Với khả năng thiêu rụi mọi thứ không để lại dấu vết, mặt trời là một nhà máy xử lý rác siêu lý tưởng cho loài người. Nhưng liệu có thể đưa được rác an toàn đến mặt trời với chi phí ít tốn kém nhất?
Hiện nay, nhân loại đang thải ra đến 3,5 triệu tấn rác mỗi ngày, trong đó có rất nhiều chất thải độc hại gần như không thể xử lý. Dự đoán đến cuối thế kỷ này, lượng rác mỗi ngày nhân loại thải ra lên đến 11 triệu tấn. Trong khi đó, khả năng xử lý rác của các nhà máy trên thế giới ngày càng thua xa lượng rác thải ra. Nguy cơ “rác ngập đầu” con người không còn là viễn cảnh xa vời.
Trước tình hình đó, nhiều người nghĩ rằng ý tưởng mang rác lên mặt trời là giải pháp khả thi nhất. “Quả cầu lửa” khổng lồ này có khả năng xử lý bất cứ thứ gì với sức nóng khủng khiếp lên đến hơn 5500 độ C. Rõ ràng về lý thuyết, mặt trời – lớn hơn 330.000 lần so với trái đất – là một nhà máy xử lý rác tuyệt vời cho trái đất.
Tuy nhiên, việc đưa rác lên vũ trụ mang đến nhiều nguy hại và phức tạp hơn chúng ta tưởng. Theo các nhà nghiên cứu, mọi giải pháp muốn khả thi phải đáp ứng được hai tiêu chí về chi phí và rủi ro, bên cạnh câu hỏi phụ là công nghệ có đáp ứng được không.
Theo tính toán, vị trí của trái đất ở khá gần mặt trời so với những hành tinh khác nên việc phóng tên lửa đến mặt trời cũng phức tạp hơn nhiều. Cụ thể, nếu muốn phóng một tên lửa ra khỏi hệ mặt trời bạn cần tên lửa có tốc độ chỉ 12 km/s nhưng để phóng tên lửa đến mặt trời thì bạn lại cần tốc độ đến 30 km/s, và lượng nguyên liệu tiêu thụ tăng lên gấp 10 lần.
Khoảng cách giữa trái đất và mặt trời là 150 triệu km nên chi phí để tên lửa để mang rác lên đây cũng vô cùng đắt đỏ. Lấy ví dụ, tên lửa Ariane 5 – tên lửa hiện đại nhất hiện nay – có thể chở 7 tấn rác với chi phí 200 triệu USD cho một lần phóng. Với lượng rác hiện tại chúng ta phải cần phóng 168 triệu tên lửa mỗi ngày.
Bên cạnh vấn đề chi phí thì rủi ro của các lần phóng cũng tiềm tàng nhiều ẩn hoạ cho nhân loại. Hãy tưởng tượng nhiều tấn chất phóng xạ được nhồi nhét vô một tên lửa, nếu việc phóng đi thất bại, tên lửa bị nổ ngay khi được khởi động. Đây thật sự là thảm hoạ cho trái đất.
Hoặc việc phóng thành công nhưng tên lửa lại phát nổ ngay bên ngoài quỹ đạo của trái đất, tạo ra một lượng rác thải nguy hiểm bao quanh trái đất, gây cản trở cho việc vận hành và an toàn của các vệ tinh đang hoạt động…
Còn núi lửa thì sao? Nhiệt độ của núi lửa cũng đủ để xử lý rất nhiều loại rác thải, đặc biệt là túi nhựa. Giống như mặt trời, núi lửa khá hoàn hảo để trở thành nhà máy xử lý rác thải. Hiện nay, thế giới đang có hơn 1500 núi lửa đang hoạt động và hầu hết đều xa khu dân cư. Do đó, về lý thuyết có thể làm đơn giản là tìm một hồ dung nham đang hoạt động và đổ rác thải vào đó.
