Facebook đã thông báo rằng họ đã bắt đầu chống lại sự phát tán của các phương pháp chữa trị ung thư giả mạo rên nền tảng mạng xã hội của họ. Thông báo được đưa ra để trả lời các câu hỏi từ Wall Street Journal (tạp chí Phố Wall), liên quan đến cuộc điều tra của tờ báo được công bố hôm thứ ba ngày 2/7, về các bài viết điều trị ung thư không được kiểm chứng đang phát tán mạnh mẽ trên Facebook và You Tube.
Các thông tin sức khỏe chưa được kiểm chứng về mặt y tế như khả năng trị bệnh của củ nghệ, nước điện giải ION (nước kiềm pH), ăn thực dưỡng… đang lan tràn và không được kiểm soát trên Facebook và YouTube. Đó là vấn đề nghiêm trọng vì nó khiến người bệnh từ chối điều trị theo yêu cầu của bác sĩ và làm theo và điều trị bằng những phương pháp chưa được kiểm chứng được lan truyền trên các kênh mạng xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tài chính của người bệnh.
“Để giúp mọi người có được thông tin chính xác về sức khỏe và sự hỗ trợ cần thiết, điều bắt buộc là chúng tôi phải giảm thiểu các tin “giật gân” hoặc gây hiểu lầm”, bài đăng trên blog của Facebook thông báo về sự thay đổi.
Những “phương pháp điều trị” này có thể vô dụng hoặc nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nhiều trang khoe khoang về lợi ích của một số loại thực phẩm có ngăn ngừa ung thư. Các trang khác tuyên bố bạn thực sự có thể điều trị ung thư bằng cách tiêm soda. Một số bán các phương pháp điều trị, theo báo cáo của Wall Street Journal chi phí cao đến mức khiến bệnh nhân ung thư không có khả năng thanh toán cũng như từ chối các điều trị y tế khác như hóa trị.
Facebook đang giải quyết nội dung này bằng cách giới hạn phạm vi tiếp cận, nhưng không cấm hoặc loại bỏ hoàn toàn nội dung này. Điều đó có nghĩa là Facebook đang xác định các bài đăng đưa ra tuyên bố giật gân về sức khỏe hoặc các bài đăng cố bán sản phẩm dựa trên yêu cầu sức khỏe, bằng cách tìm các cụm từ phổ biến liên quan đến loại nội dung đó. Sau đó, Facebook lập một bảng “cập nhật xếp hạng (ranking update)” để ngăn chặn việc phân phối các bài đăng này trong News Feeds của người dụng
YouTube cũng đã có một số thay đổi để phản hồi với cuộc điều tra của Wall Street Journal, YouTube nói với Wall Street Journal rằng họ đang gỡ bỏ quảng cáo trên các kênh điều trị ung thư giả mạo. Các quảng cáo của các công ty dược phẩm hợp pháp không bị ảnh hưởng. Giống như Facebook, YouTube đang giới hạn sự phát tác của các tin này, này thay vì xóa chúng hoặc cấm hoàn toàn chúng.
Wall Street Journal lưu ý là các thông tin lừa đảo về sức khỏe thường xuất hiện ngay bên cạnh các thông tin sức khoẻ hợp pháp. Để phân biệt thông tin chính thống đáng tin cậy và thông tin giã từ lâu đã là một vấn đề của bất kỳ mạng xã hội nào nơi thông tin đúng và sai có khả năng phát tán như nhau phụ thuộc vào sự quan tâm của người dùng.
Ngoài ra, rất khó để phân biệt được thông tin sức khoẻ nào là thật hay giả, các tin dạng tin như tiêm soda để trị bệnh ung thư rõ ràng là điều không thể tin, tuy nhiên hầu hết những tin được chia sẻ có nội dung khá thuyết phục, đòi hỏi người có chuyên môn trong ngành mới phân biệt được.
