Ngày 27/6, Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TPHCM (HSIA) tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ II (2019 – 2024) và bầu ra Ban chấp hành mới. Những chương trình trọng tâm của HSIA sẽ triển khai trong thời gian tới liệu có vực dậy được tinh thần vi mạch bán dẫn của thành phố vốn khá yên ắng trong thời gian dài gần đây?
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HSIA nhiệm kỳ II ký kết với đại diện Khu Công nghệ cao TP.HCM
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HSIA nhiệm kỳ I đã tái đắc cử Chủ tịch nhiệm kỳ II. Ở nhiệm kỳ I ban chấp hành có 7 thành viên thì sang nhiệm kỳ mới này đã tăng lên 13 thành viên. Bên cạnh GS Đặng Lương Mô (Chủ tịch danh dự), Ths Ngô Đức Hoàng (Tổng thư ký), Ban chấp hành nhiệm kỳ II bổ sung thêm 4 chức danh Phó Chủ tịch gồm: ông Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM; ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Công ty Sao Bắc Đẩu, ông Lâm Quang Vinh, Trưởng Ban Khu công nghệ cao ĐH Quốc gia TP.HCM; ông Hà Thân, Chủ tịch kiêm TGĐ Lạc Việt. Ngoài ra có 6 Ủy viên: bà Văn Thị Bích Ty, Trưởng ban truyền thông Hội Tin học TP.HCM; bà Công Tằng Tôn Nữ Thùy Trang, TGĐ ITO Việt Nam; ông Nguyễn Văn Hiếu, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM; ông Đoàn Kim Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ; ông Lê Thành Nguyên, Giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao; và ông Thái Minh Huy, Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn.
Đại hội đã thông qua 9 chương trình trọng tâm của HSIA nhiệm kỳ II, trong đó chủ yếu tập trung vào hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Hội, như đảm bảo các công tác hội viên, bảo vệ quyền lợi hội viên, tham gia xây dựng đề xuất cơ chế chính sách, đào tạo nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ vi mạch, tổ chức hội thảo khoa học quốc tế, cuộc thi chuyên môn hàng năm…
Tại Đại hội, HSIA đã tiến hành ký kết biên bản hợp tác với 3 đơn vị, Khu Công nghệ cao TP.HCM (trong kế hoạch xây dựng phòng thí nghiệm vi mạch bán dẫn), ĐHQG TP.HCM (đẩy mạnh chương trình đào tạo về vi mạch), và Hội Tin học TP.HCM (phụ trách truyền thông và tổ chức các sự kiện lớn của HSIA).
Trao đổi với Thế Giới Số đâu là cơ hội để HSIA có những bước tiến rõ nét hơn trong nhiệm kỳ mới sau một thời gian dường như không có hoạt động gì, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, thuận lợi trước hết là Hội đã nhận được sự chỉ đạo tích cực của các cơ quan nhà nước trong chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn của TP.HCM và quốc gia. Ở nhiệm kỳ II, các hội viên HSIA là những cá nhân, đơn vị có uy tín và nguồn lực mạnh, có quan hệ mật thiết, đoàn kết và hỗ trợ cùng phát triển ngành. Các thương hiệu lớn trong và ngoài nước cũng đã và đang khẳng định chiếm lĩnh trị trường, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao và có nhiều hợp tác với các trường/viện về đào tạo, tập huấn và nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Số lượng sinh viên theo học các ngành liên quan ngày càng tăng về số lượng là một trong những yếu tố quan trọng về nhân lực để đẩy mạnh hợp tác giữa HSIA với trường, viện và doanh nghiệp.
