Người dùng thường lo sợ khi nghĩ rằng malware là sản phẩm của những hacker ưu tú, sẵn sàng có thể đánh cắp tiền trong tài khoản hay vô hiệu hoá máy tính của bạn chỉ trong nháy mắt. Tuy nhiên, thực sự adware mới là thứ đáng để quan tâm hơn đối với người dùng phổ thông.
Adware phân phối các ứng dụng quảng cáo
Nếu người dùng không phải là một kẻ tội phạm bị truy nã ở nhiều quốc gia, hay một nhân vật quan trọng bị nhiều tổ chức nhắm đến thì bạn chẳng cần phải lo lắng gì về các malware “siêu cấp”. Trên thực tế, các malware dạng trung bình và đơn giản, nhưng tìm mọi cách để trục lợi từ thông tin cá nhân của bạn mới là thứ đang phát triển tràn lan và đáng để lo ngại. Adware (phần mềm quảng cáo) là một trong số đó.
Trong cuộc sống hàng ngày, có lẽ người dùng không nghĩ nhiều về adware hay các phần mềm tương tự đang ngày ngày len lỏi vào từng ứng dụng và trình duyệt mà bạn đang sử dụng để ăn cắp thông tin và phát tán chúng cho các bên quảng cáo – một cách để tạo ra doanh thu. Đây là một thực trạng đáng ngại đối với người dùng phổ thông hơn là việc phải lo sợ về các malware cao siêu.
Người dùng chắc vẫn nhớ và ghét cay ghét đắng quảng cáo dạng pop-up, thứ “đập vào mặt” bạn mỗi khi truy cập một website nào đó? Tương tự như thế, các phần mềm quảng cáo adware cũng chèn ép người dùng theo cách tương tự và bắt họ xem quảng cáo. Các nhà tiếp thị quảng cáo thường trả tiền dựa trên số lần hiển thị hoặc số người tải quảng cáo của họ. Vì thế, những kẻ lừa đảo đã nhận ra rằng càng nhiều quảng cáo chúng bắt bạn xem, chúng càng bỏ túi nhiều tiền.
Mỗi chiếc smartphone là môi trường hoàn hảo để kẻ tấn công tiến hành giải phóng phần mềm quảng cáo độc hại. Những kẻ tấn công có thể phân phối các ứng dụng bị nhiễm adware thông qua các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba cho Android và thậm chí lén bỏ các ứng dụng có phần mềm quảng cáo vào Google Play Store hoặc App Store của Apple.
Chúng có thể tiếp cận hàng triệu thiết bị một cách nhanh chóng, ẩn trong điện thoại của người dùng, trong khi máy chủ của các adware này thì tung quảng cáo chạy ngầm trên thiết bị của bạn hoặc hiển thị ngay trên màn hình. Việc này không đòi hỏi kỹ thuật hack công phu, và cũng không hề lấy cắp tiền của bất kì ai. Điều tệ nhất có thể đó là nó làm cho thiết bị của bạn chậm hơn một chút hoặc buộc bạn phải đóng một số quảng cáo bất ngờ hiện ra.
Công ty bảo mật Check Point đã phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy, những kẻ tấn công bắt đầu phát triển adware mang tên Agent Smith vào năm 2016 và tiến hành nâng cấp nó nhiều lần sau đó. Adware này được phân phối phần lớn thông qua kho ứng dụng “bên thứ ba” 9Apps dành cho Android. Ban đầu, adware này được coi là ứng dụng hợp pháp nhưng yêu cầu một số quyền đáng ngờ của thiết bị để chạy và hiển thị rất nhiều quảng cáo trên đó.
Gây nguy hiểm cho dữ liệu hoặc tài khoản của người dùng
Tuy nhiên, vào mùa xuân 2018, adware Smith đã phát triển lên một tầm cao mới. Những kẻ tấn công đã thêm vào các thành phần độc hại khác để một khi phần mềm quảng cáo được cài đặt, nó sẽ tìm kiếm các ứng dụng bên thứ ba cài trong máy, rồi sau đó lần lượt thay thế các ứng dụng này bằng các mã độc với số lượng lớn. Phần mềm độc hại ban đầu sẽ xuất hiện dưới dạng các trò chơi kém chất lượng, dịch vụ lưu trữ ảnh hoặc ứng dụng khiêu dâm. Nhưng sau khi được nâng cấp, nó sẽ tiến hành các hình thức giả dạng tinh vi hơn, như giả làm một tiện ích cập nhật cho Google tương tự như Google Updater, hoặc các ứng dụng dạng như đang bán sản phẩm của Google, để có cơ hội ẩn nấp tốt hơn.
Adware Smith cũng đã xâm nhập vào Google Play Store vào năm 2018, ẩn trong 11 ứng dụng có chứa bộ công cụ phát triển phần mềm liên quan. Một số trong số các ứng dụng này có tổng cộng khoảng 10 triệu lượt tải xuống, nhưng điều bất ngờ là adware Agent Smith không hoạt động trên đó và đây có thể là một bước đi mới cho kế hoạch lừa đảo tiếp theo. Google sau đó đã loại bỏ các ứng dụng độc hại này.
