Không chỉ riêng ống kính góc cực rộng mới mà phần mềm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho iPhone 11 chụp hình tốt hơn nhiều so với thế hệ tiền nhiệm.
Một trong những điều thú vị nhất trên phần mềm iPhone 11 là tính năng semantic rendering, một cách tiếp cận thông minh có thể tự động điều chỉnh các điểm sáng, bóng và độ sắc nét trong các khu vực cụ thể của ảnh. Vậy semantic rendering là gì? Và tính năng này có tác dụng ra sao?
Semantic rendering được hiểu như là cách sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để điều chỉnh ánh sáng trên ảnh dựa vào các đối tượng. Công nghệ này giúp cô lập và tăng cường các đặc điểm khuôn mặt để việc ánh xạ tông màu có thể áp dụng chính xác hơn trong ảnh chân dung. Thêm vào đó, hiệu ứng chế độ chân dung giờ đây có thể được áp dụng cho các đối tượng khác ngoài con người, như vật nuôi.
Trong iPhone 11, khi máy phát hiện ra một đối tượng người trước khung hình, hệ thống AI sẽ phân biệt rõ hơn giữa da, tóc và thậm chí là lông mày. Sau đó, qua nhiều phân đoạn xử lý khác nhau, hệ thống sẽ kết hợp những thứ tốt nhất có thể, tạo ra một bức chân dung với độ phơi sáng chính xác trên nền.
Để hiểu lý do tại sao điều này rất quan trọng, chúng ta cần hiểu cách thức hoạt động của một máy ảnh tiêu chuẩn. Cho dù đó là iPhone cũ hay DSLR chuyên nghiệp, máy ảnh thường không biết bản thân mình đang chụp gì. Máy ảnh biết màu sắc và độ sáng của bất kỳ điểm ảnh nào, nhưng lại không thể hiểu được ý nghĩa thực sự của khung hình. Chẳng hạn, khi chúng ta chọn cấu hình màu chân dung trên máy ảnh Nikon hoặc Canon, máy ảnh chỉ đơn thuần áp dụng các cài đặt cho các dải màu điểm ảnh cụ thể thường thấy trong các đối tượng người mà không thực sự biết liệu một người có mặt trong khung hình hay không.
Một hiệu ứng như vậy được gọi là global adjustment, về cơ bản được áp dụng như nhau cho toàn bộ đối tượng trong ảnh. Đây cũng là cách mà dải tương phản động rộng (HDR) hoạt động: chụp ba bức ảnh ở các mức phơi sáng khác nhau, sau đó thông qua phần mềm xử lý kết hợp các hình ảnh đó thành một để có độ phơi sáng tốt nhất có thể. Vấn đề là, cách tiếp cận này của HDR hoạt động tốt cho các đối tượng như phong cảnh, nhưng không phải lúc nào cũng tốt cho ảnh chân dung.
Với semantic rendering, iPhone 11 có thể áp dụng các điều chỉnh cục bộ thay vì toàn bộ, có nghĩa là bầu trời sáng có thể giảm độ sáng để duy trì màu sắc và chi tiết, trong khi những điểm nổi bật trên khuôn mặt của một người sẽ không bị giảm đi nhiều giúp duy trì độ sâu trong đối tượng. Độ sắc nét cũng có thể được áp dụng cho da và tóc ở những thế mạnh khác nhau.
Khái niệm này trong thực tế đã được các nhiếp ảnh gia đã thực hiện bằng tay thông qua các chương trình như xử lý hình ảnh như Adobe Photoshop trong nhiều năm. Giờ đây, các cải tiến đã được áp dụng ngay lập tức trên iPhone 11.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng semantic rendering? Chỉ cần chụp ảnh và điện thoại sẽ thực hiện công việc theo phân số của một giây. Vì semantic rendering chỉ tác động đến đối tượng là ảnh chân dung của con người nên các loại ảnh khác được xử lý bởi tính năng HDR tiêu chuẩn. Điều này không bị giới hạn ở Portrait Mode, có nghĩa bất kỳ ảnh nào có chủ đề con người xuất hiện đều được áp dụng kỹ thuật semantic rendering.
