Cơn ác mộng thực sự sẽ đến với Huawei nếu thông tin Google cắt quyền truy cập của Huawei vào các ứng dụng và cập nhật chính của Android thành hiện thực trong vài ngày tới.
Mặc dù tương đối vắng mặt trên các kệ hàng ở Mỹ, nhưng Huawei đóng vai trò như là nguyên nhân chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đang có nguy cơ trở thành cuộc thương mại thế chiến. Huawei có một doanh nghiệp smartphone khổng lồ ở châu Âu và châu Á, vì vậy hành động ngăn chặn Huawei của Google có thể là chốt chặn chính trong tham vọng chinh phục thị trường smartphone toàn cầu của công ty Trung Quốc. Mối quan hệ của Huawei với chính phủ Mỹ đã trở nên khó khăn trong một thời gian. Mối liên kết của Huawei với chính phủ Trung Quốc đã dẫn đến cáo buộc rằng các thiết bị Huawei có thể chứa cái gọi là “cửa hậu”, giúp các cơ quan nhà nước Trung Quốc có thể theo dõi dữ liệu của Mỹ.
Đen thôi, đỏ không có đỏ nào
Sự nghi ngờ đó đã ảnh hưởng đến một số khía cạnh trong kinh doanh của Huawei. Năm ngoái, một nhà mạng lớn của Mỹ đã quyết định ngừng hợp tác phân phối smartphone Huawei tại thị trường này sau áp lực từ chính quyền Mỹ. Kinh doanh cơ sở hạ tầng mạng của Huawei cũng đã được đưa vào danh sách đen ở Mỹ.
Vấn đề càng bị leo thang sau khi Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của công ty đã bị bắt giữ tại Canada do yêu cầu từ chính quyền Mỹ sau những cáo buộc liên quan đến giao dịch của Huawei với Iran – quốc gia đang bị trừng phạt kinh tế quốc tế.
Giờ đây, mọi thứ thậm chí còn nghiêm trọng hơn cho Huawei khi Google được báo cáo là sẽ chặn quyền truy cập của Huawei vào phần cứng, phần mềm và thông tin kỹ thuật của hãng. Huawei vẫn có thể sử dụng phiên bản phần mềm Dự án nguồn mở Android (AOSP) của Android dựa trên giấy phép nguồn mở. Tuy nhiên, hãng sẽ không có quyền truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ chính của Google.
Điều đó bao gồm Google Play Store, cùng với các ứng dụng như Gmail và YouTube. Những điều này đòi hỏi một thỏa thuận cấp phép với Google – điều mà công ty không thể đồng ý với Huawei sau khi chính phủ Mỹ bổ sung nhà sản xuất điện thoại vào danh sách đen thương mại vào cuối tuần trước.
Một thế giới 5G Huawei lung lay
Bên cạnh khó khăn trong việc phát triển thị trường smartphone, Huawei đồng thời càng phải vất vả hơn khi thực hiện tham vọng phủ mạng 5G trên phạm vi toàn cầu.
Cụ thể, chính phủ Úc – một trong những thị trường 5G quan trọng đã ra lệnh cấm các doanh nghiệp nước này sử dụng thiết bị từ Huawei để xây dựng hạ tầng mạng 5G. Huawei cho rằng điều này sẽ khiến khách hàng Úc không còn cơ hội tiếp cận với mạng di động 5G có chi phí rẻ hơn. Cùng với Úc, New Zealand cũng đã làm điều tương tự.
Nhiều quốc gia phương Tây cũng đã ra lệnh cấm các thiết bị Huawei do lo ngại vấn đề gián điệp thông tin của chính phủ Trung Quốc. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nghiên cứu xem xét các biện pháp nhằm loại Huawei khỏi mạng 5G của nước này. Động thái này đánh dấu một sự dịch chuyển lớn của nước Đức, quốc gia từ lâu ít tỏ ra lo ngại hơn so với các đồng minh phương Tây, bao gồm Mỹ và Anh, về các vấn đề an ninh liên quan đến Huawei.
Riêng tại Anh, một báo cáo mới đây cho biết, Hội đồng An ninh Quốc gia Anh vừa đồng ý về việc cho phép Huawei cung cấp công nghệ cho mạng 5G của các nhà mạng tại Anh, mặc dù không phải là cốt lõi, chẳng hạn như ăng-ten. Anh sẽ không cho phép Huawei cung ứng công nghệ cốt lõi, bao gồm phần mềm và nhiều thiết bị khác liên kết Internet chính.
Tương lai nào cho các thiết bị Android của Huawei?
Ở giai đoạn này vẫn chưa ngã ngũ số phận của thiết bị Android Huawei, nhưng theo nguồn tin của Reuters cho biết, các cuộc thảo luận vẫn đang được tiến hành tại Google về những gì họ có thể cung cấp cho Huawei nhưng không trái với danh sách đen thương mại của chính phủ Mỹ.
Báo cáo từ The Verge dựa vào xác nhận của Google cho biết, quyết định này có thể khiến các thiết bị Huawei không nhận được các cập nhật bảo mật thiết yếu hoặc ít nhất là chậm truy cập. Các bản cập nhật này thường được phân phối giữa các nhà sản xuất và nhà mạng trước khi chuyển xuống phiên bản AOSP của Android. Chỉ tại thời điểm đó, Huawei mới có quyền truy cập vào các bản cập nhật.
