Công nghệ VR không phải là một khái niệm mới mẻ, nhưng nó vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, mà giới hạn lớn nhất vẫn là chi phí đầu tư. Tuy nhiên, tình hình được dự đoán sẽ thay đổi rất nhiều trong một vài năm nữa.
Những rào cản về mặt thiết bị và nền tảng đã dần được gỡ bỏ. Bên cạnh việc chi phí đầu tư cho một hệ thống không còn cao như trước, các nhà phát triển ứng dụng cũng sáng tạo hơn trong việc đem lại những trải nghiệm mới mẻ cho người dùng công nghệ VR.
Trước khi đào sâu vào điểm tốt, điểm xấu và tương lai của công nghệ VR, cần phải làm rõ: Sự khác biệt giữa AR và VR là gì? Nói một cách ngắn gọn: AR hiển thị vật thể và thông tin của đối tượng dưới dạng 3D ngay trước mặt bạn (thông qua một thiết bị chuyên dụng), trong khi VR giả lập lại môi trường xung quanh và đem bạn đến không gian ảo đó.
Cần gì để công nghệ VR thành công
Có một thực tế mà các nhà phát triển công nghệ và nội dung cho VR cần nắm rõ: VR sẽ thành công nếu nó đem lại trải nghiệm đơn giản, dễ dùng như điện thoại ở thời điểm này. Những hệ thống VR đơn lẻ đã có mặt trên thị trường cho những người muốn làm quen dần với công nghệ VR mà không phải tốn quá nhiều chi phí đầu tư. Và các thiết bị này cũng dễ sử dụng nữa. Những nền tảng như Oculus Go, HTC Vive Focus, và thiết bị sắp ra mắt Oculus Quest đang ngày cho phép nhiều người tiếp cận được với công nghệ này, đồng thời cũng mở rộng thị trường VR. Các thiết bị được tích hợp các bộ điều khiển để người dùng có thể tương tác thoải mái với thế giới ảo, và điều này đã đem lại cho những chuyên gia phát triển ứng dụng chiếc chìa khóa vàng, qua đó xây dựng những phần mềm theo các tiêu chuẩn được thiết lập sẵn.
Giá thành và giá trị
Năm năm trước đây, sẽ cần phải tốn hơn 70 triệu đồng để có được trải nghiệm VR tốt. Theo dự đoán, chỉ trong vài năm tới, bạn sẽ chỉ cần bỏ ra từ 5 đến 10 triệu đồng là đủ. Bên cạnh những hệ thống VR dành cho máy tính, giá trị của công nghệ VR cao cấp vẫn không hề thấp. Samsung, Google, Facebook, Microsoft, HTC và Sony hiện vẫn đang rất mạnh tay nghiên cứu, tìm cách giảm giá thành để phổ cập công nghệ này đến với nhiều gia đình hơn. Trong khi đó, những chuyên gia phát triển phần mềm nhận thấy rằng những thiết bị VR di động, thiết bị VR đơn lẻ, và VR dành cho máy tính để bàn đang được điều chỉnh giá hợp lý hơn.
Những ứng dụng mới lạ và độc đáo
Năm 2018 chứng kiến sự phát triển của những nhà phát triển nội dung nghiêm túc và các ứng dụng hấp dẫn dành cho công nghệ VR. Ở mảng xã hội, chúng ta có được những ứng dụng Chat bằng VR, dẫn đến việc cộng đồng phát triển bùng nổ. Beat Saber đã làm cho các tựa game âm nhạc trở nên thú vị hơn, qua việc chém các ô nhạc bằng gươm ánh sáng, thu hút nhiều người dùng Steam và Twitch. Đối với game thủ, Astro Bot Rescue Mission khiến cho người chơi Playstation VR phấn khích.
Ý tưởng độc đáo luôn chiến thắng
Công nghệ VR là không gian gợi mở sự sáng tạo, cơ hội để thay đổi, hoặc ít nhất là tạo ra các tiêu chuẩn vốn đang không có giới hạn ở thế giới VR. Cốt truyện của những tựa game, cách ứng dụng VR trong các lĩnh vực khác nhau luôn có chỗ cho những công nghệ sáng tạo và lạ mắt nhằm tiếp cận đến người dùng. Khả năng của VR vẫn còn chưa được xác định rõ rệt, do đó những nhà sáng tạo nội dung sẽ có cơ hội để phát triển các ý tưởng hoàn toàn mới. Mỗi một ngày trôi qua, các nhà sáng tạo nội dung có thể thử những cái mới hoàn toàn mà có lẽ chưa ai thử trước đó. Những tựa game như Job Simulator đang thay đổi hệ thống menu truyền thống bằng cách bắt người chơi ăn một chiếc bánh burrito trước khi thoát ra khỏi màn chơi.