Hơn nữa, các doanh nghiệp lớn Sao Bắc Đẩu, Lạc Việt, ITO, SENVI… trong Ban chấp hành cùng với sự hỗ trợ của những hãng công nghệ lớn như IBM và các đối tác Nhật Bản sẽ đóng vai trò đầu tàu, kết nối hệ sinh thái với các công ty nhỏ, tạo thành một chuỗi sản xuất, cùng nhau mở ra thị trường tiêu thụ hy vọng sẽ cải thiện được phần nào tình hình hiện tại. Ông Tuấn cho biết thêm, ở thời điểm đỉnh cao, Trung tâm Đào tạo và Thiết kế vi mạch ICDREC (đơn vị thiết kế thành công các dòng chip made in Việt Nam) có hơn 200 kỹ sư làm việc ngày đêm, song đến nay với nhiều lý do trung tâm hiện chỉ còn khoảng 50 nhân sự. Vì vậy ông Tuấn cũng kỳ vọng với hướng đi mới của HSIA có thể sẽ vực dậy được trung tâm này.
Được thành lập từ năm 2013, Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM (HSIA) ra đời nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn của TP.HCM, liên kết các hoạt động kinh tế, khoa học ứng dụng vi mạch bán dẫn, thu hút người Việt ở nước ngoài tham gia sản xuất, nghiên cứu ứng dụng kinh doanh dịch vụ này ở TP.HCM.
Ô Lâu
Trong thông báo mới nhất, VinSmart cho biết đã thỏa thuận hợp tác với Công ty Công nghệ Kết nối Fujitsu (thuộc Tập đoàn Fujitsu – Nhật Bản) và Tập đoàn Qualcomm (Mỹ) để phát triển điện thoại thông minh 5G.
Sau 1 năm tấn công ra thị trường Ấn Độ, thương hiệu Việt MobiiStar đã chính thức rời bỏ thị trường này và phần lớn các giám đốc điều hành đã rời khỏi công ty.
Một cuộc điều tra tại Mỹ về các thiết bị viễn thông do Huawei Technologies sản xuất đã phát hiện ra nhiều trường hợp thiết bị của Huawei tồn tại lỗ hổng, qua đó có thể cho phép tình báo Trung Quốc tiến hành tấn công mạng thông qua các thiết bị này.
Mặc dù Huawei đã đưa ra đề xuất ký thỏa thuận không gián điệp với Chính phủ cũng như đối tác tại các quốc gia mà hãng muốn tham gia xây dựng hạ tầng 5G. Thế nhưng, Huawei vẫn đang tiếp tục đối mặt bị cáo buộc một số thiết bị do mình sản xuất có cài gián điệp.
Dòng điện thoại W-series mới của LG nổi bật với đặc điểm chính là thiết kế màn hình tràn viền, pin dung lượng cao, tùy chọn camera nhiều ống kính cùng mức giá phải chăng. W-series có thể coi là câu trả lời của LG bởi sự thành công của Samsung Galaxy M với chiến lược tương tự.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm có được ở vị trí kiến trúc sư trưởng thiết kế chip ARM, Mike Filippo sẽ giúp Apple tạo ra sự khác biệt cho các dòng chip xử lý trong tương lai.
TikTok vừa cập nhật hai tính năng Quản lý thiết bị và Lọc bình luận, giúp người dùng có thể kiểm soát các thiết bị đang đăng nhập tài khoản, lọc một số từ khoá trong phần bình luận, tăng bảo mật và an toàn hơn cho tài khoản.
Trong gần hai năm có mặt trên thị trường, Android Go – hệ điều hành dành cho smartphone giá rẻ đang có tốc độ phát triển rất nhanh, tăng trưởng đáng ghi nhận khi có đến hơn 100 triệu lượt tải.
Galaxy Note 9 từng được đánh giá là smartphone Android tốt nhất trong năm 2018 và phiên bản kế nhiệm của nó hoàn toàn có khả năng làm điều tương tự với các thông tin rò rỉ gần đây.
Lối tắt đến sân bay quốc tế Denver, Colorado, Mỹ, đã biến thành một “mớ hỗn độn” vào chủ nhật vừa qua do hàng chục tài xế đi theo chỉ dẫn của Google Maps.