Mặc dù vậy, dường như các bản cập nhật ứng dụng riêng lẻ cũng như Google Play Services vẫn có thể tiếp tục. Theo giải thích từ Engadget, điều này bắt nguồn từ việc các bản cập nhật này không yêu cầu sự liên hệ giữa Google và Huawei. Tất nhiên, điều này sẽ chỉ có lợi cho chủ sở hữu thiết bị Huawei hiện tại, trong khi các thiết bị mới sẽ không có sẵn Google Play Store khi bán ra.
Trở lại thị trường bản địa?
Bản thân Huawei (và cả thương hiệu phụ Honor) vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vấn đề này, tuy nhiên các báo cáo trước đó cho thấy công ty đã chuẩn bị cho khả năng bị ngừng truy cập vào Android. Nó bao gồm cả việc phát triển hệ điều hành riêng để thay thế Android, và có lẽ sẽ có hệ thống phân phối ứng dụng riêng.
Mặc dù vậy, sự hấp dẫn của một hệ điều hành như vậy là không chắc chắn. Ở Trung Quốc, nơi các ứng dụng chính thức của Google thường không có sẵn, khách hàng Huawei có thể cởi mở hơn với khả năng truy cập mọi thứ ngoài Android, và họ đã quen thuộc với các lựa chọn thay thế của bên thứ ba cho các tính năng như cửa hàng ứng dụng.
Tuy nhiên, tại châu Âu và các thị trường khác lại hoàn toàn khác, bởi sản phẩm Huawei có thể sẽ trở nên khó bán hơn nhiều. Các thiết bị của Huawei, gần đây nhất là P30 Pro với zoom quang 5x, đã được đón nhận và nhận đánh giá cao. Nhưng nếu không có các ứng dụng và dịch vụ quen thuộc mà người dùng mong đợi từ Google, chúng có thể dễ dàng trở nên ít phổ biến hơn.
Bất kỳ chiến lược giải quyết nào cũng có thể khiến Huawei sai lầm nếu công ty thực hiện những thay đổi quá nhanh. Danh sách đen thương mại thực sự là một chiến thuật gây áp lực hiệu quả của chính quyền Trump, nhằm mục đích buộc các nhượng bộ từ chính phủ Trung Quốc. Một sự nhượng bộ từ Trung Quốc hay sự phản đối từ đám đông người tiêu dùng Mỹ bảo vệ Huawei có thể sẽ đem lại cơ hội Huawei làm việc lại với Google, nhưng cả 2 điều ấy, đều rất xa vời.
An Nhiên
Chương trình trao tặng máy tính kết hợp tư vấn khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, tặng quà đối tượng chính sách, và phát động cuộc thi đi bộ “10.000 bước chân mỗi ngày” đã diễn ra ngày 18/5 tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
Ngày 17/5, Công ty TNHH Đạt Vĩnh Tiến ra mắt sản phẩm tủ điện hạ thế Prisma iPM được sản xuất theo công nghệ của tập đoàn Schneider Electric.
Synology vừa phát hành bản cập nhật mới nhất cho nền tảng quản lý dữ liệu DiskStation Manager 6.2.2.
Trong khi các đối thủ đã có những bước tiến quan trọng trong công nghệ 5G, thì Apple vẫn tuyệt nhiên chưa có một động thái đáng kể nào cả. Táo khuyết đang chủ động đứng ngoài cuộc chơi hay “muốn mà không được”?
Từng một thời nằm trong top những thương hiệu smartphone hàng đầu, dẫn dắt mọi xu hướng thiết kế, nhưng do quá chậm chạp trong đổi mới khiến HTC đã không còn là chính mình. Nhiều khả năng hãng sẽ sớm rời bỏ thị trường smartphone trong thời gian tới, ít nhất tại Trung Quốc.
HMD Global đã chính thức ký kết thỏa thuận với Qualcomm về việc cấp phép bằng sáng chế 5G Multimode toàn cầu cho các thiết bị single-mode và multimode do HMD Global sản xuất và bán dưới thương hiệu Nokia.
HTC đã từng là một công ty có tiếng nói lớn trên thị trường di động nói riêng và công nghệ nói chung, nhưng giờ đây, tất cả với họ chỉ còn là quá khứ. Công ty này đã mất chỗ đứng trên thị trường smartphone toàn cầu và giờ đây, họ đang đặt cả “mạng sống” của mình vào tiền ảo và nền tảng thực tế ảo Vive.
Ông Ando Munenori vừa được Seiko Epson chính thức bổ nhiệm vị trí Giám đốc Điều hành Epson Singapore, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời giữ quyền Tổng Giám đốc Epson Thái Lan và Epson Philippines.
Ứng dụng gọi xe “be”, đã tham gia chương trình Đi bộ kêu gọi hành động “Đã uống rượu bia – Không lái xe” và kêu gọi các tài xế “be” tuân thủ luật này.
Một cuộc thi ẩm thực kỳ vọng sẽ tạo nên sân chơi và cơ hội cho các nhà hàng, đầu bếp Việt Nam phát huy thế mạnh, tài năng ẩm thực cũng như tiếp cận với những xu hướng mới.