Đối với các thị trường di động không đặc thù như Trung Quốc hay Nga, thì việc bị Google cắt hỗ trợ trên Android là một "thảm họa"...
Huawei có thể coi là đang “ngồi trên đống lửa” trong nhiều ngày qua. Không chỉ bị chính phủ Mỹ liệt vào “danh sách đen”, mà công ty còn bị cấm làm ăn với các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Đó chính là lý do cho việc Google tuyên bố chấm dứt hợp tác với Huawei trong việc hỗ trợ Android cho công ty Trung Quốc. Để đáp trả lại các vấn đề trên cũng như trấn an người dùng, Huawei tuyên bố rằng họ đã bắt đầu triển khai hệ điều hành mới mang tên Hong Meng OS mà không cần đến các dịch vụ của Google. Hong Meng OS là một dự án dựa trên nền tảng Android mã nguồn mở, và điều dễ thấy nhất là hệ điều hành này sẽ không được Google hỗ trợ chính thức.
Vậy câu hỏi đặt ra là: một sản phẩm Android không được hỗ trợ bởi Google sẽ thiếu vắng những tính năng quan trọng gì?
“Trái tim” của mọi thiết bị Android được Google hỗ trợ
Sức mạnh khống chế của Google Framework
Google Framework là một bộ khung định hình cho toàn bộ hệ thống dịch vụ Google trên một thiết bị Android được công ty hỗ trợ. Nó không phải là một ứng dụng, mà là một “khung xương sống” để các ứng dụng Google có thể chạy được, cũng như cho phép người dùng Android đồng bộ hóa dữ liệu của họ với các tài khoản Google của mình. Đồng nghĩa: nếu không có bộ khung này, thì các dịch vụ chính chủ Google như Gmail, Youtube, Drive và đặc biệt là cửa hàng ứng dụng PlayStore đều không thể khởi chạy được.
Không chỉ khóa cứng các dịch vụ được hỗ trợ bởi chính Google vào Framework, mà không ít các dịch vụ của bên thứ ba cũng phụ thuộc vào bộ khung này. Ví dụ: có một thứ gọi là Firebase Cloud Messaging. Đây là một nền tảng miễn phí, hoạt động độc quyền trên Google Framework và được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng cần thông báo đẩy. Về cơ bản, đây là hướng đi dành cho các nhà phát triển Android muốn tạo ứng dụng trò chuyện, ứng dụng email hoặc phần mềm thông báo khác.
Thiếu vắng Google Framework cũng khiến thiết bị Android mất đi khả năng đồng bộ dữ liệu vào tài khoản Google như danh bạ, lịch, các bản sao lưu dữ liệu. Nếu muốn làm điều gì đó tương tự, bạn sẽ cần đến những ứng dụng riêng lẻ để thay thế cho từng tính năng này.
Tương tự, nền tảng mạng xã hội game trên Android lớn nhất hiện nay là Google Play Games cũng được gắn với Google Framework. Không có nó, bạn không thể đăng nhập vào phần lớn các trò chơi hiện có trên PlayStore.
Một nhược điểm lớn khác của các thiết bị Android không được Google Framework hỗ trợ còn nằm ở API Camera 2 được tích hợp vào bộ khung này. Thông thường, các nhà sản xuất Android thường tạo ra các ứng dụng camera của riêng họ mà không phụ thuộc vào API này, nhưng các nhà phát triển phần mềm thì ngược lại. Hầu hết các ứng dụng có yêu cầu truy cập camera đều sử dụng API Camera 2 làm nền tảng chính (như Snapchat, Instagram, Facebook .v.v..). Điều này đồng nghĩa với việc các ứng dụng trên sẽ không thể sử dụng được chức năng camera nếu điện thoại không được cài Google Framework.
Tương tự là Dịch vụ vị trí của Google, vốn là một công cụ quan trọng để giúp các ứng dụng sử dụng để tăng cường khả năng xác định chính xác vị trí của bạn thông qua việc sử dụng GPS của điện thoại cũng sẽ không thể hoạt động trên điện thoại không cài Google Framework. Khi đó, mọi vấn đề xử lý sẽ phụ thuộc vào chip GPS tích hợp sẵn trong máy, với khả năng xác định vị trí kém hơn nhiều.
Và cuối cùng, việc không có quyền truy cập vào PlayStore cũng đồng nghĩa với việc điện thoại Android của bạn sẽ không thể tải xuống ứng dụng một cách an toàn, cũng như không nhận được cập nhật tự động mỗi khi có ứng dụng mới.
Những “kẻ thay thế” Google tại Trung Quốc
Hỗ trợ hay mất người dùng?