Người dùng sẵn sàng trả tiền cho nội dung
Nội dung là vua. Ở thời điểm hiện tại, người dùng rất sẵn lòng trả phí cho những nội dung tốt. Các tựa game VR hiện đang được bán ra trên Steam với mức giá rơi vào khoảng 30 đến 60 USD (700.000 đến 1,4 triệu đồng). Nhưng không phải chỉ có người dùng mới trả phí cho những nội dung này, mà các công ty lớn như Google và Oculus đang chi trả cho những nhà sáng tạo nội dung để họ triển khai và thực tế hóa các ý tưởng chất lượng trong phạm vi thế mạnh của họ.
Tiềm năng lớn hơn việc chơi game
Với mức đầu tư khổng lồ đang được dành cho công nghệ VR, rõ ràng là không có lý do gì để lĩnh vực này không phát triển thêm. Với nhiều bất lợi mà công nghệ VR đã gặp phải và giải quyết trong thời gian qua, niềm tin vào sự phát triển mãnh liệt của công nghệ VR đã vượt qua các lời phê bình của chuyên gia. Người dùng hiện nay sợ rẳng họ sẽ bị bỏ lại trong làn sóng công nghệ mới ngày càng làm ra được nhiều hơn. Mặc dù VR không tăng trưởng mạnh mẽ trong phân khúc người dùng cuối, nhưng ở những mảng công nghiệp rộng hơn như giáo dục, sức khỏe, y tế và hệ thống cửa hàng kinh doanh. Việc có được những khoản đầu tư mạnh từ các công ty như Facebook, Sony, Dell và Intel, sẽ làm cho thị trường người dùng cuối dễ tiếp cận với VR hơn.
Trong quá khứ, công nghệ VR từng được đặt nhiều kì vọng, sẽ bùng nổ như một quả bom hạt nhân. Nhưng những gì mà thị trường phản ứng với công nghệ đến từ tương lai này hoàn toàn không được như mong đợi, nếu không muốn nói là dưới trung bình. Tuy nhiên, sau khi hạ các tiêu chuẩn xuống, và các hãng phần cứng cũng quan tâm nhiều đến người dùng phổ thông, đặc biệt là ở mảng di động, công nghệ VR lại một lần nữa được chắp cánh. Khi có nhiều người dùng tiếp cận hơn, chúng ta sẽ có thêm lượng ý tưởng khổng lồ để “thu hoạch”.
Chất lượng video 360p quá thấp
Cho dù thiết bị có hiện đại đến như thế nào đi chăng nữa, thì việc nội dung không đảm bảo được chất lượng cũng sẽ đem lại trải nghiệm cuối cùng tệ hại. Chúng ta đang thấy sự phát triển mạnh mẽ của những hệ thống máy quay 8K, cũng như các TV 8K đầu tiên trên thế giới. Đó là nền tảng để ngày càng nhiều nội dung 8K phát triển, thay thế cho các nội dung 360p (trên VR) hiện nay. Điều này xảy ra còn là do các card đồ họa chưa thể đáp ứng được khả năng xử lý, xuất file ở độ phân giải cao cho VR đem lại. Nhiều công ty vẫn đang còn học và tìm cách đưa ra những quy trình làm việc VR hợp lý cho hệ thống phần cứng và phần mềm hiện có.
Các tổ chức đang dùng công nghệ VR cho nhu cầu tập luyện
Các tựa game VR mặc dù vẫn có sự phổ biến, nhưng thực tế ảo vẫn được xem như là một công cụ giả lập môi trường thực tế hoàn hảo. Những tổ chức như Wal-Mart, Siemens, và UPS đã sử dụng thực tế ảo để huấn luyện nhân viên của mình cách vận hành hệ thống cũng như sử dụng thiết bị, đồng thời giả lập các tình huống làm việc căng thẳng như trong thực tế. Trong năm 2019 này, chúng ta hi vọng sẽ có nhiều hãng tiếp cận công nghệ VR hơn để đem lại các nguồn tài nguyên huấn luyện chất lượng cho lực lượng lao động của mình.