Ví dụ, các bài đăng hoàn hảo về hình ảnh thể hiện những ưu điểm chế độ ăn thực dưỡng, ăn sạch “clean eating” có mặt khắp trên Instagram. Dù không phải là các phương pháp chữa trị các bệnh nguy hiểm nhưng ẩn chứa nhiều nguy liên quan đến dinh dưỡng bữa ăn và có khả năng gây hại khi uống kèm với trà giảm cân.
Tìm kiếm về phương pháp đều trị ung thư, kết quả trả về hầu hết là các hình ảnh và video ghi lại cuộc chiến chống ung thư của người bệnh bằng hoá trị. Nhưng có nhiều hashtag về phương phá điều trị ung thư thay thế, các thuyết âm mưu các liệu pháp tự nhiên. Những thông tin này rất khó để kiểm chứng và các thuật toán mới của các nền tảng mạng xã hội gần như không ảnh hưởng đến những tin này.
Nghiên cứu “Tìm hiểu niềm tin của người tiêu dùng đối với dịch vụ số ở châu Á – Thái Bình Dương” được thực hiện bởi Microsoft và IDC chỉ ra rằng, tại Việt Nam cứ 3 người thì chưa đến 1 người tiêu dùng tin rằng dữ liệu cá nhân của họ được các tổ chức cung cấp dịch vụ số xử lý một cách đáng tin cậy.
Các chính sách cấm vận của Mỹ đang bắt đầu có hiệu lực và Huawei đang phải dần đưa ra những dự báo xấu hơn về tình hình kinh doanh của họ so với đầu năm.
Tại sự kiện Propak Asia 2019 diễn ra ở Bangkok, Thái Lan ngày 12/6, Epson công bố mực in đạt chứng nhận chuẩn châu Âu về Vật liệu an toàn tiếp xúc với thực phẩm dùng trong dòng máy in phun tem nhãn kỹ thuật số SurePress và dòng máy in nhãn màu theo nhu cầu ColorWorks.
Đại diện MediaTek đã có buổi chia sẻ về công nghệ 5G SoC, Edge AI Revolution, MediaTek Helio P70/ P90 cũng như định hướng của hãng tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Ngày 10/6 tại Hội nghị thượng đỉnh Giao thông Công cộng Toàn cầu – UITP 2019 diễn ra ở Thụy Điển, Huawei và đối tác giới thiệu Giải pháp LTE-Railway (LTE-R) cho truyền thông liên lạc không dây đường sắt thế hệ mới.
Công ty TNHH Giải pháp Logistics & Vận tải Lokaloop vừa ra mắt ứng dụng Lokaloop và Lokaloop Driver – hệ sinh thái công nghệ thông minh kết nối giữa chủ xe và chủ hàng thông qua sàn đấu giá trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam.
Apple đã xây dựng thành công khi có sự quan tâm ổn định của người tiêu dùng trong mỗi lần ra mắt sản phẩm mới nhất và tốt nhất của công ty. Tuy nhiên, với doanh số iPhone giảm, Apple đang bắt đầu giống với những hãng khác, sự tự mãn đã đẩy họ dần bị đối thủ thu hẹp khoảng cách.
Hợp tác với hãng phim 20th Century Fox thông qua bộ phim X-Men: Phượng Hoàng Bóng Tối, hãng Xiaomi đã mang đến cho người dùng thêm lựa chọn bộ phụ kiện X-Men: Dark Phoenix, đủ để làm hài lòng người dùng và giúp mang lại doanh số ấn tượng khi đã bán được 10 triệu máy sau 129 ngày mở bán.
Ngoài việc thay đổi logo, hãng bảo mật Kaspersky Lab đã quyết định bỏ từ “Lab” ra khỏi tên mới.
Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế lần thứ 4 về Sản phẩm, Dịch vụ Viễn thông CNTT và Truyền thông – ICT COMM 2019, Canon đã lần đầu tiên giới thiệu đến thị trường Việt Nam dòng máy in đa năng khổ A3 WG7700 Series dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.