Liên tiếp gần đây ở Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp bị điện giật tử vong khi vừa cắm sạc điện thoại vừa sử dụng. Mới đây, một người phụ nữ ở Lào Cai được ghi nhận đã tử vong do điện thoại phát nổ khi sử dụng điện thoại trong lúc cắm sạc.
Trước đó trên mạng xã hội lan truyền thông tin một phụ nữ bị ở Lào Cai bị sét đánh tử vong khi đang sử dụng điện thoại khiến nhiều người hoang mang.
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Thái Niên (H.Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) xác nhận, một phụ nữ 19 tuổi đã tử vong do điện thoại phát nổ, gây điện giật trên địa bàn vào chiều qua 24/7. Thông tin ban đầu cho thấy nạn nhân có sử dụng điện thoại khi cắm sạc và điện thoại phát nổ khiến nạn nhân bị điện giật tử vong. “Các xác minh tại hiện trường cho thấy nạn nhân có vết cháy xém tại cổ tay.”, ông Tuấn thông tin thêm.
Nguồn ảnh Internet
Ông này cũng bác bỏ nguyên nhân tử vong của nạn nhân do sét đánh trúng mạng lưới điện trong lúc nạn nhân đang dùng điện thoại cắm sạc điện như thông tin mà các trang mạng chia sẻ. “Trong ngày hôm nay địa phương chỉ có mưa nhẹ, không có sấm chớp, giông sét, tuy vụ việc vẫn đang trong giai đoạn điều tra để có kết quả cuối cùng nhưng bước đầu có thể xác định do sử dụng sạc điện thoại kém chất lượng dẫn đến vụ nổ” ông Yuấn cho biết.
Thông tin từ UBND xã Thái Niên, nạn nhân có chồng, 2 con nhỏ và hoàn cảnh khó khăn. Chính quyền đã hỗ trợ bước đầu và chia buồn cùng người nhà của nạn nhân.
Trước đó ngày 6/7, một thanh niên 22 tuổi cũng tử vong do sử dụng điện thoại trong lúc sạc pin khiến điện thoại phát nổ ở Lạng Sơn. Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc liên quan đến điện thoại, chính quyền địa phương cần tuyên truyền người sự nguy hiểm của việc sử dụng điện thoại trong lúc sạc đặc biệt là với các điện thoại, thiết bị sạc trôi nổi kém chất lượng.
Các chuyên gia cũng cảnh báo việc sử dụng điện thoại trong lúc sạc rất nguy hiểm dù đó là sản phẩm cao cấp đắt tiền. Việc bị rò điện khi sạc pin điện thoại có nhiều nguyên nhân, đa phần là do quá nhiệt hoặc thiết bị sạc kém chất lượng không đúng các tiêu chuẩn an toàn. Đặc biệt không để điện thoại sạc qua đêm hoặc sạc điện thoại mà không có sự kiểm soát rất dễ gây cháy nổ, hoả hoạn không thể kiểm soát.
Hội thảo quốc tế Khoa học và Kỹ thuật tính toán lần thứ IV năm 2019 do Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán (ICST) tổ chức sáng nay 25/7 thu hút đông đảo giới khoa học, chuyên gia trong các lĩnh vực mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo, máy học và ứng dụng của CNTT trong và ngoài nước.
Colossus, chiếc máy tính kỹ thuật số có thể được lập trình đầu tiên trên thế giới được sinh ra để phân tích và giải mã các mệnh lệnh và tin nhắn được mã hóa bằng máy mã hóa Lorenz SZ40 / 42.
Mới đây, một người phụ nữ đã sử dụng các phương tiện truyền thông để xin tiền hỗ trợ cho con gái, chỉ trong 17 ngày cô đã xin được 183.500 Dh (khoảng 50.000 USD). Người phụ nữ này đã bị bắt ngay sau đó.
Thang cuốn di chuyển chậm và được thiết kế để giúp mọi người nhẹ nhàng di chuyển lên tầng tiếp theo, lại tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn nghiêm trọng. Gần như không ai biết cách tắt khuẩn cấp thang cuốn khi có tai nạn xảy ra để hỗ trợ nạn nhân.
Thang cuốn di chuyển chậm và được thiết kế để giúp mọi người nhẹ nhàng di chuyển lên tầng tiếp theo, lại tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn nghiêm trọng. Gần như không ai biết cách tắt khuẩn cấp thang cuốn khi có tai nạn xảy ra để hỗ trợ nạn nhân.
Hiệp hội Kỹ sư Úc vừa trao danh hiệu Centenary Hero (Người hùng thế kỷ) cho Giáo sư Milan Brandt, Giám đốc Kỹ thuật của Trung tâm Chế tác công nghệ cao thuộc Đại học RMIT (Melbourne), nhờ ảnh hưởng của công trình nghiên cứu mô cấy ghép cột sống in 3D mà ông đã thực hiện.
Thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh, khủng hoảng… ở quy mô toàn cầu không còn là viễn tưởng mà đã trở thành nguy cơ có thật. Nhiều người tự hỏi nơi nào trên thế giới an toàn nhất khi hiểm hoạ toàn cầu xảy ra?
Thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh, khủng hoảng… ở quy mô toàn cầu không còn là viễn tưởng mà đã trở thành nguy cơ có thật. Nhiều người tự hỏi nơi nào trên thế giới an toàn nhất khi hiểm hoạ toàn cầu xảy ra?
Thời điểm hai phi hành gia Buzz Aldrin và Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/7/1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc bấy giờ đã ra lệnh chuẩn bị sẵn một kế hoạch đau thương.
Loại bọ ve chuyên hút máu động vật, vốn thường xuất hiện trên cơ thể chó (thường gọi là ve chó) vừa được tìm thấy trong… mắt người.