Tăng cường các video tương tác
Để không gian VR tiếp tục phát triển, các nhà phát triển phần mềm và người dùng cuối cần phải trải nghiệm nhiều hơn nữa. Các cần điều khiển dành cho VR đã thay đổi cách người chơi trải nghiệm thực tế ảo. Vận động cơ thể đã trở nên mượt mà, hấp dẫn hơn trước. Chúng ta đang thấy sự thay đổi về cách tương tác. Trong năm 2019, có thể dự đoán rằng việc lựa chọn cũng như quyết định sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cốt truyện cũng như các chuyến du hành của người chơi trong thế giới VR.
Tiêu chuẩn 6DOF
Oculus Quest sẽ đem lại một cuộc cách mạng bùng nổ trong năm 2019. Sáu góc độ tự do là cách nói rất hay cho việc cả bạn và cần điều khiển của mình có thể di chuyển được một cách tự nhiên bên trong thế giới ảo. Điều làm cho Oculus Quest độc đáo là hiện tại sản phẩm đã kết nối không dây và có mức giá dễ chịu (399 USD – tương đương khoảng 7 triệu đồng). Khi công nghệ này được thương mại hóa rộng rãi, nó sẽ trở thành tiêu chuẩn, giúp cho tất car các tương tác VR trở nên mượt mà và là nguồn cảm hứng để cộng đồng cùng phát triển.
Thị trường VR tràn đầy cơ hội
Không giống như các thị trường đang bão hòa quá mức khác (ứng dụng điện thoại di động), không gian thực tế ảo đang chưa được chạm đến trên diện rộng. Chúng ta vẫn chưa thấy được nhiều tay chơi lớn trên thị trường, và điều này đem lại các cơ hội khổng lồ cho cả những hãng nhỏ muốn chứng tỏ bản thân. Năm 2019 thực sự là thời điểm thích hợp để phục vụ nhu cầu của ngành công nghiệp.
Khiết Hoa
Viettel cho biết kết thúc 6 tháng đầu năm, ứng dụng Mocha của tập đoàn này đã có mức tăng trưởng người dùng lên tới 58% và đạt hơn 7 triệu người sử dụng thường xuyên hàng tháng.
Huawei vừa công bố trong nửa đầu năm 2019 họ đạt doanh thu 401,3 tỉ nhân dân tệ (tương đương 58,34 tỉ USD), tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước.
Ngày 29/7, trong khuôn khổ chương trình “Cùng thúc đẩy tương lai”, HP Việt Nam đã giới thiệu dòng máy in laser liên tục đầu tiên của hãng, máy tính bảo mật dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh đó là loạt các sản phẩm laptop có thiết kế tầm trung nhưng mức giá phổ thông cho học sinh, sinh viên đón mùa tựu trường.
Tiến sĩ Michael Kaschke, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Zeiss cho rằng các vấn đề về độ mỏng của smartphone đã hạn chế rất nhiều về tiềm năng camera di động hiện nay, và phần mềm sẽ là yếu tố được các hãng công nghệ ưu tiên phát triển hơn để bù đắp cho hạn chế đó.
Những thiết bị công nghệ tiện lợi từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong những chuyến du lịch, thậm chí sự có mặt của nó đã thay đổi cách một du khách trải nghiệm cảnh đẹp trong thời đại số hiện nay.
Doanh số của những chiếc điện thoại Pixel chưa bao giờ khiến Google có thể hài lòng, đặc biệt là sau thất bại của Pixel 3. Tuy nhiên với Pixel 4, Google đang thực sự đặt cược rất nhiều, kể cả vận mệnh của thương hiệu Pixel.
OPPO vừa công bố hệ điều hành ColorOS 6 phiên bản thử nghiệm (bản Beta) – dựa trên Android Pie được tùy chỉnh bổ sung và hoàn thiện tính năng cho smartphone F9 của mình.
Đây là 5 chiếc laptop với giá bán chưa đến 10 triệu đồng nhưng sở hữu cấu hình đủ mạnh để phục vụ tốt cho việc học tập, là những lựa chọn tối ưu dành cho các bạn học sinh – sinh viên.
Sự việc này được tiết lộ bởi một nhân viên được Apple thuê ngoài để nghe các bản ghi âm từ Siri.
Hiện nay không khó để mua một chiếc camera ngụy trang, ẩn bên trong cúc áo, bút máy, bóng đèn hay bất cứ một sản phẩm thông dụng nào. Xem ra nhu cầu mua những thiết bị này khá nhiều, và mua làm gì thì chỉ có người mua mới biết. Nên dù đã có quy định cấm kinh doanh nhưng thị trường từ cửa hàng truyền thống đến online vẫn bày bán công khai mặt hàng này.