Jony Ive rời đi, liệu có kết thúc một đế chế độc đoán tại Apple?

Jony Ive, Giám đốc thiết kế của Apple đã chính thức rời khỏi công ty. Bên cạnh những thành công không ai có thể chối cãi, sự đóng góp của ông để lại cũng bao gồm cả tiếng "xấu" khi các vấn đề liên quan đến sửa chữa trên các thiết bị Apple gần như là độc đoán.

Triết lý thiết kế “kẻ thù của giới sửa chữa”

Khi Ive còn là một phần của Apple, cả ông và công ty đã tạo ra được những sản phẩm tuyệt vời về thiết kế như iPod, iPhone, iPad, Apple Watch, Airpods và các dòng máy tính Mac. Tầm ảnh hưởng về thiết kế của Ive đủ để chuyển đổi Apple từ một công ty chỉ bán máy tính thành một công ty công nghệ có ảnh hưởng nhất thế giới. Theo thời gian, các sản phẩm Apple trở nên mỏng, nhẹ hơn, bóng bẩy hơn. Chúng cũng dần trở nên khép kín hơn, ít thân thiện với người tiêu dùng hơn, khó sửa chữa và thậm chí là ít chức năng hơn cả các sản phẩm trước đó. Tầm ảnh hưởng của Ive và Apple lên thế giới của những nhà sản xuất phần cứng là quá rõ ràng, khi mà những sản phẩm của đối thủ đều ít nhiều học tập lối thiết kế của họ.

Jony Ive rời đi, liệu có kết thúc một đế chế độc đoán tại Apple? -

Macbook luôn là những chiếc máy tính khó sửa chữa bậc nhất thế giới – Ảnh: iFixit

Trong mắt nhiều người, Ive có thể được coi là một thiên tài. Ông đã được phong tước hiệp sĩ tại Anh, ông cũng xuất hiện liên tục trên trang bìa của tờ Financial Times như một hình ảnh dẫn đầu về khả năng thiết kế các sản phẩm hạng sang. Thậm chí, Apple còn dành riêng sự tôn sùng với Ive bằng cách bán một quyển sách có giá tới 300 USD, chỉ bao gồm các bản thiết kế của Ive khi còn tại vị. 

Nhưng lịch sử sẽ khó có thể ca ngợi Ive hay thậm chí là cả Apple. Trong khi công ty vẫn tiếp tục đi theo lối thiết kế tối giản, kiểu dáng sang trọng dẫn đầu xu hướng, thì cả Ive và Apple đều đang tạo ra những thứ triết lý độc quyền đến mức khó chịu: từ một con ốc theo tiêu chuẩn riêng khiến hầu hết các phụ kiện trên thị trường trở nên vô dụng, cho đến lối thiết kế bị coi như “kẻ thù” của sửa chữa. Những chiếc máy tính xách tay Macbook đã xuất hiện trên thị trường từ hàng thập kỷ trước, và khi chúng bắt đầu trở nên mỏng nhẹ hơn, cũng đồng nghĩa với tình trạng luôn bị “đội sổ” trong khả năng sửa chữa, thay thế linh kiện theo đánh giá của iFixit.

Sự độc đoán của Ive trong thiết kế của Macbook trong những năm gần đây trở nên cực đoan đến mức: ông sẵn sàng dán pin bên trong máy tính, thay vì sử dụng ốc chỉ để tối ưu thêm một vài milimet không gian, hay đúng hơn là ngăn chặn sự sửa chữa. Sự tiêu cực này tiếp tục lan sang cả thiết kế bàn phím MacBook Pro, với lối thiết kế bàn phím “cánh bướm” dễ bị phá hỏng bởi bụi hay bất kỳ vật thể lạ nào lọt vào.

Nếu như với máy tính bình thường, chỉ đơn giản là tháo vài con ốc, thì với kiểu thiết kế ưa chuộng keo dán và tối ưu không gian của Ive và Apple, sẽ khiến người dùng (hay cả chính bộ phận bảo hành của Apple) phải vất vả, tốn kém để thay luôn cả cụm. Điều đáng buồn là, sự dẫn đầu về xu hướng “xấu xí” này của Apple đã tạo nên hiệu ứng dây chuyền khi không ít các công ty khác cũng bắt đầu có những sản phẩm tương tự – như Surface laptop chẳng hạn.

Tương tự, thiết kế pin trên tai nghe AirPods cũng xứng đáng “thảm họa” khi không thể thay thế được. Điều này sẽ khiến những chiếc tai nghe true wireless có giá hàng trăm USD trở thành rác thải độc hại chỉ sau 1-2 năm sử dụng mà không có cách nào tái chế được hoàn toàn.

