Phần mềm đang không ngừng khẳng định vị thế của mình trong một thế giới hiện đại, ngày càng lấn át phần cứng. Tuy nhiên, cũng chính phần mềm lại “bị” đổ trách nhiệm cho 2 vụ tai nạn của chiếc máy bay Boeing 737-MAX 8 - cướp đi sinh mạng của 346 người. Liệu điều này có ý nghĩa gì với ngành công nghiệp phần mềm cho xe hơi?
Những chiếc máy bay của Boeing đã ngừng sử dụng được khoảng 3 tháng để các điều tra viên từ Indonesia, Ethiopia cho đến Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Cục Hàng không Liên bang Mỹ tìm hiểu tại sao máy bay lại rơi và làm sao để khắc phục điều đó.
Mới tuần trước, kế hoạch đưa dòng 737 MAX của Boeing trở lại hoạt động đã phải trì hoãn cho tới tháng 10 do vấn đề mới phát sinh. Trong các chuyến bay mô phỏng, các kỹ sư phát hiện: Nếu một con chip nằm trên chiếc máy tính điều khiển lái bị hỏng, có thể khiến phần cánh lại ở đuôi di chuyển và khiến máy bay chúi mũi xuống. Về phần Boeing, một lần nữa họ cho rằng vấn đề với con chip này có thể được sửa bằng tinh chỉnh phần mềm – điều mà không phải chuyên gia nào cũng đồng ý.
Nhìn lại hai vụ tai nạn đã xảy ra, nguyên nhân ban đầu được xác định là do lỗi với hệ thống MCAS – tăng cường tính năng điều khiển máy bay. Do vị trí động cơ trên dòng 737 MAX thay đổi mà trong một số trường hợp có thể khiến máy bay bị nâng mũi lên. Lúc đó MCAS sẽ có tác dụng ổn định lại hướng của mũi thông qua bộ ổn định ở đuôi máy bay. Trên những chiếc máy bay bị rơi, MCAS bị kích hoạt nhầm khiến cho các phi công phải vật lộn để kéo mũi máy bay lên những đã không thành công
Những điều trên cho thấy một điều rằng: Xây dựng phần mềm hoàn hảo là rất khó và kiểm tra phần mềm nhằm phát hiện lỗi là tương đối phức tạp. Trong ngành hàng không, phần mềm đã làm khá tốt vai trò của mình với tỷ lệ 1 tai nạn máy bay phản lực/5,4 triệu chuyến bay – theo số liệu của Hiện hội Vận tải hàng không Quốc tế. Trong thực tế, lỗi phần mềm thường liên quan đến tai nạn xe hơi hơn là máy bay. Theo AlixPartners, các vụ thu hồi ô tô liên quan đến các sự cố điện tử và phần mềm tăng 30%/năm tính từ năm 2012 đến 2016.
Các sự cố về phần mềm xuất phát từ một nguyên tắc kỹ thuật phổ biến: những thành phần ảnh hưởng nhiều hơn đến mức an toàn sẽ được xây dựng cẩn thận và kiểm tra kỹ càng hơn. Phần mềm cho máy bay được các kỹ sư xem xét như một thành phần quan trọng bởi nếu nó lỗi – một thứ gì đó sẽ rơi khỏi bầu trời. Điều đó lý giải cho việc bạn ít thấy tai nạn hàng không liên quan đến phần mềm khi so sánh với số tai nạn xe hơi. Hoặc đơn giản hơn số lượng xe hơi nhiều hơn máy bay nhiều lần cùng với việc các phi công được đào tạo “khắc nghiệt” hơn so với các lái xe.
Quay lại với phần mềm trên xe hơi, các lỗi xuất hiện có thể giống như trường hợp của chiếc Boeing. Các tính năng hỗ trợ người lái tiên tiến như Autopilot của Tesla, Super Cruise của General Motor đều cho phép người lái chiếm quyền điều khiển nếu một trong số các tính năng như tự động chuyển làn hay tự động dừng trách va chạm bị lỗi. Nhưng nếu phần mềm ngăn cản người lái quay lại điều khiển xe, đó sẽ là một vấn đề lớn mà có thể gây ra tai nạn thảm khốc – đặc biệt khi hầu hết các ông lớn trong ngành công nghiệp xe hơi lẫn công nghệ đều đang tập trung phát triển xe tự hành. Năm ngoái, một chiếc xe tự hành của Uber đã tông chết một người phụ nữ đang qua đường.
Những chiếc xe đang ngày càng thông minh hơn và chúng ngày càng có nhiều hơn những tính năng không cần sự can thiệp của con người như túi khí, chống bó cứng phanh, tự duy trì tốc độ, cảnh báo va chạm đến tự đỗ xe. Người lái vẫn là người quyết định chính nhưng mức độ làm chủ đang giảm dần theo thời gian. Hãy hy vọng các kỹ sư sẽ dành sự quan tâm đúng mực hơn cho những hệ thống phần mềm bằng việc thử nghiệm một cách kỹ càng qua mô phỏng và trong những khu vực riêng trước khi chúng ảnh hưởng đến giao thông thực tế.
Mạng 5G ở Mỹ đang được triển khai rất chậm chạp nhưng lại có một bộ phận không nhỏ người dùng ở nước này đang tin rằng thiết bị của mình được tích hợp 5G.
Điện thoại 5G được dự đoán sẽ chiếm 51,4% thị phần điện thoại toàn cầu vào năm 2023, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới về phát triển 5G.
Các công ty Mỹ như Microsoft, Google, Qualcomm và Broadcom… bắt đầu có kế hoạch làm việc lại với Huawei sau khi tổng thống Mỹ nói rằng sẽ “nới lỏng” lệnh cấm với công ty này tại Hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tuần qua.
Sau những vấn đề khó giải quyết trên chiếc Galaxy Fold, Samsung đã bắt đầu nghĩ đến một lối thiết kế màn hình dẻo khác cho các thiết bị trong tương lai của hãng.
Đừng vì ham rẻ mà mua phải smartphone dạng hợp đồng. Chuyện cứ tưởng chỉ có ở nước ngoài nhưng nay đã xuất hiện tại Việt Nam.
Ngày 2/7, chuỗi khách sạn OYO Hotels & Homes – một trong những startup thành công của châu Á chính thức công bố gia nhập thị trường Việt Nam, trụ sở đặt tại TP.HCM.
Thế hệ tiếp theo của dòng Galaxy Note sẽ được Samsung trình làng vào ngày 7/8 tới thông qua sự kiện Unpack 2019 tổ chức tại trung tâm Barclays, Brooklyn, New York (Mỹ).
Ứng dụng gọi xe MyGo và nền tảng thương mại điện tử Voso.vn của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã chính thức ra quân hôm nay 1/7.
Samsung Galaxy Tab A 8.0 (2019) được Samsung đặt khái niệm là điện thoại bảng, sản phẩm này nhắm đến phân khúc smartphone phổ thông, đa năng với màn hình lớn và dung lượng pin cao
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý giảm bớt các hạn chế đối với Huawei và trì hoãn thuế quan mới với hàng hóa Trung Quốc như một phần trong nỗ lực khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.