Mã bản quyền phần mềm bảo mật Kaspersky đang được bán tràn lan với lời quảng cáo giá rẻ giảm 40% hay thậm chí 50% so với giá bán lẻ nhà phát hành công bố. Sâu trong những mã bán đầy trên các trang bán hàng trực tuyến ấy, các nguy hiểm đang cận kề người mua.
Bán chỉ nửa giá gốc
Hàng loạt cửa hàng ảo trên các mạng trực tuyến như Sendo, Tiki và Lazada… đang rao bán mã thẻ bản quyền nhiều phần mềm bảo mật, đặc biệt tập trung vào phần mềm Kaspersky đang được người dùng máy tính ưa chuộng với ‘giá sốc', tức chỉ bằng 50% so với giá niêm yết của nhà phân phối.
Một trang bán mã thẻ giả trên Lazada
Nhiều người dùng tưởng đây là chương trình khuyến mãi ‘sốc' của nhà phân phối hay từ nhà bán lẻ vì hình ảnh và thông tin ‘trông rất thật' bao gồm cả bao bì đóng gói và thẻ mã bản quyền. Đại diện của Kaspesky tại Việt Nam đã bác bỏ thông tin khuyến mãi và cho biết đây là chiêu lừa đảo từ kẻ gian trục lợi kẽ hở của các hệ thống bán lẻ trực tuyến để hưởng lợi. Những tài khoản bán hàng trên Lazada, Tiki hay Sendo có thể dễ dàng được khởi tạo và phân phối các sản phẩm giả mạo vốn đã không ít lần bị truyền thông lên tiếng, đáng ngạc nhiên, đến phần mềm bảo mật đến nay cũng bị đưa vào tầm ngắm này.
Thẻ giả, thiệt hại thật
Từ những mã thẻ lậu và giả này, các nhà mạng bán lẻ trực tuyến trong sự “cởi mở” thái quá, đang đem đến thiệt hại cho cả nhà sản xuất và lớn hơn là những khách hàng đang tin tưởng vào thương mại điện tử.
Các trang bán mã thẻ bảo mật giả theo thống kê của Kaspersky Việt Nam
Theo ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Bảo mật Nam Trường Sơn (NTS Security) – nhà phân phối độc quyền sản phẩm Kaspersky Lab tại Việt Nam cho biết “Chúng tôi đã rà soát những shop trực tuyến bán hàng giả mạo để báo với các mạng bán lẻ, tuy nhiên việc liên hệ các bên này khá nhiêu khê trong khi càng chậm trễ thì người tiêu dùng Việt càng đối mặt với rất nhiều nguy cơ an toàn thông tin. Liên hệ dẹp được shop này thì shop giả khác lại mọc ra như nấm. Do đó, chúng tôi mong muốn các chợ trực tuyến hay mạng bán lẻ có kênh thông báo hàng giả hiệu quả hơn, cũng như chọn lọc đúng nhà phân phối chính thức, tránh tình trạng thiếu kiểm soát để hàng giả tràn lan như hiện nay”
Về các thẻ đang được bán tràn lan với giá cực thấp này, đại diện Kaspersky cho biết, trường hợp đầu tiên liên quan vi phạm bản quyền, mã bản quyền ‘lậu' rao bán vẫn kích hoạt được nhưng là bản không thể dùng chung nhiều máy tính (chỉ cho 1 PC) nhưng được bán chung cho nhiều người. Điều này khiến mã bản quyền đó có thể bị hệ thống của Kaspersky nhận diện, chặn và khoá bất cứ lúc nào khiến PC không còn nhận được sự bảo vệ thích hợp theo chính sách và những dịch vụ chăm sóc chính hãng. Qua đó, nạn nhân mất tiền oan vì nhận được sản phẩm vô giá trị.
