Theo số liệu từ Kaspersky, số người dùng bị đánh cắp mật khẩu đã chạm đỉnh từ dưới 600.000 (nửa đầu 2018) lên hơn 940.000 (nửa đầu năm 2019).
Theo Kaspersky, Trojan Password Stealing Ware (PSW) là vũ khí nằm trong bộ công cụ tội phạm mạng sử dụng để xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. Mã độc này lấy cắp dữ liệu thông qua trình duyệt web bằng nhiều phương thức khác nhau. Thông thường, chúng sẽ nhắm đến những thông tin nhạy cảm được lưu và điền tự động, như dữ liệu cá nhân của người dùng, thông tin đăng nhập website, mật khẩu hay chi tiết thẻ thanh toán. Ngoài ra, một số loại mã độc có khả năng đánh cắp cookie của trình duyệt, tệp từ một thiết bị cụ thể (như máy tính để bàn), hoặc các ứng dụng (như dịch vụ nhắn tin).
Trong 6 tháng năm 2019 vừa qua, Kaspersky nhận thấy hoạt động tấn công mật khẩu diễn ra mạnh mẽ tại châu Âu và châu Á, đặc biệt là các nước Nga, Ấn Độ, Brazil, Đức và Mỹ. Alexander Eremin, nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky cho biết, một trong những Trojan đánh cắp mật khẩu phát tán nhiều nhất là Azorult, được phát hiện trên thiết bị của hơn 25% người dùng bị tấn công bởi Trojan PSW.
Để bảo mật mật khẩu và thông tin đăng nhập, người dùng không nên chia sẻ mật khẩu hoặc thông tin cá nhân với bạn bè hoặc gia đình vì điều này có thể khiến thiết bị vô tình bị mã độc tấn công. Không đăng những thông tin này trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội. Luôn cài đặt và cập nhật phần mềm bảo mật để được bảo vệ khỏi các mối đe dọa và mã độc mới nhất. Sử dụng giải pháp bảo mật như Kaspersky Password Manager để lưu mật khẩu và thông tin cá nhân, bao gồm hộ chiếu, giấy phép lái xe và thẻ ngân hàng.
Ô Lâu
Đánh vào sự nhẹ dạ cả tin của người dùng, nhiều fanpage bán hàng trên Facebook liên tục được lập ra để chào bán các sản phẩm công nghệ chính hãng với mức giá rẻ không tưởng. Thậm chí các fanpage này còn “mượn tạm” các hình ảnh của những chuỗi lớn để tạo lòng tin, nhằm bán các sản phẩm chất lượng kém, nhái thương hiệu lớn.
Sau nhiều thông tin và hình ảnh phụ kiện được rò rỉ thì cuối cùng, hình ảnh đầu tiên thực tế về chiếc flagship cao cấp nhất của Huawei sẽ ra mắt cuối năm nay đã lộ diện.
Mới đây, Facebook đã gửi thông báo tới nhiều phụ huynh đăng ký sử dụng Messenger Kids cho con em của mình về một lỗi phát sinh trên nền tảng này, khi cho phép trẻ em tham gia các cuộc trò chuyện nhóm của người lạ.
Mới đây, Facebook đã gửi thông báo tới nhiều phụ huynh đăng ký sử dụng Messenger Kids cho con em của mình về một lỗi phát sinh trên nền tảng này, khi cho phép trẻ em tham gia các cuộc trò chuyện nhóm của người lạ.
Các thay đổi bao gồm cài Windows trực tiếp từ đám mây, đổi tên Windows Defender sang Microsoft Defender.
Các thay đổi bao gồm cài Windows trực tiếp từ đám mây, đổi tên Windows Defender sang Microsoft Defender.
Người dùng thường lo sợ khi nghĩ rằng malware là sản phẩm của những hacker ưu tú, sẵn sàng có thể đánh cắp tiền trong tài khoản hay vô hiệu hoá máy tính của bạn chỉ trong nháy mắt. Tuy nhiên, thực sự adware mới là thứ đáng để quan tâm hơn đối với người dùng phổ thông.
Mạng xã hội với tất cả thể loại nội dung dành cho tất cả mọi người không còn được người dùng lẫn các chuyên gia truyền thông ưa chuộng, vậy đâu là tương lai?
Cả thế giới đang dõi theo Huawei khi ngày ra mắt thế hệ flagship tiếp theo của công ty đang đến gần. Trong vài năm trở lại đây, nhà sản xuất di động thứ hai thế giới đã góp công lớn trong việc thúc đẩy các công nghệ camera mới trên di động. Chiếc Mate 30 Pro được kỳ vọng sẽ tiếp tục đi đúng với xu hướng trên.
Ngày 19/7 tại TP.HCM, Ban tổ chức Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam lần thứ 23 năm 2019 họp báo công bố toàn bộ nội dung và chuỗi hoạt động của sự kiện quan trọng này.