EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU) đang tạo ra một xu hướng và dư địa mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Chuyên gia tư vấn công nghệ Nguyễn Tuấn Hoa cho rằng để đưa hàng nông sản Việt Nam lên ngôi tại thị trường lớn nhất và khó tính nhất là EU chỉ có một đáp án duy nhất: canh tác hữu cơ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao.
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – EU (EVFTA) thực sự là cơ hội vàng cho nông nghiệp Việt Nam. Ngay khi hiệp định có hiệu lực, gần 100% hàng nông sản Việt Nam sang 22 nước EU không bị đánh thuế nhập khẩu. Đó là thuận lợi to lớn khi mà trước đó, mức thuế nhập khẩu vào EU mà các sản phẩm của Việt Nam phải chịu nằm trong khoảng 5% – 20%.
Hiển nhiên cơ hội là rất lớn nhưng thách thức đặt ra là không nhỏ. EU không chấp nhận những mặt hàng không an toàn, không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng. Từ trước tới nay, hàng nông sản Việt Nam bán sang EU và các thị trường lớn khác thường “mang tiếng” là không chuẩn về sự đồng đều (ví dụ gạo, cà phê, hồ tiêu,… được thu gom từ nhiều nguồn không cùng một giống, không cùng kỹ thuật canh tác), hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có gốc hóa học thường vượt mức quy định, không an toàn cho người tiêu dùng và gần như không có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Trả lời câu hỏi làm thế nào tận dụng được cơ hội này, đưa hàng nông sản Việt Nam lên ngôi tại một trong những thị trường lớn nhất và khó tính nhất là EU chỉ có một đáp án duy nhất: canh tác hữu cơ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao.
Sau đây là tóm tắt nội dung của 3 bước để đạt đến giải pháp này.
Bước 1 – Chuyển từ canh tác vô cơ sang canh tác hữu cơ. Canh tác hữu cơ là phương pháp sử dụng các chất hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp: phân bón hữu cơ, áp dụng phương pháp BVTV hữu cơ, bảo quản hữu cơ. Nói nôm na là làm như cha ông ta đã làm ngày trước (khoảng trước năm 1960), khi phân bón hóa học, thuốc trừ sâu… chưa được sử dụng nhiều ở nước ta. Muốn canh tác hữu cơ thì cần có giống sạch (bệnh), đất sạch (không chứa mầm bệnh và các chất có hại cho cây trồng), nước sạch (cho cả cây trồng và vật nuôi), phân bón sạch (tốt nhất là phân bón hữu cơ vi sinh), thức ăn sạch (cho vật nuôi), phương pháp BVTV sạch và chế phẩm bảo quản sạch (không có hóa chất). Quá trình chuyển từ canh tác vô cơ sang hữu cơ chính là quá trình tạo ra những yếu tố sạch đó. Nói thì đơn giản nhưng thực hiện thì khó bởi lẽ quá trình này chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó, sức ỳ từ thói quen của người sản xuất là lực cản lớn nhất. Tuy nhiên, nếu quyết tâm thì người sản xuất nhận ra ngay lợi ích và tính bền vững của canh tác hữu cơ. Ví dụ trồng lúa hữu cơ cho thu hoạch về lúa không cao hơn nhiều so với canh tác vô cơ (xấp xỉ 50 triệu/ha/năm) nhưng nếu xen canh nuôi tôm, cá (vì không sử dụng hóa chất nên tôm cá không chết) thì một hecta cho thu hoạch vài trăm triệu đồng/năm. Đã xuất hiện mô hình “canh tác không cày xới” ở Đồng Tháp mang lại hiệu quả còn cao hơn nhiều. Ở nước ta, những mô hình canh tác hữu cơ đang được triển khai tại Đồng Tháp, Lâm Đồng, Đắc Nông, Trà Vinh, Long An… khẳng định hướng đi đúng và trở thành điểm đến tiềm năng cho những nhà xuất khẩu ra các thị trường quốc tế.
