Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) luôn muốn thu hút mọi người đăng ký gói cước Internet tốc độ nhanh hơn. Tuy nhiên, người dùng hãy tránh bị lôi cuốn bởi những chiêu tiếp thị mà cần hiểu được mình thực sự cần tốc độ bao nhiêu và câu trả lời phức tạp hơn những gì mà người dùng mong đợi, bởi tốc độ cao hơn không phải lúc nào cũng đáng tiền.
Tốc độ kết nối Internet thường được đo bằng megabit mỗi giây, hay viết tắt Mbps. Phải mất 8 megabit để tạo thành 1 megabyte, vì vậy nếu người dùng có kết nối Internet 1.000 Mbps (gigabit), có nghĩa sẽ mất 8 giây để tải xuống tập tin 1 GB.
Tốc độ và giới hạn dữ liệu truy cập
Điều quan trọng mà mọi người cần biết là hiểu rõ sự khác biệt. Tốc độ Internet là thước đo lượng dữ liệu người dùng có thể tải xuống cùng một lúc và giới hạn dữ liệu là thước đo số lượng dữ liệu người dùng có thể tải xuống trong một tháng nhất định. Chúng chắc chắn có liên quan với nhau nếu người dùng sử dụng đường truyền kết nối nhanh và thực sự sử dụng băng thông đó.
Giới hạn dữ liệu là phổ biến trong ngành công nghiệp di động, cung cấp cho người dùng một lượng dữ liệu hạn chế để sử dụng trên điện thoại mỗi tháng. Chúng chủ yếu chỉ là một cách để ISP phân chia dịch vụ thành các tầng và tính phí cao hơn cho các tùy chọn cao cấp, vốn yêu cầu dữ liệu nhanh hơn mà ISP có thể đáp ứng.
Hiện nay trên thị trường di động tại Việt Nam, các ISP tung các mức gói dữ liệu giới hạn khác nhau với mức giá khác nhau theo từng nhu cầu. Nếu sử dụng thiết bị di động chỉ để lướt web hay truy cập mạng xã hội, người dùng có thể chọn gói cước có giới hạn thấp, trong khi nếu quan tâm đếm xem video hay các nội dung đa phương tiện khác, người dùng nên xem xét các gói dữ liệu cao hơn.
Nội dung nào ngốn băng thông nhiều nhất?
Như đã trình bày, tốc độ Internet là thước đo băng thông của mỗi người dùng. Nếu sử dụng đường truyền 25 Mbps, người dùng có thể xem 5 video streaming đồng thời với băng thông 5 Mbps. Về cơ bản, 5 Mbps là băng thông cần thiết cho việc xem video Full HD, trong khi 25 Mbps là cần thiết cho video 4K. Nhưng cũng tùy thuộc vào dịch vụ video streaming, chẳng hạn YouTube thường cao hơn do nhiều video được quay ở tốc độ cao gấp đôi, 60 khung hình/giây (fps), với yêu cầu khoảng 7 Mbps cho video 1080p60fps.
Tuy nhiên, điều đó không phải là điều duy nhất mà người dùng quan tâm. Mặc dù video YouTube có thể yêu cầu mức trung bình 7 Mbps như đã nói, nhưng đó không thực sự là băng thông sử dụng. Vì YouTube yêu cầu bộ nhớ đệm trước nên dịch vụ này thường sẽ cố gắng tối sử dụng kết nối tối đa của người dùng.
Ngược lại, nếu không có đủ băng thông đáp ứng, YouTube sẽ giảm chất lượng video xuống 480p30fps hoặc thậm chí thấp hơn, giúp người dùng xem video ngay cả trên kết nối 1 Mbps. Đây cũng là cách một số dịch vụ video trực tuyến như Netflix áp dụng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nếu có nhiều thiết bị đang chạy, bộ định tuyến sẽ cân bằng lưu lượng giữa tất cả chúng và lưu lượng video streaming sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
Vì vậy, tốc độ kết nối nhanh đến mức nào không quan trọng, vì video phát trực tuyến thường sẽ sử dụng nhiều băng thông nhất có thể, miễn là người dùng đảm bảo đủ tốc độ để hỗ trợ video chất lượng thấp. Nếu có băng thông cao, dịch vụ sẽ phát lại video chất lượng cao hơn.
