Apple Watch vừa tung ra một tính năng mới là theo dõi chi tiết nhịp tim, phát hiện ra bệnh rung tâm nhĩ. Tuy nhiên, Cơ quan Y tế Quốc dân của Anh từng khuyến cáo, người dùng không nên tự sàng lọc bệnh rung tâm nhĩ bằng đồng hồ thông minh vì điều đó có thể gây nguy hiểm.
Những năm 2010, từ truyền thông đến mạng xã hội, người ta đều đẩy mạnh từ khoá “tự lực”, bất cứ ai cũng nên có khả năng tự động viên, tự nhận thức và tự làm chủ cuộc sống của chính mình. Bắt nguồn từ điều này, người ta cũng dần tự cho rằng bản thân nên biết nhiều các kiến thức về sức khoẻ. Biết càng nhiều, chúng ta càng cải thiện được sức khoẻ bản thân và có cách xử lý thông minh, thích hợp hơn nếu rơi vào trường hợp xấu.
Hiểu được điều đó, các nhà sản xuất đã “tiện đà” thúc đẩy bùng nổ thị trường thiết bị đeo thông minh có khả năng theo dõi việc tập thể dục, thể thao, đếm bước chân và một loạt các thiết bị công nghệ khác có thể đo đếm trong thời gian thực các chỉ số của cơ thể, nổi bật nhất là đo nhịp tim.
Gần đây, thương hiệu đồng hồ thông minh bán chạy nhất thế giới, Apple Watch, vừa tung ra một tính năng mới là theo dõi chi tiết nhịp tim. Chi tiết đến đâu? Chi tiết đủ để phát hiện ra bệnh rung tâm nhĩ.
Rung tâm nhĩ là một tình trạng tim tương đối phổ biến. Theo Wikipedia, đây là một hình thái rối loạn nhịp tim nhanh. Thường nó bắt đầu với các giai đoạn nhịp tim đập bất thường ngắn và trở nên dài hơn rồi có thể liên tục theo thời gian. Hầu hết các giai đoạn không có triệu chứng. Thỉnh thoảng có thể là tim đập nhanh, ngất xỉu, khó thở, đau thắt ngực. Bệnh làm tăng nguy cơ suy tim, mất trí nhớ, và hình thành cục máu đông gây đột quỵ. Những người mắc bệnh này có thể phải cần dùng thuốc để làm loãng máu và giúp cho tim hoạt động hiệu quả hơn.
Câu hỏi được đặt ra là, bạn có muốn biết mình sớm phát hiện đang mắc bệnh này hay không qua thiết bị đeo? Vấn đề về việc sàng lọc bệnh không thông qua “cửa chính” là bệnh viện luôn có 2 mặt tích cực lẫn tiêu cực. Mặt tốt là sàng lọc sớm, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, có thể giúp chữa bệnh dễ dàng hơn và tránh được các tác động xấu do việc phát hiện trễ. Tuy nhiên, mặt xấu là nếu quá tin vào thiết bị đeo thông minh để chẩn đoán bệnh sẽ có khả năng gây ra thiệt hại lớn hơn nhiều so với chính căn bệnh này, tạo ra sự lo lắng cũng như sự tự điều trị không cần thiết.
Tại Anh, Cơ quan Y tế Quốc dân (hệ thống y tế của Anh được hỗ trợ bởi cộng đồng và hoạt động với mục đích chính là phục vụ người dân) hiện đang tuân theo các khuyến nghị dựa trên các chứng minh thực tế được đưa ra bởi Uỷ ban Sàng lọc Quốc gia. Đó là, không nên tự sàng lọc bệnh rung tâm nhĩ bằng đồng hồ thông minh, vì họ đã có đủ bằng chứng chứng minh rằng điều trị chỉ có tác dụng với những người có những triệu chứng chính xác hoặc qua quá trình sàng lọc khác mà gián tiếp phát hiện ra bệnh. Với những người không có triệu chứng, thì không có lý do gì lại mang trên mình một thiết bị phát hiện ra bệnh rung tâm nhĩ vì chẳng mang lại hiệu quả tích cực gì về mặt sức khoẻ ngoài sự lo lắng không cần thiết.