Bước 2 – Ứng dụng công nghệ cao vào canh tác hữu cơ
Trong sản xuất nông nghiệp, khả năng kiểm soát được trạng thái cây trồng, vật nuôi là mơ ước của người sản xuất. Khả năng đó chỉ có được khi áp dụng những công nghệ cao, tiên tiến. Những công nghệ cao này được áp dụng trên tất cả các khâu sản xuất. Trước tiên là đối với đất. Trước khi trồng, đất phải được xác định chi tiết trạng thái ban đầu để đảm bảo an toàn cho cây trồng. Ở nước ta, với gần 10 triệu hecta đất đã dùng hóa chất hảng chục năm qua, việc cải tạo đất thành đất sạch, đất hữu cơ không phải là việc một sớm một chiều. Ngay sau đó là nước. Với thói quen sử dụng nước tưới không qua xử lý (lấy thẳng từ kênh, mương để tưới) nay phải biết chất lượng của nguồn nước đầu vào để xử lý thành nước an toàn rồi mới tưới cây, cho vật nuôi uống hay nuôi thủy sản. Tiếp theo là phân bón. Việc sử dụng phân bón hữu cơ cần tỷ mỷ, đúng quy trình cũng phải rèn luyện bởi lâu nay người ta quen với việc mua phân bón hóa học về rải là xong. Thói quen đó đã làm cho người sản xuất ít chăm chỉ hơn so với ngày trước. Cũng từ lâu, việc sử dụng thuốc trừ sâu đề diệt trừ các loại nấm, côn trùng… phá hoại mùa màng đã quá quen với người sản xuất. Làm thế nào để không dùng hóa chất mà vẫn có thể phòng chống và loại bỏ được các tác nhân phá hoại hoa màu như tuyến trùng, nấm, vi khuẩn, virus, côn trùng,…và an toàn cho sức khỏe của cả người sản xuất lẫn người tiêu thụ? Đây là vấn đề trọng tâm và trong thực tế đã có lời giải hữu hiệu.
Khi tìm ra lời giải cho cả 6 vấn đề đó (giống, đất, nước, phân bón/dinh dưỡng, thuốc BVTV, bảo quản) thì nền nông nghiệp nước ta mới thật sự là an toàn và có điều kiện phát triển bền vững. Việc này được thực hiện nhờ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào thực tiễn. Ở đây không chỉ một vài công nghệ tham gia mà là hàng chục, thậm chí hàng trăm công nghệ được ứng dụng (riêng trong từng lĩnh vực như công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trường, công nghệ thông tin, công nghệ robot và tự động hóa, logistics,… đã có hàng chục công nghệ khác nhau). Cần nói thêm là việc ứng dụng công nghệ cao chỉ nên áp dụng để phát triển nông nghiệp hữu cơ. Chắc chắn không ai muốn ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra những sản phẩm không an toàn cho người tiêu dùng và giả sử nếu có thì cũng bị quốc tế tẩy chay vì mọi sản phẩm đều có xuất xứ hàng hóa rõ ràng, chủ nhân của sản phẩm không thể né tránh.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ giúp tăng năng suất và chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, mang lại cho người sản xuất thu nhập ngày càng cao và ổn định. Đạt được mức này, nông sản Việt Nam không chỉ vững vàng chiếm thị phần ở EU mà còn đến được mọi thị trường trên thế giới.
Bước 3 – Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững Nếu bước 1 là chuyển đổi, bước 2 là chạy đà thì bước 3 là phát triển bền vững. Cả 3 bước này được thực hiện trong kỷ nguyên số nên chắc chắn công nghệ số là nền tảng cơ bản để thúc đẩy sự phát triển. Bản thân công nghệ số không tác động trực tiếp lên cây trồng, vật nuôi như thức ăn, nước uống nhưng nó giúp cho con người nắm được mọi thông tin về trạng thái sản xuất để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời. Có thể lấy một ví dụ nhỏ: Nhiều người cho rằng mưa tốt cho cây trồng và gần như tất cả không làm gì sau khi mưa. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng mưa ở Việt Nam thường có hàm lượng axit cao. Sau khi mưa, pH trong môi trường sản xuất sụt giảm rõ rệt, đó là cơ hội cho các vi sinh vật có hại và nấm phát triển mạnh, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của những vi sinh vật có lợi. Người ta nhận ra rằng cứ vào mùa mưa thì nấm phát triển rất mạnh, điển hình như ở cây thanh long hay hồ tiêu là vì nguyên nhân đó. Nếu khi mưa mà đo được lượng nước mưa để kịp thời phun chế phẩm trung hòa pH theo liều lượng thích hợp để ngăn chặn nấm và vi sinh vật có hại sinh sôi thì mọi chuyện vẫn trong tầm kiểm soát. Việc này được thực hiện tốt nhất nhờ các IoT và các cơ chế tự động hóa. Đó chỉ là một khía cạnh nhỏ về môi trường sản xuất. Trên quy mô cả nước, nếu chúng ta có thiết bị IoT (và cả hệ thống số) đo được trạng thái toàn diện của môi trường ở tất cả các đơn vị sản xuất thì chúng ta sẽ có một hạ tầng số đầy đủ cho việc chủ động phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Lúc đó, bộ mặt nông nghiệp (và nông thôn) Việt Nam hoàn toàn đổi khác.