Vai trò của tốc độ tải lên
Đây là một phần khác trong gói cước Internet mà người dùng cần quan tâm. Các ISP thường sẽ khoe bán các gói cước với tốc độ tải xuống lớn, trong khi tải lên thấp hơn nhiều. Lý do là vì mọi người sẽ tải xuống nhiều hơn nhiều so với tải lên. Điều đó đúng, nhưng khi người dùng tải lên một cái gì đó, họ sẽ bắt đầu cảm nhận mình như đang sống ở “vùng nông thôn hẻo lánh”.
Tốc độ tải lên xác định tốc độ người dùng có thể tải nội dung lên Internet. Nó không chỉ tác động đến tốc độ tải tập tin lên các kho lưu trữ mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng FaceTime và Skype, vì về cơ bản, người dùng đang tải video trực tiếp của mình lên Internet. Nếu đang nghĩ đến việc phát trực tuyến trên một trang web như Twitch hoặc YouTube, người dùng sẽ cần tốc độ tải lên cao. Tuy người dùng không sử dụng nó thường xuyên như khi tải xuống, nhưng nó rất quan trọng cho người dùng Internet.
Các ISP sẽ giới hạn tốc độ tải lên cho gói cước của mình. Vì vậy, bên cạnh tốc độ tải xuống, người dùng cũng nên chú ý chọn gói cước có tốc độ tải lên ở mức tốt mà không phải là quá thấp.
Gói cước kết nối Internet bao nhiêu là đủ?
Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định sử dụng gói cước Internet của người dùng, đó là số lượng người trong nhà và nhu cầu tải xuống ra sao. Nếu người dùng chỉ cần video streaming video Full HD (không 4K), gói cước 5 Mbps cho mỗi người được xem là chất lượng khá ổn định. Có một khoản thặng dư là tốt, nhưng người dùng có thể sẽ không nhận thấy nó trong trường hợp sử dụng này.
Nếu đang làm bất cứ điều gì nhiều băng thông bên cạnh việc truyền phát video, như thường xuyên tải lớn, tốc độ kết nối Internet sẽ quyết định tốc độ tải xuống. Lấy ví dụ, tải một tập tin lớn 10 GB với tốc độ 5 Mbps sẽ mất gần 4 giờ, nhưng sẽ chỉ mất 15 phút để làm điều này với kết nối 100 Mbps. Mặc dù vậy, người dùng vẫn sẽ bị giới hạn bởi máy chủ mà họ đang tải xuống, vì vậy đừng ngạc nhiên nếu người dùng dùng mua gói cước 1 Gbps nhưng tốc độ tải xuống chậm.
Nói chung, người dùng có thể duyệt web và thực hiện hầu hết các tác vụ Internet hàng ngày ngay cả trên các kết nối Internet khá chậm. Nếu quá trình tải xuống mất quá nhiều thời gian, hãy thử đầu tư vào một gói kết nối tốt hơn. Nếu thường xuyên phát trực tiếp, tải lên các tập tin lớn, sao lưu dữ liệu lên Internet hay thực hiện gọi video, hãy đảm bảo tốc độ tải lên ở mức phù hợp.
Kết nối cáp quang nhanh hơn?
Cáp quang thường nhanh hơn vì nó có thể truyền một lượng dữ liệu lớn hơn cùng một lúc. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng, bởi nó còn phụ thuộc vào những gì ISP cung cấp tại khu vực đó.
Kết nối cáp quang còn cung cấp một lợi thế nhỏ khác so với cáp đồng: độ trễ. Độ trễ là tín hiệu có thể di chuyển nhanh từ máy tính lên Internet. Cáp quang không nhanh hơn về mặt kỹ thuật so với cáp đồng tốt, nhưng đó là một tiêu chuẩn mới hơn nhiều và thường nhanh hơn cáp đồng, do đó trở thành lựa chọn phổ biến cho Internet băng thông rộng.
