Theo kết quả khảo sát tình hình kinh doanh năm 2018 được thực hiện bởi nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo trên 5.000 cửa hàng, gần 36% cửa hàng chia sẻ kết quả kinh doanh 2018 không có sự tăng trưởng, chỉ dừng lại ở mức bằng và tệ hơn năm ngoái. Nguyên nhân do đâu?
Đây là báo cáo thường niên được Sapo thực hiện định kỳ từ năm 2015 đến nay, qua đó ghi nhận được những xu hướng, công nghệ đang được các cửa hàng/shop áp dụng nhiều để tăng trưởng doanh thu trong thương mại điện tử.
Xu hướng bán hàng đa kênh chiếm thế thượng phong
Theo kết quả khảo sát, các cửa hàng có tỷ lệ doanh thu trong năm 2018 khá cao. Nếu như năm ngoái doanh thu cửa hàng trung bình chỉ khoảng 1,2 tỷ đồng, năm nay doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng là hơn 1,5 tỷ đồng. Trong đó, 39,2% cửa hàng có doanh thu từ các kênh online chiếm nhiều hơn một nửa trong tổng doanh thu.
Với các cửa hàng có tăng trưởng, doanh thu trung bình 2018 khoảng 1,7 tỷ đồng, trong khi các cửa hàng chia sẻ không tăng trưởng (bằng hoặc thấp hơn năm ngoái) có doanh thu trung bình thấp hơn, chỉ khoảng 1,3 tỷ đồng/năm.
Năm 2018 nổi bật với xu hướng bán hàng đa kênh, 97% cửa hàng được khảo sát cho biết họ đang bán hàng trên 2 kênh trở lên, và có tới 54% shop bán hàng tối thiểu trên 5 kênh khác nhau. Top 5 kênh bán hàng được sử dụng phổ biến nhất của các cửa hàng lần lượt là Facebook (87%), website (82%), cửa hàng/showroom (80%), đại lý/cộng tác viên (60%) và các sàn giao dịch TMĐT (58%).
Trong số những người sử dụng các kênh bán hàng tương ứng, Facebook cũng là kênh đứng đầu trong top các kênh được đánh giá mang lại hiệu quả tốt, cụ thể có tới 97% cửa hàng có sử dụng đánh giá mang lại hiệu quả tốt, tỷ lệ này ở kênh bán tại cửa hàng là 86%, đại lý/cộng tác viên là 85%, website là 83%. Đặc biệt, tỷ lệ các shop đánh giá sàn giao dịch TMĐT năm 2018 là 73%, tăng cao gấp 2,5 lần so với tỷ lệ các shop đánh giá kênh này hiệu quả trong năm 2015 (chỉ có 27% đánh giá có hiệu quả).
Cũng theo khảo sát, trong năm 2018, trung bình mỗi cửa hàng chi khoảng 10,4 triệu đồng/tháng để tiếp thị, quảng cáo, tăng hơn 1 triệu đồng/tháng so với năm 2017. Ngân sách trung bình tiếp thị tại cửa hàng là cao nhất – 88 triệu đồng/năm/shop, sau đó lần lượt là website – 79,2 triệu đồng/năm/shop, quảng cáo Facebook – 75,2 triệu đồng/năm/shop và Sàn TMĐT – 58,5 triệu đồng/năm/shop.
Top 5 kênh tiếp thị được các cửa hàng sử dụng phổ biến nhất bao gồm tiếp thị, quảng cáo trên Facebook (80,5% có sử dụng), tổ chức chương trình tiếp thị tại cửa hàng (59,8%), SEO website (51,1%), đăng bài trên các diễn đàn, trang rao vặt (51,1%) và chạy quảng cáo Google (50,6%).
Năm qua, Zalo trở thành một kênh để chat, tư vấn trực tiếp cho khách hàng được khá nhiều shop sử dụng. Xét về các kênh tiếp thị được những cửa hàng có sử dụng đánh giá hiệu quả tốt đứng đầu là tiếp thị quảng cáo trên Zalo với 55,1% cửa hàng có sử dụng đánh giá mang lại hiệu quả tốt, sau đó là đăng bài trên các diễn đàn rao vặt (53,9%) và phát tờ rơi/poster (51,5%).
Cần tận dụng lợi thế của kinh doanh online
Mặc dù doanh thu của các cửa hàng mới kinh doanh dưới 3 năm thấp hơn nhiều so với các cửa hàng kinh doanh trên 3 năm (1,2 tỷ đồng so với 1,9 tỷ đồng) và ngân sách tiếp thị trung bình cũng ít hơn (8,5 triệu đồng/tháng so với 13 triệu đồng/tháng), nhưng theo khảo sát, tốc độ tăng trưởng của các cửa hàng dưới 3 năm lại có vẻ khởi sắc hơn.
Có tới 44% các cửa hàng trên 3 năm cho rằng năm 2018 không tăng trưởng hoặc tệ hơn năm ngoái. Trong khi tỷ lệ này ở các cửa hàng dưới 3 năm chỉ chiếm 30%. Đặc biệt với các cửa hàng chia sẻ rằng có tăng trưởng tốt (trên 30% doanh thu) thì có 30% mới kinh doanh trong vòng 1-2 năm. Những cửa hàng có doanh thu 2018 tệ hơn năm ngoái lại có tới 45% là các cửa hàng đã kinh doanh trên 5 năm.