Jony Ive rời đi, liệu có kết thúc một đế chế độc đoán tại Apple? - macbook pro 2016

Những chiếc laptop đắt đỏ sớm lỗi thời chỉ sau 1 năm do không có khả năng nâng cấp

“Kẻ thù” của khả năng nâng cấp

Trong khi Apple lâm vào hoàn cảnh gần như sắp phá sản, Ive đã lên ý tưởng máy tính All-in-one iMac và đây chính là vị cứu tinh đã cứu rỗi Táo khuyết khỏi bờ vực diệt vong. Nhưng cũng chính từ triết lý của chiếc iMac, đã dần hình thành nên một thực tế rằng: Apple đang khiến cả ngành công nghiệp máy tính di động đi theo một chiều hướng xấu: loại bỏ dần khả năng nâng cấp, họ sẵn sàng loại bỏ gần như sạch sẽ các chân cắm socket mở rộng chỉ để đánh đổi lấy vài milimet không gian.

Những chiếc Macbook Pro – dòng máy tính dành cho người dùng chuyên nghiệp chính là một ví dụ. Người dùng một khi bỏ tiền mua một phiên bản Macbook mới, cũng đồng nghĩa họ phải biết về khả năng nâng cấp phần cứng của chúng là gần như bằng 0, bởi các linh kiện chính đều bị hàn chết lên bo mạch. Khả năng nâng cấp đã là một phần trên thế giới máy tính từ trước đến nay, nhưng chính vì sự tiên phong của Apple mà điều này đã gần như không còn trên những chiếc máy tính mỏng nhẹ. Đây là một điều bất lợi thực sự bởi phần cứng xử lý thường khá nhanh lỗi thời, và việc bị loại bỏ khả năng nâng cấp, đồng nghĩa với người dùng phải mua một thiết bị hoàn toàn mới. 

Người dùng ít quan tâm, nhưng thực tế đang chịu thiệt ngầm rất nhiều

Xét trên khía cạnh người dùng, việc thiết bị Apple khó sửa chữa sẽ khiến phần đông người dùng có tâm lý muốn đến các điểm sửa chữa chính hãng thay vì các bên sửa chữa thứ ba có chi phí rẻ hơn để giải quyết vấn đề. Điều này có thể có lợi ở các thành phố lớn, nhưng ở các vùng miền xa xôi, thì thực sự là một thảm họa, tạo nên sự lãng phí về thời gian, tiền bạc, bởi Táo khuyết thực tế cũng không muốn các bên sửa chữa thứ ba giải quyết vấn đề cho sản phẩm của mình. Chính vì vậy mà trong một thời gian dài, các chiến dịch phản đối chính sách trên của Apple đã lan rộng tại nhiều bang ở Mỹ, khiến công ty phải có một số nhượng bộ nhất định.

Jony Ive rời đi, liệu có kết thúc một đế chế độc đoán tại Apple? - nangcapramimac

Giá bán đắt đỏ nhưng tùy chọn bộ nhớ khởi điểm quá thấp là tiền đề để Apple “hút máu” khách hàng

Điều tương tự cũng nằm ở vấn đề nâng cấp. Với lối thiết kế đóng gần như hoàn toàn của các sản phẩm máy tính Apple. Việc nâng cấp cực kỳ hạn chế đã khiến Apple có thể thoải mái hét giá các gói nâng cấp phần cứng của mình lên cao một cách vô lý. Như việc nâng cấp RAM cho thế hệ iMac chẳng hạn, nếu muốn lựa chọn gói nâng cấp của Táo khuyết, người dùng sẽ phải chi ra số tiền ít nhất gấp đôi so với việc tự mua RAM ngoài về lắp, nhưng chính thiết kế đóng và quá dễ hỏng của Apple đã khiến lựa chọn thứ hai trở nên khó khả thi, và chính người dùng là bên chịu thiệt thòi nhất cho sự tham lam của Táo khuyết. Đáng buồn thay, đó đều là hệ quả từ triết lý thiết kế của Ive (và giờ là cả Apple).

Jony Ive rời đi, liệu có kết thúc một đế chế độc đoán tại Apple? - apple green

Triết lý thiết kế độc đoán của Ive không còn phù hợp với chiến lược trở thành một công ty xanh như Apple

Sự ra đi đôi khi lại là điều tất yếu để phát triển

Dễ hiểu thôi cho vấn đề này bởi Jony Ive đã gia nhập Apple từ thời của Steve Jobs, và chính Steve Jobs là người đã phát hiện ra tài năng của Ive, luôn ủng hộ rất nhiều ý tưởng của Ive. Cả hai thiên tài này đều có chung rất nhiều quan điểm về thiết kế, trong đó bao gồm cả sự độc đoán như trên.