Một sản phẩm bảo mật giả được giao cho khách hàng
Kế đến, đối với mã bản quyền và sản phẩm giả mạo, người tiêu dùng nhận được mã trung gian để liên hệ nhận mã bản quyền, hoặc nhận được đĩa DVD hay liên kết (link) tải bản cài đặt phần mềm kèm mã kích hoạt bản quyền, tuy nhiên đây lại là phần mềm giả được nhúng mã độc nên hoàn toàn phơi mình trước nguy cơ bảo mật như mất dữ liệu trên PC, bị đánh cắp thông tin giao dịch ngân hàng trực tuyến, tài khoản mạng xã hội cùng nhiều vấn đề khác dẫn đến hậu quả rất nặng nề. Không loại trừ cả việc đây là đòn phù phép của các tin tặc trong việc tìm cho ra con mồi béo bở. Mọi món hàng giả đều gây ra thiệt hại, nhưng phần mềm bảo mật giả có thể đem đến các tai ương lớn hơn cho người mua trong thời đại kinh tế số ngày nay.
Cách phân biệt thẻ cào mã bản quyền thật – giả Thẻ giả có mặt trước và mặt sau trông giống với 1 namecard bình thường, chỉ cần lật mặt sau và cào phần giấy bạc thì có thể lấy được mã (key). Thẻ thật có kích thước lớn hơn, và phải xé bỏ phần giấy theo đường răng cưa trên thẻ, sau đó mở ra cào phần giấy bạc thì mới lấy được mã (key). Đáng chú ý, thẻ giả có nội dung và hình ảnh khác hoàn toàn so với thẻ thật (xem ảnh minh hoạ bên dưới). Mặt trước thẻ giả Mặt sau thẻ giả Mặt trước và sau thẻ thật |
Mọi thứ dường như đang chống lại Huawei, chống lại “giấc mơ” đứng đầu thế giới di động. Không còn hợp tác với Mỹ, Huawei sẽ tìm “ai” để tự cứu mình?
FPT Telecom đang hứng chịu nhiều “gạch đá” của người dùng trên khắp trang mạng xã hội khi bất ngờ gửi thông báo về việc sẽ chuyển đổi gói cước sử dụng Internet ngay trong đầu tháng sau mà không hỏi ý kiến trước.
Tưởng chừng như Google là đòn chí mạng mà phía Mỹ “dành” cho Huawei, nhưng không, ARM mới thực sự là “con bài” khiến cho nhà sản xuất Trung Quốc điêu đứng và khốn đốn.
Ngày 22/5 tại sự kiện “HP Vietnam Day 2019 – Cùng thúc đẩy tương lai” diễn ra ở Hà Nội, HP đã chia sẻ định hướng và những hợp tác chiến lược của hãng tại thị trường Việt Nam.
Ngày 22/05/2019, tại TPHCM, Công ty Dcorp R-Keeper Việt Nam tổ chức buổi công bố “Chiến lược mở rộng thành Technology Holding” sau hơn 10 năm hoạt động, với tầm nhìn trở thành một tập đoàn công nghệ chuyên sâu trong việc tư vấn và triển khai giải pháp quản lý cho ngành Hospitality, Retail, Công nghệ Thanh toán và các Dịch vụ quản trị hệ thống IT.
Viettel đã được xướng tên ở 2/5 hạng mục tại vòng chung kết Giải thưởng Viễn thông Châu Á – Telecom Asia Awards 2019, vào ngày 20/5 vừa qua.
Trí thông minh nhân tạo (AI) và Robot giúp giảm thiểu sai sót trong bảo trì, tăng năng suất và chất lượng hoạt động, đồng thời giảm thiểu tai nạn lao động trong các nhà máy sản xuất hiện đại.
Các công ty chủ chốt của Mỹ đã ngừng giao dịch với Huawei trong một động thái có thể làm thay đổi toàn bộ bối cảnh di động. Vấn đề có thể bắt đầu với Huawei, nhưng nó sẽ lan rộng đến người tiêu dùng, nhà cung cấp linh kiện và các nhà sản xuất smartphone khác.
Việc bị dừng mọi hỗ trợ, hợp tác liên quan tới công nghệ và các dịch vụ cho Android từ Google, nhà sản xuất Huawei chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến mảng di động của mình. Nếu mất đi hợp tác này, liệu Huawei có tồn tại nỗi trong thị trường di động toàn cầu không?
Chính phủ Mỹ vừa thông qua lệnh cấm hợp tác với Huawei đối với các công ty công nghệ Mỹ, chỉ một lệnh ban ra, đã dồn hãng công nghệ lớn này vào cửa khó “sống sót” ở nhiều mảng sản phẩm.