Một công bố gần đây của các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ thử nghiệm trên 10.000 người lớn tuổi, trong đó có 50 người mắc căn bệnh rung tâm nhĩ. Yêu cầu đặt ra là sử dụng Apple Watch để tìm ra 50 người bị căn bệnh đó. Kết quả chỉ phát hiện ra 1/3 trong số 50 người đó.
Tất cả những phát hiện này rất quan trọng bởi vì tác dụng phụ của các chất làm loãng máu, được sử dụng trong thuốc để điều trị rung tâm nhĩ, nếu được sử dụng với người không mắc căn bệnh này có khả năng gây tác dụng xấu, tệ nhất có thể dẫn đến xuất huyết não và đường ruột. Do đó, những điều trị liên quan đến căn bệnh rung tâm nhĩ phải xuất phát từ phát đồ điều trị của bác sĩ.
Nếu có triệu chứng như khó thở, đau ngực, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ và thực hiện kiểm tra sàng lọc bệnh để biết được bệnh chính xác hơn là tin vào một thiết bị đeo tay. Phát hiện sớm bệnh nghe có vẻ hợp lý nhưng không có nghĩa là tốt khi thiết bị phát hiện sớm ra bệnh không phải là một thiết bị chuyên dụng.
Cảnh sát Mỹ đã sử dụng một bức ảnh của Woody Harrelson để tìm kiếm thủ phạm trong một vụ án khi nghe theo lời khai của các nhân chứng là “trông hắn giống Woody Harrelson”.
Hiện nay, tất cả các TV Android Sony 2017, 2018 và 2019 đều được tích hợp với Google Assistant (Anh & Mỹ), thời gian ra mắt phiên bản tiếng Việt sẽ được sớm được thông báo.
Đó là tuyên bố của Christopher Collins, Giáo sư X-quang của ĐH New York, Mỹ, và là chuyên gia trong lãnh vực nghiên cứu ảnh hưởng của sóng vô tuyến lên sinh vật sống.
Ngoài chức năng xem giờ, tập luyện thể thao, theo dõi sức khỏe thông thường, công nghệ eSim của Viettel giúp đồng hồ có thể nghe, gọi, nhận tin nhắn và kết nối internet giống như một thuê bao di động.
Khi bạn trao đổi, ra lệnh hay thậm chí chuyện trò, đọc thơ, thổ lộ với “cô nàng” trợ lý ảo Google Assistant, bạn nghĩ bạn đang nói chuyện với 1 hệ thống máy tính hiện đại có thể hiểu và nghe lệnh con người?
Ngày 11/7 tại TP.HCM, Homa Techs – nhà cung cấp thiết bị mạng kết nối vạn vật (Internet of Things – IoT) và thiết bị nhà thông minh chính thức ra mắt dòng sản phẩm IoT Hub kết nối đa giao thức, phục vụ nhu cầu kết nối mạng tốc độ cao và mang đến một trải nghiệm mới với các ứng dụng nhà thông minh.
EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU) đang tạo ra một xu hướng và dư địa mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Chuyên gia tư vấn công nghệ Nguyễn Tuấn Hoa cho rằng để đưa hàng nông sản Việt Nam lên ngôi tại thị trường lớn nhất và khó tính nhất là EU chỉ có một đáp án duy nhất: canh tác hữu cơ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao.
Nếu bạn đã từng xem qua bất kỳ một bộ phim khoa học viễn tưởng nào trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, thì khả năng rất cao là bạn đã được thấy một số dự đoán khá đen tối về tương lai của loài người.
Trong một nghiên cứu về hệ thống điều khiển hệ sinh thái nhà thông minh của Fibaro, các chuyên gia từ Kaspersky đã phát hiện những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng ở cơ sở hạ tầng đám mây, khiến bên thứ ba chiếm được quyền để truy cập và điều khiển hệ thống.
Chính quyền tỉnh Trà Vinh đã hợp tác với Zalo để kết nối hệ thống cổng thông tin điện tử và hệ thống cổng dịch vụ công của tỉnh với Zalo.