Dù vẫn phải thừa nhận hình ảnh Apple của thập kỷ này đã khác xa với Apple của 10 năm trước, song có lẽ đã đến lúc chúng ta nên hi vọng rằng thế hệ kế nhiệm Ive tại Apple sẽ linh hoạt hơn trong thiết kế, biết tiếp tục thừa hưởng điều gì hay ho và cũng mạnh dạn bỏ đi như thứ gây cản trở.

NVTveron

Movitel được chọn làm đối tác dự án 20,5 triệu USD hỗ trợ người nghèo

Movitel – thương hiệu của Viettel tại Mozambique vừa được Ngân hàng Thế giới (World Bank) lựa chọn làm đối tác cho dự án nâng cao chất lượng sống và khả năng tiếp cận tài chính cho người nghèo với tổng trị giá 20,5 triệu USD.

Thị trường máy điều hoà tháng 7 2019 tăng trưởng mạnh không chỉ vì nắng nóng.

Dù đã bắt đầu mùa mưa ở khu vực Nam Bộ, nhưng dự báo thời tiết nắng nóng vẫn tiếp tục đến cuối tháng 7. Năm 2019 được cho là năm nóng nhất trong những năm gần đây ở Việt Nam nhưng đó chỉ là một trong những lý do tăng trưởng mạnh của thị trường máy điều hoà.

Shopee miễn phí vận chuyển trong “Mùa sale thương hiệu”

Shopee khởi động chương trình khuyến mãi “Mùa sale thương hiệu” cùng nhiều ưu đãi mua sắm và dịch vụ cho người dùng.

Mua hàng Apple tại FPT Shop được bảo hành gấp đôi

Từ nay đến hết tháng 7, người dùng được tặng thêm 1 năm bảo hành, thành 2 năm khi mua iPhone, iPad, Apple Watch chính hãng tại FPT Shop và F.Studio by FPT.

Reno 10x zoom chính thức lên kệ

Mẫu điện thoại Reno 10X zoom với camera thiết kế dạng vây cá mập cùng khả năng chụp zoom lên đến 10X đã chính thức được bán ra thị trường Việt Nam từ hôm nay 29/6 với giá bán 20,99 triệu đồng cùng chế độ bảo hành quốc tế đặc biệt.

Google truy quét mạnh tay các ứng dụng liên kết Gmail và Drive

Các ứng dụng yêu cầu nhiều quyền truy cập quá mức trên Android đã trở thành một vấn nạn và Google đang cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách thay đổi chính sách của họ nhiều lần trong thời gian qua. Dù đã đạt được một số thành công nhất định nhưng Google vẫn muốn làm nhiều hơn nữa để bảo vệ sự riêng tư của người dùng, cũng như dữ liệu khách hàng của chính họ.

TGDĐ dẫn đầu top “50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động, mã chứng khoán MWG tại HOSE vừa được vinh danh là công ty dẫn đầu trong top “50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam” năm 2018 do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư phối hợp cùng Công ty Chứng khoán Thiên Việt tổ chức.

Microchip ra mắt bộ đệm ít điện năng, biên độ thiết kế an toàn

Microchip Technology vừa cho ra mắt 4 dòng bộ đệm vi sai clock 20 ngõ ra mới dành cho các ứng dụng trung tâm dữ liệu thế hệ mới vượt xa tiêu chuẩn tần số dao động PCIe Gen 5.

Yếu tố quyết định sự thành bại của chuyển đổi số

Mỗi doanh nghiệp có lý do khác nhau để bắt đầu hành trình chuyển đổi lên đám mây của mình. Một số muốn hợp nhất tài sản dữ liệu của họ, số khác lại muốn đáp ứng nhanh hơn với nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng, hoặc đang tìm kiếm một nền tảng giúp họ vận hành các dự án mới, khai phá thị trường địa phương và toàn cầu.

Whatsapp thử nghiệm chia sẻ dòng trạng thái tới Facebook và các ứng dụng khác

WhatsApp đang thử nghiệm một tính năng cho phép người dùng có thể chia sẻ trạng thái của mình lên Facebook hoặc Instagram, cũng như các dịch vụ khác như Gmail hoặc Google Photos.