Trung tâm Giám sát Điều hành đô thị thông minh Thừa Thiên – Huế được triển khai trên nền tảng giải pháp smartcity của Viettel, sẽ quản lý tất cả các dịch vụ đô thị thông minh từ trật tự đến giao thông, từ báo chí đến tàu cá.
Theo thông cáo, Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh Thừa Thiên Huế đã triển khai đồng thời 10 dịch vụ giám sát đô thị thông minh, bao gồm: phản ánh hiện trường; nhóm giải pháp camera giám sát đô thị (giám sát vi phạm giao thông; giám sát trật tự đô thị; giám sát an toàn đô thị; tổng hợp hỗ trợ quy hoạch, phát triển giao thông); thông tin cảnh báo; giám sát thông tin báo chí địa phương; thẻ điện tử công chức, viên chức; giám sát dịch vụ hành chính công; giám sát quảng cáo điện tử; giám sát môi trường; giám sát an toàn thông tin; giám sát tàu cá.
Trong đó, dịch vụ tiếp xúc với người dân nhiều nhất là phản ánh hiện trường. Người dân có thể phản ánh, kiến nghị về những bất cập trong đời sống xã hội với chính quyền trực tiếp bằng smartphone hoặc qua website của Trung tâm, kèm theo hình ảnh, video hiện trường. Những phản ánh này được Trung tâm ghi nhận và chuyển về các cơ quan chức năng xử lý. Quá trình tiếp nhận, xử lý và kết quả được đăng tải để người dân có thể giám sát quá trình đến khi ra kết quả cuối cùng.
Hệ thống camera được lắp đặt trên địa bàn tỉnh sẽ được chuyển dữ liệu về Trung tâm. Tại đây, hệ thống sẽ phân tích và đưa ra các cảnh báo vi phạm. Trung tâm kiểm tra, xác minh mức độ cảnh báo, hỗ trợ công an hoặc các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền xử lý.
Trung tâm điều hành có thể giúp nhanh chóng giải quyết các sự cố trong đời sống
Hiện tại, đã có 85 đầu mối cơ quan xử lý những phản ánh trực tuyến của người dân thông qua Trung tâm GSĐH Đô thị thông minh, gồm: 100% cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; 100% UBND cấp huyện; 100% phường thuộc Thành phố Huế. Bên cạnh đó là một số cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn và các đơn vị sự nghiệp quan trọng UBND tỉnh.
Theo dự kiến, hệ thống đô thị thông minh tại Thừa Thiên – Huế sẽ tiếp tục được Viettel mở rộng và hoàn chỉnh vào năm 2020.
Phan Thành
HMD Global vừa chính thức trình làng bộ đôi điện thoại “cục gạch” mới, trong đó có mẫu Nokia 220 là chiếc điện thoại 4G rẻ nhất hiện nay của hãng này.
Theo số liệu từ Kaspersky, số người dùng bị đánh cắp mật khẩu đã chạm đỉnh từ dưới 600.000 (nửa đầu 2018) lên hơn 940.000 (nửa đầu năm 2019).
Đánh vào sự nhẹ dạ cả tin của người dùng, nhiều fanpage bán hàng trên Facebook liên tục được lập ra để chào bán các sản phẩm công nghệ chính hãng với mức giá rẻ không tưởng. Thậm chí các fanpage này còn “mượn tạm” các hình ảnh của những chuỗi lớn để tạo lòng tin, nhằm bán các sản phẩm chất lượng kém, nhái thương hiệu lớn.
Sau nhiều thông tin và hình ảnh phụ kiện được rò rỉ thì cuối cùng, hình ảnh đầu tiên thực tế về chiếc flagship cao cấp nhất của Huawei sẽ ra mắt cuối năm nay đã lộ diện.
Mới đây, Facebook đã gửi thông báo tới nhiều phụ huynh đăng ký sử dụng Messenger Kids cho con em của mình về một lỗi phát sinh trên nền tảng này, khi cho phép trẻ em tham gia các cuộc trò chuyện nhóm của người lạ.
Mới đây, Facebook đã gửi thông báo tới nhiều phụ huynh đăng ký sử dụng Messenger Kids cho con em của mình về một lỗi phát sinh trên nền tảng này, khi cho phép trẻ em tham gia các cuộc trò chuyện nhóm của người lạ.
Các thay đổi bao gồm cài Windows trực tiếp từ đám mây, đổi tên Windows Defender sang Microsoft Defender.
Các thay đổi bao gồm cài Windows trực tiếp từ đám mây, đổi tên Windows Defender sang Microsoft Defender.
Người dùng thường lo sợ khi nghĩ rằng malware là sản phẩm của những hacker ưu tú, sẵn sàng có thể đánh cắp tiền trong tài khoản hay vô hiệu hoá máy tính của bạn chỉ trong nháy mắt. Tuy nhiên, thực sự adware mới là thứ đáng để quan tâm hơn đối với người dùng phổ thông.
Mạng xã hội với tất cả thể loại nội dung dành cho tất cả mọi người không còn được người dùng lẫn các chuyên gia truyền thông ưa chuộng, vậy đâu là tương lai?