Độ trễ không quan trọng quá nhiều, và nó không thành vấn đề khi người dùng nhấp vào liên kết trên các trang web. Độ trễ cao hơn có nghĩa nó mất một thời gian dài hơn trước khi trang web tiếp theo bắt đầu tải xuống, nhưng nếu chơi game trực tuyến nhiều, nó sẽ giúp giảm pin xuống mức thấp, cho phép người dùng có những phản xạ tốt hơn.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp người dùng có thể lựa chọn cho mình được gói cước phù hợp với gia đình để sử dụng, tránh lãng phí và bị lôi cuốn bởi chiêu trò tiếp thị của các ISP.
Theo The Japan Time, Bộ Thông tin Truyền thông Nhật Bản đã lên kế hoạch chuẩn bị 10 tỷ số điện thoại 14 số bắt đầu 020 sẽ được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng dịch vụ 5G tại nước này trong thời gian tới.
Google Assistant đã hỗ trợ tiếng Việt là một tín hiệu rất vui mừng đối với người tiêu dùng trong nước. Đây là một bước đệm để tính năng này có thể tiến đến những dòng loa Google Home trong một ngày không xa, giúp cho thị trường thiết bị thông minh trong căn nhà có thể bức phá.
Việc hợp tác giữa ASUS (cũng như các hãng máy tính khác) và AMD đang mang đến cho người dùng nhiều hơn các lựa chọn khi sắm cho mình một chiếc laptop mới với sức mạnh xử lý vượt trội và mức giá dễ tiếp cận hơn.
OPPO đã đưa F11 Pro phiên bản màu Xám Tinh Vân, 128GB ra mắt, như vậy,người dùng có thêm lựa chọn màu sắc ngoài: Màu Đen Thiên Thạch, Xanh Thiên Hà.
Màn hình Dynamic AMOLED – Infinity-O Display tỷ lệ 19:9, 3 camera sau bổ sung ống kính góc cực rộng, 2 camera trước ẩn dưới màn hình, cảm biến vân tay siêu âm, phần cứng được nâng cấp mạnh hơn… Galaxy S10+ có đáng để nâng cấp từ Galaxy S9+?
Chiếc máy ảnh EOS 200D II của Canon là dòng nâng cấp của phiên bản EOS 200D được trang bị thêm chức năng làm mịn da của ảnh chân dung, nâng cấp chất lượng của các bức ảnh đời thường, và ảnh selfie khi đi du lịch.
Sony Việt Nam chính thức giới thiệu thế hệ TV BRAVIA 2019 với nâng cấp hàng loạt công nghệ độc quyền mới nhất của Sony, mà nổi bật là TV Sony BRAVIA OLED A9G MASTER Series.
Sony Việt Nam đã ra mắt bản nâng cấp phần mềm toàn diện hoàn toàn mới cho dòng máy ảnh không gương lật đầu bảng α9 nâng cấp ở khả năng lấy nét và chất lượng hình ảnh. Bên cạnh đó, bộ đôi máy ảnh α7R III và α7 III cũng được cập nhật, bổ sung tính năng “Real-time Eye AF” (Lấy nét theo ánh mắt thời gian thực) và bộ đếm để chụp timelapse.
OPPO vốn là một trong những đưa cuộc đua chất lượng hình ảnh và trải nghiệm chụp ảnh của người dùng trên điện thoại lên tầm cao, máy ảnh cũng là ưu điểm của hãng để cạnh tranh với các đối thủ khác. Do đó, không lạ khi OPPO F11 Pro là một trong những chiếc điện thoại có khả năng chụp ảnh hấp dẫn trong tầm giá.
Bên cạnh F11 Pro vừa mới ra mắt ngày 29/3 vừa qua, OPPO còn đem đến thị trường sản phẩm F11 với mức giá 7,29 triệu đồng, khác biệt camera ẩn và không có nhiều khác biệt về phần cứng.