Facebook đã thông báo rằng họ đang bắt đầu chống lại sự phát tán của các phương pháp chữa trị ung thư giả mạo trên nền tảng mạng xã hội của mình. Thông báo này được đưa ra khi trả lời các câu hỏi từ Wall Street Journal (tạp chí Phố Wall), liên quan đến cuộc điều tra của tờ báo được công bố ngày 2/7, về các bài viết điều trị ung thư không được kiểm chứng đang phát tán mạnh mẽ trên Facebook và You Tube.
Các thông tin sức khỏe chưa được kiểm chứng về mặt y tế như khả năng trị bệnh của củ nghệ, nước điện giải ION (nước kiềm pH), ăn thực dưỡng… đang lan tràn và không được kiểm soát trên Facebook và YouTube. Đó là vấn đề nghiêm trọng vì nó khiến người bệnh từ chối điều trị theo yêu cầu của bác sĩ, và làm theo những phương pháp chưa được kiểm chứng được lan truyền trên các kênh mạng xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tài chính của người bệnh.
“Để giúp mọi người có được thông tin chính xác về sức khỏe và sự hỗ trợ cần thiết, điều bắt buộc là chúng tôi phải giảm thiểu các tin “giật gân” hoặc gây hiểu lầm”, bài đăng trên blog của Facebook thông báo về sự thay đổi.
Những “phương pháp điều trị” này có thể vô dụng hoặc nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nhiều trang khoe khoang về lợi ích của một số loại thực phẩm có ngăn ngừa ung thư. Các trang khác tuyên bố bạn thực sự có thể điều trị ung thư bằng cách tiêm soda. Một số bán các phương pháp điều trị, theo báo cáo của Wall Street Journal chi phí cao đến mức khiến bệnh nhân ung thư không có khả năng thanh toán cũng như từ chối các điều trị y tế khác như hóa trị.
Facebook đang giải quyết nội dung này bằng cách giới hạn phạm vi tiếp cận, nhưng không cấm hoặc loại bỏ hoàn toàn nội dung này. Điều đó có nghĩa Facebook đang xác định các bài đăng đưa ra tuyên bố giật gân về sức khỏe hoặc các bài đăng cố bán sản phẩm dựa trên yêu cầu sức khỏe, bằng cách tìm các cụm từ phổ biến liên quan đến loại nội dung đó. Sau đó, Facebook lập một bảng “cập nhật xếp hạng (ranking update)” để ngăn chặn việc phân phối các bài đăng này trong News Feeds của người dùng.
YouTube cũng đã có một số thay đổi để phản hồi với cuộc điều tra của Wall Street Journal. YouTube nói với Wall Street Journal rằng họ đang gỡ bỏ quảng cáo trên các kênh điều trị ung thư giả mạo. Các quảng cáo của các công ty dược phẩm hợp pháp không bị ảnh hưởng. Giống như Facebook, YouTube đang giới hạn sự phát tác của các tin này thay vì xóa chúng hoặc cấm hoàn toàn chúng.
Wall Street Journal lưu ý là các thông tin lừa đảo về sức khỏe thường xuất hiện ngay bên cạnh các thông tin sức khoẻ hợp pháp. Để phân biệt thông tin chính thống đáng tin cậy và thông tin giả từ lâu đã là một vấn đề của bất kỳ mạng xã hội nào, nơi thông tin đúng và sai có khả năng phát tán như nhau phụ thuộc vào sự quan tâm của người dùng.
Ngoài ra, rất khó để phân biệt được thông tin sức khoẻ nào là thật hay giả, các tin dạng như tiêm soda để trị bệnh ung thư rõ ràng là điều không thể tin, tuy nhiên hầu hết những tin được chia sẻ có nội dung khá thuyết phục, đòi hỏi người có chuyên môn trong ngành mới phân biệt được.
Ví dụ, các bài đăng hoàn hảo về hình ảnh thể hiện những ưu điểm chế độ ăn thực dưỡng, ăn sạch “clean eating” có mặt khắp trên Instagram. Dù không phải là các phương pháp chữa trị các bệnh nguy hiểm nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ liên quan đến dinh dưỡng bữa ăn và có khả năng gây hại khi uống kèm với trà giảm cân.
Tìm kiếm về phương pháp điều trị ung thư, kết quả trả về hầu hết là các hình ảnh và video ghi lại cuộc chiến chống ung thư của người bệnh bằng hoá trị. Nhưng có nhiều hashtag về phương phá điều trị ung thư thay thế, các thuyết âm mưu các liệu pháp tự nhiên. Những thông tin này rất khó để kiểm chứng và các thuật toán mới của các nền tảng mạng xã hội gần như không ảnh hưởng đến những tin này.
Galaxy S10+ phiên bản 128 GB là smartphone cao cấp được người dùng ưa chuộng nhất, OPPO Reno với thiết kế camera vây cá mập độc đáo đang là cái tên được người dùng cân nhắc. Còn trong phân khúc phổ thông có giá dưới 2 triệu đồng, Vsmart Joy1 hiện là lựa chọn số 1.
Người dùng và đại diện các nhà bán lẻ đánh giá cao dòng smartphone Huawei Y9 Prime 2019 về thiết kế camera bật, màn hình “không khuyết”, kèm pin “trâu”.
Phần mềm đang không ngừng khẳng định vị thế của mình trong một thế giới hiện đại, ngày càng lấn át phần cứng. Tuy nhiên, cũng chính phần mềm lại “bị” đổ trách nhiệm cho 2 vụ tai nạn của chiếc máy bay Boeing 737-MAX 8 – cướp đi sinh mạng của 346 người. Liệu điều này có ý nghĩa gì với ngành công nghiệp phần mềm cho xe hơi?
Mạng 5G ở Mỹ đang được triển khai rất chậm chạp nhưng lại có một bộ phận không nhỏ người dùng ở nước này đang tin rằng thiết bị của mình được tích hợp 5G.
Điện thoại 5G được dự đoán sẽ chiếm 51,4% thị phần điện thoại toàn cầu vào năm 2023, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới về phát triển 5G.
Các công ty Mỹ như Microsoft, Google, Qualcomm và Broadcom… bắt đầu có kế hoạch làm việc lại với Huawei sau khi tổng thống Mỹ nói rằng sẽ “nới lỏng” lệnh cấm với công ty này tại Hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tuần qua.
Sau những vấn đề khó giải quyết trên chiếc Galaxy Fold, Samsung đã bắt đầu nghĩ đến một lối thiết kế màn hình dẻo khác cho các thiết bị trong tương lai của hãng.
Đừng vì ham rẻ mà mua phải smartphone dạng hợp đồng. Chuyện cứ tưởng chỉ có ở nước ngoài nhưng nay đã xuất hiện tại Việt Nam.
Ngày 2/7, chuỗi khách sạn OYO Hotels & Homes – một trong những startup thành công của châu Á chính thức công bố gia nhập thị trường Việt Nam, trụ sở đặt tại TP.HCM.
Thế hệ tiếp theo của dòng Galaxy Note sẽ được Samsung trình làng vào ngày 7/8 tới thông qua sự kiện Unpack 2019 tổ chức tại trung tâm Barclays, Brooklyn, New York (Mỹ).