Hiệp hội Kỹ sư Úc vừa trao danh hiệu Centenary Hero (Người hùng thế kỷ) cho Giáo sư Milan Brandt, Giám đốc Kỹ thuật của Trung tâm Chế tác công nghệ cao thuộc Đại học RMIT (Melbourne), nhờ ảnh hưởng của công trình nghiên cứu mô cấy ghép cột sống in 3D mà ông đã thực hiện.
Lồng lưới mắt cáo làm từ titanium in 3D vừa vặn với cột sống
Giải thưởng năm nay được trao nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hiệp hội Kỹ sư Úc và dành cho những kỹ sư “đột phá giới hạn, chỉ ra những điểm chưa ổn, và nghĩ ra những sáng kiến đổi mới mà 100 năm trước không ai có thể hình dung tới”.
Giáo sư Brandt là chủ nhiệm công trình nghiên cứu mô cấy ghép cột sống in 3D trong nước lần đầu tiên tại Úc. Mô cấy ghép này đã được cấy ghép thành công cho bệnh nhân Amanda Gorvin vào năm 2015.
Áp dụng nhiều phương pháp chữa trị, nhưng đáng tiếc những mô cấy ghép có mặt trên thị trường không khớp với khoảng hở đặc biệt trên cột sống của cô, nên không phù hợp để phẫu thuật.
Giáo sư Brandt cho biết, thiết kế một cấu trúc không theo khuôn mẫu, có thể hỗ trợ toàn bộ trọng lượng cơ thể người là một việc làm đầy thách thức.
Nhưng nhóm đã dùng công cụ phần mềm do trường thiết lập và máy in laser 3D để tạo từng lớp từng lớp mô cấy ghép, từ bột kim loại titanium, để cuối cùng tạo ra được một lồng lưới mắt cáo bằng titanium có thể hỗ trợ toàn bộ trọng lượng cơ thể người.
Cô Gorvin, giờ đã làm mẹ sau cuộc cuộc phẫu thuật thành công chia sẻ, việc các bác sĩ phẫu thuật và kỹ sư làm việc cùng nhau tạo ra mẫu ghép hoàn hảo đến từng mi-li-mét để đưa vào cột sống của mình quả thực là điều đáng kinh ngạc.
Cô Amanda Gorvin – người được phẫu thuật cấy ghép cột sống in 3D đầu tiên của Úc được thiết kế bởi các kỹ sư của Đại học RMIT
Dự án đã mở ra hướng mới cho Giáo sư Brandt và nhóm của ông trong việc thiết kế mô cấy ghép thế hệ mới cho bệnh nhân ung thư xương.
Lần này, nhóm đã hợp tác cùng Stryker (một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới về công nghệ y tế), Đại học Công nghệ Sydney, Trung tâm hợp tác nghiên cứu Chế tác Đổi mới sáng tạo và Bệnh viện St Vincent, trong in 3D xương thay thế có kích cỡ tùy chỉnh, để thay thế các phần xương mang khối u đã bị cắt bỏ, giúp bảo toàn chi cho bệnh nhân càng nhiều càng tốt.
Một mẫu cấy ghép xương in 3D
Ô Lâu
Thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh, khủng hoảng… ở quy mô toàn cầu không còn là viễn tưởng mà đã trở thành nguy cơ có thật. Nhiều người tự hỏi nơi nào trên thế giới an toàn nhất khi hiểm hoạ toàn cầu xảy ra?
Thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh, khủng hoảng… ở quy mô toàn cầu không còn là viễn tưởng mà đã trở thành nguy cơ có thật. Nhiều người tự hỏi nơi nào trên thế giới an toàn nhất khi hiểm hoạ toàn cầu xảy ra?
Thời điểm hai phi hành gia Buzz Aldrin và Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/7/1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc bấy giờ đã ra lệnh chuẩn bị sẵn một kế hoạch đau thương.
Loại bọ ve chuyên hút máu động vật, vốn thường xuất hiện trên cơ thể chó (thường gọi là ve chó) vừa được tìm thấy trong… mắt người.
Nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia cho thấy, học sinh Việt Nam ở mọi lứa tuổi luôn có những vấn đề về dinh dưỡng và vận động. Nổi lên đó là việc béo phì ở học sinh tiểu học và còi xương ở học sinh trung học.
Chuyên gia dinh dưỡng Singapore vừa đưa ra cảnh báo, trà sữa trân châu đường đen là loại thức uống gây nguy hại đến sức khỏe nhiều nhất trong các loại trà sữa.
Chuyên gia dinh dưỡng Singapore cảnh báo: trà sữa trân châu đường đen, loại thức uống nguy hại đến sức khoẻ nhất trong các loại trà sữa.
Chúng ta mới chỉ nhìn thấy xác sống trên phim ảnh nhưng các nhà khoa học đã khám phá được một loại nấm bí ẩn có khả năng biến những con kiến nhỏ bé… thành xác sống.
Dự đoán về tuổi thọ, chỉ số năng lượng, nơi sinh sống của dân cư trên thế giới để hình dung được tương lai của chúng ta trong 100 năm tới.
Tạp chí di truyền quốc tế uy tín Human Mutation (IF 4,5) vừa công bố “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt”. Đây là nghiên cứu lớn nhất về bộ gen người Việt, với mục đích làm cơ sở tham chiếu cho các nghiên cứu Y-Sinh và giải đáp thắc mắc về sức khoẻ của người Việt Nam hiện nay.