanh công cụ từ phía bên lên đỉnh màn hình.
Đương kim Tổng thống Barack Obama đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai. Điều này có ý nghĩa gì đối với cộng đồng công nghệ?