Điều này cho thấy các cửa hàng thường có tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất vào những năm đầu tiên, đặc biệt trong vòng 1-2 năm khởi đầu. Sau đó, rất dễ đi vào thời kỳ bão hòa, tăng trưởng chậm dần hoặc không tăng trưởng, thậm chí đi lùi. Đây là thách thức rất lớn đối với những người kinh doanh phải giữ vững tốc độ tăng trưởng khi doanh nghiệp đã đi vào ổn định, tiếp tục lựa chọn “con đường mòn” hay luôn phải đổi mới, tìm cho mình những cách thức, hướng đi mới trong kinh doanh để đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng tốt nhất.
Bên cạnh đó, bán hàng online được nhận định đang là xu hướng của bán lẻ, việc không xuất hiện trên các kênh online là một thiếu sót rất lớn. Theo khảo sát, các cửa hàng không tăng trưởng có tỷ lệ không bán hàng online gấp đôi các cửa hàng có tăng trưởng. 15% cửa hàng không tăng trưởng cho biết không bán hàng online, tỷ lệ này ở các cửa hàng tăng trưởng chỉ là 8%. Doanh thu từ các kênh online của các cửa hàng không tăng trưởng cũng thấp hơn, tỷ lệ doanh thu online chiếm trên 1 nửa trong tổng doanh thu ở các cửa hàng không tăng trưởng chỉ chiếm 26%, trong khi tỷ lệ này ở các cửa hàng có sự tăng trưởng ở mức hơn 47%.
Khảo sát cũng cho thấy rằng các cửa hàng có tăng trưởng đầu tư ngân sách quảng cáo nhiều hơn so với các cửa hàng không tăng trưởng đặc biệt trong 2 kênh Sàn TMĐT và Facebook. Cụ thể, ở các cửa hàng có tăng trưởng, trung bình ngân sách tiếp thị trong năm 2018 chi cho các kênh Sàn là gần 23 triệu đồng/năm, kênh Facebook là hơn 65 triệu đồng/năm. Trong khi đó, các cửa hàng không tăng trưởng chi ngân sách cho kênh Sàn và kênh Facebook lần lượt ở mức gần 17 triệu đồng và 52 triệu đồng.
Sự tận dụng lợi thế của các kênh bán hàng, đặc biệt là các kênh bán hàng online là điều rất quan trọng đảm bảo sự tăng trưởng. Bên cạnh những bí kíp như tập trung vào sản phẩm, tối ưu chính sách giá và dịch vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng,… hầu hết các cửa hàng có tăng trưởng trong năm 2018 đều mở rộng thêm các kênh bán hàng hiện đại, tham gia các sàn TMĐT và tăng cường ngân sách quảng cáo trên các kênh online như Facebook, website.
Ô Lâu
Công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky Lab và Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia Việt Nam (NCSC) vừa ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) nhằm đưa ra các giải pháp cho những thách thức về an ninh thông tin trong nước, hỗ trợ nâng cao năng lực bảo mật mạng của chính phủ Việt Nam.
Hôm nay 22/1, HP Việt Nam đã tung ra thị trường danh mục các sản phẩm máy tính cá nhân được trang bị bộ xử lý AMD Ryzen tiên tiến.
Sony Việt Nam trao tặng 38 dàn âm thanh Sony Sound Bar HT-S700RF và 16 chiếc Bravia OLED TV 55A8F cho gia đình các thành viên của Đội tuyển.
Ngày 21/1, Grab và McDonald’s Việt Nam công bố quan hệ hợp tác dài hạn nhằm mang đến nhiều trải nghiệm và ưu đãi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ GrabFood.
Đại học RMIT Việt Nam và Robert Bosch Engineering and Business Solutions Việt Nam (Bosch) vừa ký Biên bản hợp tác đẩy mạnh nâng cao trải nghiệm thực tế cho sinh viên.
Ngày 17/1/2019, Grab và Moca công bố triển khai các tính năng mới của ví điện tử GrabPay by Moca, bao gồm tính năng thanh toán tại cửa hàng (P2M) và nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động (Airtime top-up), nhằm mang đến nhiều tiện ích và ưu đãi cho người dùng Grab.
Làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, Hiệp định thương mại tự do, nguồn vốn FDI… sẽ khiến nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại thị trường Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng sẽ tăng cao sau Tết – theo tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự Navigos Group.
Ngày 16/1, phối hợp với nhà phân phối Nam Trường Sơn, Kaspersky Lab đã ra mắt 3 sản phẩm dành cho người dùng cá nhân Kaspersky Anti-virus, Kaspersky Internet Security và Kaspersky Total Security phiên bản 2019.
Triển lãm Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2019 chính thức khép lại sau chuỗi 4 ngày hoạt động sôi nổi, mở ra tương lai đầy hứa hẹn nhờ vào thành tựu công nghệ hiện đại.
Ngày 13/1/2019, cùng tiếp sức trên cung đường “Mơ Giấc mơ lớn”, Taiwan Excellence một lần nữa đóng vai trò là nhà tài trợ chính của HCMC Marathon 2019.