Năm 2002, các nhà khoa học đã thử ném 30kg chất thải vào một hồ dung nham đang hoạt động. Họ nhận thấy việc đưa một vật thể có nhiệt độ quá thấp vào hồ sẽ kích hoạt một chuỗi phản ứng nổ dữ dội. Vậy hãy tưởng tượng phản ứng này sẽ khủng khiếp thế nào khi đưa một lượng lớn chất thải vào núi lửa.
Như vậy, có thể thấy các ý tưởng này thật sự không khả thi vì tốn kém và nguy hiểm. Do đó, thay vì hướng đến những ý tưởng kỳ quặc thì tốt nhất con người nên hạn chế việc sinh ra quá nhiều rác như hiện nay.
Trong nháy mắt đầu tiên, mọi thứ trông quen thuộc. Đồng hồ tích tắc trên tường, xe máy chạy dọc bên ngoài cửa sổ của bạn, tạp chí trong tay bạn có cùng một thiết kế bìa bắt mắt. Nhưng có gì đó không ổn vì đồng hồ đang chạy ngược. Ô tô đang lái xe ngược chiều. Các con chữ trong bài báo bạn đang đọc được in ngược ngạo. Rồi bạn nhận ra đó là sự phản chiếu của chính bạn và thế giới bạn đang tồn tại.
Chúng ta không biết trọng lực là gì. Nếu nói câu này với một người bình thường, hẳn bạn sẽ nhận được câu trả lời kèm sự ngạc nhiên: “Hả? Sao lại không biết? Trọng lực là lực của lực hấp dẫn khiến mọi thứ rơi thẳng xuống đất”. Nhưng cũng câu nói đó với một nhà vật lý, câu trả lời bạn nhận được sẽ là: Đúng, chúng ta chưa biết trọng lực thật sự là gì.
Tia nước áp lực cao được ứng dụng rất rộng trong công nghiệp từ những năm 1983 trong ngạnh khai thác mỏ đến hàng không vũ trụ… nhiều người cho là tia nước hoàn toàn có thể thể biến thành vũ khí có sát thương lớn ngoài việc chỉ ứng dụng vòi rồng để chống bạo loạn như hiện nay.
Theo Đài truyền hình WTKR (Mỹ), một người dân ở bang Ohio phải bị cắt bỏ hai tay và hai chân do bị nhiễm khuẩn từ vết liếm của chú chó nuôi trong nhà.
Sau ngày 1/7, điện mặt trời không còn được hưởng ưu đãi về giá, các nhà đầu tư vẫn đang chờ cơ chế giá mới. Trong khi đó, người dân đang được hưởng ưu đãi 3-10 triệu đồng để lắp đặt hệ thống năng lượng áp mái, cùng với chi phí lắp đặt rẻ hơn dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng mặt trời tăng mạnh.
Tài khoản Reddit có tên u/tryagainin47seconds đã chia sẻ một đoạn video với chú thích là bạn anh ta đang cố cạy pịn của chiến iPhone, viên pin này bất ngờ bốc cháy.
Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence / AI) đã bước vào đời sống với các ứng dụng rất đa dạng, có thể giúp chẩn đoán sớm ung thư, dự báo lũ, bảo vệ rừng mưa, cải thiện quản lý chất thải nhựa, hỗ trợ người điếc/khiếm thính đến phát hiện sâu bệnh trên cây trồng.
Những kênh nội dung về thuyết âm mưu đã bất chấp sự thay đổi thuật toán hiển thị của Youtube để phát tán mạnh hơn những nội dung sai lệch nhằm kiếm thêm view và quảng cáo.
Một thời đại khám phá không gian mới đang bắt đầu. Tuy nhiên, câu chuyện giờ đã khác so với 50 năm trước.
Một thời đại khám phá không gian mới đang bắt đầu. Tuy nhiên, câu chuyện giờ đã khác so với 50 năm trước.