Dạy kỹ năng cho học sinh ở thế kỷ 21 là nội dung được tranh luận sôi nổi tại hội thảo "Kỹ năng học tập thế kỷ 21 tại khu vực Đông Nam Á” được diễn ra chiều 27/10 vừa qua tại Hà Nội. Đây là buổi hội thảo nhận được sự quan tâm, góp ý của các chuyên gia giáo dục đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á xoay quanh vấn đề định hướng kỹ năng giáo dục cho học sinh Việt Nam trong thế kỷ 21.
Quang cảnh buổi hội thảo
Tại hội thảo nhiều câu hỏi được đặt ra và bàn luận: tại sao dạy kỹ năng thế kỷ 21 lại là một thách thức? Chúng ta cần trang bị những gì cho học sinh trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của nền giáo dục? Bước sang thế kỷ 21 khi cuộc sống của chúng ta có nhiều sự biến động và thay đổi, chúng ta đang sống trong một thế giới “không biên giới”, với máy tính, điện thoại di động… chính vì thế tất cả những hành vi, hoạt động của chúng ta cũng thay đổi theo một cách chóng mặt. Theo tổng cục thống kê Việt Nam tới tháng 9/2012 nước ta có tới 128,1 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có tới 116 triệu thuê bao di động, có 4 triệu thuê bao Internet và có tới 31.1 triệu người dùng Internet thường xuyên. Việt Nam đứng thứ 8 ở khu vực châu Á và đứng thứ 20 trên thế giới với số lượng người dùng Internet nhiều nhất. Nhìn chung, chúng ta đang sống với công nghệ mới, tác động từng giờ, từng ngày gần như thay đổi mọi nhu cầu của chúng ta từ người trẻ đến người già, công nhân hay kỹ sư… tất cả đứng trước những thách thức của thay đổi và đã thay đổi. Thế nhưng nền giáo dục của chúng ta nói chung vẫn chưa có gì thay đổi đặc biệt hơn cả so với những gì đã xảy ra ở thế kỷ 20.
Tại hội thảo TS. Phạm Phương Luyện (Nguyên Chủ nhiệm Khoa ngôn ngữ và văn hóa Anh – Mỹ, ĐH Ngoại Ngữ, ĐHQG, Hà Nội) chia sẻ rằng: nếu chúng ta không tăng cường kỹ năng tư duy, tương tác và phân tích trong chương trình giảng dạy thì học sinh khi ra trường sẽ không kiếm được công ăn việc làm. Vì thế nếu các trường muốn thực hiện chức năng đào tạo giáo dục của mình thì nhất thiết phải cung cấp cho người đọc những chương trình, khóa học để đào tạo học sinh thành người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc hiện nay với những kỹ năng, chuyên môn sâu, sáng tạo.
TS. Phạm Phương Luyện (Nguyên Chủ nhiệm Khoa ngôn ngữ và văn hóa Anh – Mỹ, ĐH Ngoại Ngữ, ĐHQG, Hà Nội, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng bộ môn Tiếng Anh, Bộ GD-ĐT) chia sẻ về nền giáo dục nước nhà cần có sự thay đổi.