Dù vẫn có khá nhiều chợ ứng dụng Android bên ngoài PlayStore, nhưng có một đặc điểm chung là các chợ ứng dụng này đều kém an toàn hơn nhiều so với chợ ứng dụng chính chủ Google. Đối với các ứng dụng yêu cầu API Google (như camera chẳng hạn) thì vấn đề phức tạp hơn hẳn, bởi sẽ cần đến một số giải pháp chỉnh sửa trực tiếp vào tập tin ứng dụng, hoặc tải về các tập tin *.apk tùy chỉnh, nhưng điều này hoàn toàn không phù hợp với người dùng bình thường.
Tại Trung Quốc và Nga, có khá nhiều các nền tảng dịch vụ có khả năng thay thế hoàn toàn Google Framework nhờ các ứng dụng này được phát triển với API không hề dựa trên bộ khung của Google. Vì vậy, về mặt kỹ thuật, những công ty như Huawei có lẽ không bận tâm về lệnh cấm Google khi bán điện thoại trên thị trường quê nhà. Thậm chí, Huawei còn đưa ra dự báo sẽ tiếp tục gia tăng thị phần ở Trung Quốc vào năm sau.
Nhưng ở các thị trường quốc tế, ngoài Trung Quốc và Nga, thì việc không được hỗ trợ sẽ trở thành một “thảm họa” với bất cứ người dùng Android nào, bởi sự thống trị quá lớn về các dịch vụ của Google. Để một chiếc điện thoại không hỗ trợ có thể hoạt động tương đối bình thường, người dùng cần có nhiều kiến thức về lập trình lẫn hệ điều hành, vì thế sẽ có rất ít khả năng người dùng tại các thị trường này lựa chọn một chiếc điện thoại Android bị Google cắt hỗ trợ.
NVTveron
Báo cáo Di động (Ericsson Mobility Report) tháng 6/2019 của Ericsson vừa công bố, dung lượng dữ liệu mỗi tháng trên mỗi máy smartphone sẽ tăng từ 3.6 GB lên tới 17 GB với tỷ lệ tăng trưởng 29% tại Đông Nam Á và châu Đại Dương. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này là do số lượng thuê bao 4G LTE đang tăng mạnh, người dùng trẻ tuổi thích xem video trên di động.
Đó là chính sách bảo hành mới vừa được các nhà phân phối điện thoại Huawei tại Philippines áp dụng dành cho người dùng tại quốc gia này.
Ngày 18/6/2019 tại Hà Nội, Tổng Công ty Viễn thông Viettel tổ chức lễ ra mắt chương trình khách hàng thân thiết Viettel++ áp dụng cho toàn bộ khách hàng đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Viettel (gồm Di động, Điện thoại cố định, Internet, Truyền hình số).
Hướng ứng “Ngày không tiền mặt” tại Việt Nam 16/6, ViettelPay triển khai chương trình ưu đãi dành cho các thuê bao trả trước và trả sau thực hiện thanh toán tiền điện thoại cho chính mình từ 50.000 đồng trở lên qua ứng dụng ViettelPay.
Trong nửa đầu tháng 6/2019, lượng thuê bao chuyển đến và đi của dịch vụ chuyển mạng giữ số (Mobile Number Portability – MNP) đã có chiều lắng xuống, nhưng lúc này lại là lúc các nhà mạng tăng cường cuộc chinh phục người dùng, “giữ cũ, bắt mới”.
Từ ngày 15/6/2019 đến hết ngày 15/8/2019, Hội viên Hạng Kim cương, Hạng Vàng và Hạng Titan của chương trình Kết nối dài lâu của MobiFone sẽ được hưởng đặc quyền ưu đãi chỉ từ 1 triệu đồng/ đêm khi sử dụng dịch vụ tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng và du thuyền cao cấp có mức tiêu chuẩn 4 sao trở lên.
Tử vong khi ngủ do sưởi ấm bằng than tổ ong, do ngủ trong ôtô…, và mới nhất là vụ 7 bà cháu bị nạn do sử dụng máy phát điện trong nhà. Nguyên nhân hầu hết do ngạt khí CO2 (cacbonic) và ngộ độc khí CO (cacbon monoxit). Mọi người nên cẩn trọng vì đây là hai tử thần luôn hiện diện trong ngôi nhà của bạn.
Giữa “cuộc đua” chuyển mạng giữ số, người dùng đã chính thức thành “thượng đế” khi những nhà mạng tung ra nhiều gói cước đa dạng, tăng lượng và chất đội ngũ nhân viên tư vấn. Người chiến thắng là người khiến cho số lượng thuê bao rời mạng thấp nhất.
Mạng di động Mytel (thương hiệu của Viettel tại Myanmar) đã chính thức cung cấp dịch vụ Ví điện tử MytelPay cho người dùng từ tháng 6/2019.
Ứng dụng đọc thông tin VN Ngày Nay sau 2 năm ra mắt đạt 32 triệu lượt tải, chỉ số người dùng hàng ngày lên tới 1,8 triệu người và sử dụng liên tục trong 40 phút – theo số liệu của Công ty TNHH Công nghệ Mạng thông tin Việt Nam (chủ sở hữu ứng dụng VN Ngày Nay) cung cấp.