Kết luận
Thay lời kết luận xin nêu ý kiến của một giáo sư Nhật Bản tại một hội thảo quốc tế nhiều năm về trước. Ông nói “Hà Lan có diện tích canh tác bằng 1/6 diện tích canh tác của Việt Nam và chỉ làm được 1 vụ. Họ thu được 76 tỷ USD/năm. Nếu Việt Nam đạt trình độ canh tác và quản lý như Hà Lan thì mỗi năm thu được 76 tỷ USD x 6 lần diện tích x 3 vụ = 1.368 tỷ USD”. Đó là về lý thuyết. Phấn đấu đạt được con số lẻ 368 tỷ USD/năm cũng đã là quá tuyệt vời. Có ảo tưởng quá không? Không hề, chúng ta hoàn toàn đủ khả năng làm việc đó.
Nguyễn Tuấn Hoa và nhóm chuyên gia tư vấn
Nguyên nhân chính vẫn được cho là tình hình làm ăn bết bát của mảng di động vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện.
Nguyên nhân chính vẫn được cho là tình hình làm ăn bết bát của mảng di động vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện.
Dự kiến vào tháng 8, những chiếc smartscooters (xe tay ga thông minh) chạy điện sẽ có mặt như một phần của chương trình RideSharing tại Đài Loan với tên gọi là GoShare.
Dự kiến vào tháng 8, những chiếc smartscooters (xe tay ga thông minh) chạy điện sẽ có mặt như một phần của chương trình RideSharing tại Đài Loan với tên gọi là GoShare.
Tổ chức cảnh sát hình sự Quốc tế INTERPOL và Kaspersky vừa tiếp tục ký biên bản thỏa thuận 5 năm về hợp tác chống tội phạm mạng trên toàn cầu. Đây là lần thứ 2 hai bên ký kết thỏa thuận sau lần ký kết đầu tiên diễn ra vào năm 2014.
Tổ chức cảnh sát hình sự Quốc tế INTERPOL và Kaspersky vừa tiếp tục ký biên bản thỏa thuận 5 năm về hợp tác chống tội phạm mạng trên toàn cầu. Đây là lần thứ 2 hai bên ký kết thỏa thuận sau lần ký kết đầu tiên diễn ra vào năm 2014.
Samsung dự báo lợi nhuận sụt giảm kỷ lục trong vòng 3 năm trở lại đây. Lý do được cho là nằm ở hoạt động kinh doanh vật liệu bán dẫn đi xuống, bên cạnh đó các lệnh cấm thương mại đối với Huawei đã kéo theo một số lượng lớn lô hàng bị đình chỉ, khiến tình hình tồi tệ hơn.
Liên doanh Viettel – Vietinf – VVT – ITD sẽ chính thức triển khai dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 2 từ tháng 7/2019.
Tại sự kiện mới đây ở Belmont, Volkswagen tiết lộ ý tưởng chiếc xe Type 20 của mình. Về cơ bản đây là chiếc Microbus 1962 của Volkswagen được hồi sinh với nhiều công nghệ hiện đại, đặc biệt là động cơ của xe được thay bằng pin và động cơ điện.
Ví điện tử ZaloPay (trực thuộc công ty cổ phần ZION) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chính thức ký kết hợp đồng chiến lược, khách hàng Agribank có thể trải nghiệm các dịch vụ trên ứng dụng ZaloPay.