TS cũng nhấn mạnh: cốt lõi nhất vẫn là khả năng nắm bắt kiến thức một cách nhanh nhất rồi vận dụng kiến thức đó vào công việc và kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ và kỹ năng sáng tạo. Lớp kỹ năng gồm 3 loại: thứ 1: biết phương pháp học tập sáng tạo thông qua rèn luyện tư duy; thứ 2: biết sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông; thứ 3: biết văn hóa ứng xử, văn hóa làm người. Con người lao động trong thế kỷ 21 vừa phải năng động sáng tạo vừa có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng xã hội.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Trung, Giám đốc DTT thì cho rằng: Mô hình hợp tác công – tư, cho phép nhà trường, phụ huynh tự chủ môn học, đó là sự đột phá trong giáo dục, mà chúng ta cần tham khảo. Ở Việt Nam đã áp dụng mô hình hợp tác công tư trong một số lĩnh vực và thành công ở lĩnh vực xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, áp dụng sang ngành giáo dục thì rất khó, bởi rào cản tâm lý rất lớn. Xã hội thay đổi từng ngày, phương pháp tư duy cũng cần phải thay đổi liên tục. Trước đây có 2 loại tư duy: tư duy logic và tư duy xã hội. Giờ phải là tư duy phản biện, phê phán kết hợp với công cụ giải quyết vấn đề là công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Việc dạy kỹ năng thế kỷ 21 cho học sinh đang được đặt ra một cách cấp bách và cần thiết để nền giáo dục nước nhà có những thay đổi đáng kể trong tương lai trên nền tảng khoa học – công nghệ. Như vậy, một thế hệ học sinh sau khi ra trường sẽ vững chắc về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo…Tất cả có thể đáp ứng như cầu cho sự phát triển bền vững và mạnh mẽ của đất nước trong tương lai.
Thu.Phạm
LabVietnam 2012 – triển lãm dụng cụ khoa học và thiết bị Phòng Thí Nghiệm lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam dành cho các nhà khoa học và ngiên cứu khu vực Đông Dương.
Facebook đã cán mốc 1 tỷ người dùng hoạt động kể từ khi vận hành năm 2004. Dù công ty đã đạt tới quy mô khổng lồ, song tham vọng của CEO Mark Zuckerberg vẫn còn rất lớn. Trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg nhằm chào đón sự kiện 1 tỉ người dùng, Mark đã tỏ rõ tham vọng của mình về sự phát triển của công ty, cũng như hướng đi của Facebook trong tương lai.
Theo thông tin từ VNPT Hà Nội, từ ngày 1/11 khách hàng đăng ký dịch vụ điện thoại cố định của VNPT Hà Nội sẽ được miễn phí các cuộc gọi nội hạt (cả gọi đến thuê bao cố định các mạng khác tại Hà Nội) với 2 gói cước Saving Talk Extra và Business Talk.
Với cửa sổ soạn thảo mới, người dùng có thể cùng một lúc soạn thảo nhiều email. Ngoài ra, Google còn kết hợp ảnh đại diện vào địa chỉ liên lạc và thay đổi cách hiển thị thư trả lời.
Ngày An toàn thông tin Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề “Chung tay xây dựng hạ tầng thông tin an toàn vì chủ quyền số quốc gia” sẽ diễn ra từ 15-16/11/2012 tại TP.HCM.
Từ 1/11, 15 website nghe nhạc như Zing Mp3, Nhaccuatui, goMusic, Socbay… sẽ đồng loạt thu phí tải nhạc 100 album Việt Nam. Người dùng có thể mua nhạc bản quyền thông qua thẻ ATM-Internet Banking, tin nhắn SMS, thẻ cào điện thoại…
Theo những thay đổi mới nhất trong đạo luật DMCA, việc mở khóa điện thoại mà không có sự đồng ý của nhà mạng viễn thông sẽ bị xem là phạm pháp.
Cỗ máy này tên Titan, thuộc Bộ Năng Lượng Quốc Gia Mỹ, có sức mạnh tính toán vào khoảng 20 petaflops/s, tức là 20 triệu tỉ phép tính trên 1 giây. Titan mạnh hơn Sequoia (IBM) 4 petaflops/s, vốn là cựu vô địch từ tháng 6.
Cuối cùng thì số lượng ứng dụng trên Google Play đã bắt kịp với số lượng ứng dụng trên cửa hàng trực tuyến App Store của Apple với con số 700.000 ứng dụng.
Phải chăng cũng nên có các bài học như câu chuyện của Zing cho các trang web cũng như người dùng Việt hiểu rằng tôn trọng bản quyền, tài sản của người khác không chỉ là chuyện có ý thức hay không, đó là luật, nó tác động trực tiếp đến tiền bạc và sự tự do của họ.