Nhiếp ảnh tính toán (kết hợp mọi thứ từ HDR đến chế độ chân dung dựa trên cảm biến chiều sâu) cho phép máy ảnh điện thoại vượt qua giới hạn vật lý của ống kính và cảm biến nhỏ của chúng. Semantic rendering được Apple tạo ra là một trong những bước phát triển tiếp theo của các công nghệ này. Trước đó, Google đã sử dụng máy học tương tự để cung cấp sức mạnh cho máy ảnh trong smartphone Pixel của họ.
Trong khi các công nghệ cung cấp sức mạnh cho semantic rendering khá phức tạp nhưng mục tiêu của kỹ thuật này là rất đơn giản: Bằng cách cung cấp cho iPhone khả năng biết khi nào nhìn vào một người, hệ thống sẽ xử lý giống như cách chúng ta nhìn hơn, dẫn đến bức ảnh trông tự nhiên hơn và chân thực hơn với cuộc sống.
An Nhiên
12 GB bộ nhớ RAM có thể là quá mức cần thiết với điện thoại hiện nay, nhưng đó được xem là tiêu chuẩn trên nhiều điện thoại cao cấp sau vài năm nữa.
Sau khi khui hộp iPhone 11/Pro/Pro Max và thiết lập điện thoại bằng công cụ di chuyển mới của Apple, có một vài cài đặt mà người dùng nên thực hiện trước khi trải nghiệm, bao gồm Face ID và tính năng giúp bảo đảm pin iPhone có thể làm việc được trong thời gian sử dụng.
Bộ đôi laptop VivoBook S14 và S15 (S431/S531) phiên bản 2019 có những nâng cấp rõ rệt về các chuẩn trong thiết kế, công nghệ bảo mật và hiệu suất. Máy đã được ASUS tung ra thị trường Việt Nam hôm qua 25/9 – đây cũng là hai dòng sản phẩm chủ lực thuộc phân khúc tầm trung của ASUS trong năm nay.
Chỉ có giá 6,9 triệu đồng nhưng được trang bị đến 4 camera sau cho khả năng chụp ảnh ấn tượng, OPPO A9 2020 thu hút sự chú ý của người dùng, đặc biệt những người yêu thích nhiếp ảnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về cụm 4 camera mới này trên OPPO A9 2020.
Triển lãm thiết bị nghe nhìn Việt Nam lần thứ 16 – AV SHOW sẽ diễn ra từ 9h-18h trong các ngày 28-29-30/9 tại Trung tâm Hội nghị 272 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Các đánh giá ban đầu đã ca ngợi rất nhiều về máy ảnh và thời lượng pin trên iPhone 11, nhưng để nâng cấp, hầu như đều cho rằng: “Cứ chờ đợi”!
Mate 30 Pro được Huawei ra mắt chỉ 1 tuần sau khi Apple giới thiệu iPhone 11 Pro. Nếu có ý định tậu về một trong hai sản phẩm này, vậy đâu là lựa chọn phù hợp nhất?
Nhiếp ảnh gia du lịch Austin Mann thường bắt tay với các mẫu iPhone mới để kiểm tra hiệu suất máy ảnh trong các tình huống thực tế, và nay anh tiếp tục làm điều này với iPhone 11 Pro mới của Apple.
Chỉ vài giờ sau khi Samsung chính thức trình làng chiếc điện thoại màn hình gập Galaxy Fold bản thương mại tại Hàn Quốc, thì ngay trong tối hôm nay, máy cũng đã về đến Việt Nam và có mặt đầu tiên tại hệ thống Di Động Việt.
Realme 5 pro đã chính thức được trình diện với Snapdragon 712, camera 48MP, sạc nhanh VOOC 3.0 20W, vỏ máy tráng 3D đẹp mắt, có mức giá dự kiến khoảng 7 triệu đồng.