Adware Smith chỉ là một trong hàng ngàn chiến dịch sử dụng adware khổng lồ tác động đến hàng trăm triệu người dùng trên toàn thế giới. Chẳng hạn vào cuối năm 2017, phần mềm quảng cáo mang tên Fireball đã lây nhiễm ra hơn 250 triệu PC toàn cầu. Các ứng dụng giả mạo trò chơi nổi tiếng Fortnite cũng bắt đầu lan truyền adware trên Android vào mùa hè năm 2018. Và vào tháng 4, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 50 ứng dụng chứa adware trong Google Play, chúng được tải xuống tổng cộng hơn 30 triệu lần. Hầu như bất kỳ ứng dụng phổ biến nào cũng sinh ra các bản sao chứa adware gần như ngay lập tức, trong đó có cả ứng dụng đang “nổi đình nổi đám” gần đây là FaceApp.
Mặc dù adware không phải là mối đe dọa ngay lập tức đối với người dùng, ngay cả khi đã có mặt trên thiết bị của họ. Thế nhưng nó sẽ mở ra cơ hội cho những kẻ tấn công thêm vào chức năng độc hại khác trong tương lai có thể gây nguy hiểm cho dữ liệu hoặc tài khoản của người dùng đó. Và adware cũng có thể đi kèm với các loại phần mềm độc hại khác, báo trước các cuộc tấn công tồi tệ hơn sắp tới.
Vì vậy, nếu thiết bị di động của bạn có xuất hiện những phần mềm đáng ngại, hãy xem xét và loại bỏ chúng ngay. Lưu ý không nên tải và cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc và yêu cầu quyền truy cập vào hệ thống quá nhiều.
Mạng xã hội với tất cả thể loại nội dung dành cho tất cả mọi người không còn được người dùng lẫn các chuyên gia truyền thông ưa chuộng, vậy đâu là tương lai?
Cả thế giới đang dõi theo Huawei khi ngày ra mắt thế hệ flagship tiếp theo của công ty đang đến gần. Trong vài năm trở lại đây, nhà sản xuất di động thứ hai thế giới đã góp công lớn trong việc thúc đẩy các công nghệ camera mới trên di động. Chiếc Mate 30 Pro được kỳ vọng sẽ tiếp tục đi đúng với xu hướng trên.
Ngày 19/7 tại TP.HCM, Ban tổ chức Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam lần thứ 23 năm 2019 họp báo công bố toàn bộ nội dung và chuỗi hoạt động của sự kiện quan trọng này.
Các nghiên cứu cho thấy, hầu hết các trang web “đen” đều đang thu thập dữ liệu người dùng và bán dữ liệu này cho các công ty môi giới dữ liệu của bên thứ ba. Google hứa sẽ chấm dứt tình trạng lỗ hổng trong trình duyệt web Chrome làm tổn hại đến quyền riêng tư của người dùng.
Hôm nay 19/7, Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức công bố kết quả Dự án “Khảo sát và Bình chọn Ví điện tử tiêu biểu Việt Nam năm 2019” sau 5 tháng khảo sát lấy ý kiến của người tiêu dùng và dựa trên các tiêu chí đánh giá từ giới chuyên môn.
Không ít nạn nhân đã mắc bẫy lừa đảo và mất sạch tiền có trong tài khoản ngân hàng với thủ đoạn giả mạo Việt kiều mua hàng tặng người thân ở Việt Nam và người bán muốn nhận tiền phải sử dụng dịch vụ nhận tiền Western Union.
Công nghệ truyền âm dưới màn hình thực tế đã đi được một chặng đường rất dài với những tên tuổi hàng đầu trong ngành áp dụng trên các thế hệ smartphone mới của mình. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn khá xa lạ với nhiều người dùng Việt Nam và cũng ít ai biết mục đích của công nghệ truyền tải âm thanh giải quyết được vấn đề gì?
Các công nhân của Apple là những người làm lộ thiết kế iPhone mới nhiều nhất, có những người sẵn sàng bỏ việc sau khi đánh cắp thiết kế. Thậm chí nhiều công nhân còn đào cả đường hầm để tuồn linh kiện iPhone ra bên ngoài nhằm trục lợi.
Theo phản ảnh của các tài xế đang hợp tác với Go-Viet, công ty này đã bất ngờ thay đổi chỉnh sách điểm thưởng mới với mức điểm thưởng được cho là rất khó để đạt được. Chính vì thế họ đã thể hiện sự phản đối bằng cách tắt ứng dụng đình công từ sáng nay 18/7.
Sony vừa giới thiệu ra thị trường dòng sản phẩm tai nghe không dây chống ồn cao cấp WF-1000XM3, cùng nhiều tính năng thông minh dành cho giới doanh nhân, văn phòng và những người đam mê âm nhạc chất lượng.