Chúng ta thường nghe thầy cô giáo hoặc phụ huynh nói rằng sẽ cố gắng dạy cho học sinh hoặc đứa trẻ nên người. Vậy thì khi chưa “nên người”, học sinh hoặc đứa trẻ ấy chưa phải là “người” hay sao? Rõ ràng “người” ở đây là một khái niệm phức hợp, nó bao gồm cả danh từ, tính từ, trạng từ và cả hình dung từ nữa. Những gì người ta đang làm với trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence: AI) hiện nay cũng vậy, nó là một khái niệm khá phức hợp.
Về mặt từ nguyên, nhân tạo (chữ Hán: 人造, hoặc tiếng Anh: artificial) đều để chỉ những thứ do con người tạo ra, phỏng theo cái có sẵn trong tự nhiên, hoặc đôi khi, đi ngược lại tự nhiên. Trong khái niệm nhân tạo, chữ nhân trong tiếng Hán (人) và chữ nghệ (art) trong tiếng Anh là chủ đạo, còn vị tố tạo (造, ificial) là bổ trợ. Cho nên AI cũng chỉ là cách mà con người muốn nó mô phỏng tự nhiên, hoặc chống lại tự nhiên, tùy mục đích sử dụng. AI – trong suy nghĩ của loài người lúc này – cũng chỉ là phần vị tố.
Một trong những mục tiêu tối thượng của AI không phải là giống con người phổ quát nhất, mà cá nhân hóa, dị biệt hóa nhất có thể, để trông giống những con người riêng lẻ, không ai giống ai. Cho nên, một trong những công việc nặng nhọc và tinh tế hiện nay là cố gắng dạy cho AI nên người, theo nghĩa đó là những con người riêng biệt, cụ thể, chứ không phải con người rập khuôn, tập thể. Ngay về ngôn ngữ, lời nói, việc dạy cho AI hiểu và tư duy với giọng Quảng Nam, giọng Ninh Thuận, giọng Trà Vinh… còn khó hơn cả giọng phổ thông, nhưng lại là việc phải làm. Cho nên, nếu gặp ai đó nói họ đang dạy AI thói quen này, tình cảm kia, tập tính nọ… thì cũng đừng có ngạc nhiên. Thực tế hiện nay là như vậy, có vô số cá nhân và tập thể đang tham gia giảng dạy để AI nên những “con người riêng tư”.
Gần đây, đã thấy nhiều nghệ sĩ trẻ Việt Nam áp dụng AI trong các sáng tác truyện tranh, ca khúc, kịch bản, nhạc nền, thơ ca… Đơn cử như nhà thơ – đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh với album Tiểu thuyết (Novel Demo), gồm 8 ca khúc đầy chất thơ, do AI đảm trách khoảng 90% quá trình sáng tác. Nhưng AI không đứng tên tác giả chung với Huỳnh Tuấn Anh. Vì theo quy định, các dịch vụ AI trong âm nhạc ghi rất rõ ràng: Người trả phí sẽ sở hữu sản phẩm tạo ra và nhận giấy phép xác nhận quyền sử dụng. AI chỉ là công cụ hỗ trợ, còn quyền chủ động sáng tạo, cảm xúc và phong cách nghệ thuật đều là của con người, do con người quy định.
Vậy thì điều mà AI không làm được, hoặc không được làm, chính là xác lập quyền nhân thân và quyền tài sản theo Luật Sở hữu trí tuệ. Chưa nói không được lãnh tác quyền, nhuận bút, mà nếu có lãnh, thì cũng chưa biết… ăn nhậu bằng cách nào.
Bìa album Tiểu thuyết (Novel Demo) do AI đảm trách khoảng 90% quá trình sáng tác của Huỳnh Tuấn Anh
Theo Huỳnh Tuấn Anh: “Công nghệ có thể khai phóng sự sáng tạo của con người. AI giúp người sáng tạo tiếp cận sự độc lập trong công việc của mình. Hãy tưởng tượng ngày xưa, để biến một ý tưởng thành giai điệu, bạn phải mất rất nhiều thời gian để thử nghiệm và điều chỉnh, nhưng với AI, chỉ cần vài thao tác đơn giản, chưa đầy 30 giây, bạn đã có những gợi ý chuyên nghiệp và cảm xúc, giúp bạn tiến gần hơn đến sản phẩm cuối cùng. Công nghệ không phải là thứ thay thế con người, mà là công cụ để con người có thể làm việc nhanh hơn, sáng tạo hơn và tiếp cận những khả năng không giới hạn. AI mở ra một không gian sáng tạo không biên giới, giúp nghệ sĩ có thể thử nghiệm và phát triển những ý tưởng mà trước đây có thể sẽ bị bỏ dở vì thiếu thời gian, thiếu tài nguyên, hoặc thiếu cộng sự, ê-kíp thực hiện”.
Nhiều người nghĩ rằng, cùng một AI và cùng một đề tài, cùng một yêu cầu sáng tác thì AI sẽ làm ra những tác phẩm giống hệt nhau. Suy nghĩ này đúng hay sai? Từ kinh nghiệm dạy và “vọc” AI cả năm, Huỳnh Tuấn Anh cho biết: “Đây là một suy nghĩ phổ biến, nhưng không hoàn toàn chính xác. AI, đặc biệt với các mô hình sáng tạo, hoạt động dựa trên thuật toán sâu và xử lý dữ liệu từ hàng triệu nguồn khác nhau. Khi nhận được cùng một đầu vào, AI sẽ không đơn thuần sao chép y hệt một kết quả. Thay vào đó, nó có thể tạo ra các biến thể khác nhau bởi cơ chế ngẫu nhiên và khả năng kết hợp các yếu tố trong dữ liệu mà mình huấn luyện, giảng dạy cho nó. Ví dụ, với cùng một yêu cầu về sáng tác nhạc, AI có thể đưa ra các giai điệu khác nhau trong mỗi lần tổng hợp âm thanh, nhịp điệu và phối khí, với các điều chỉnh theo nhiều thông số đa dạng”.
Điều này cũng nhấn mạnh vai trò của “đầu vào” – yếu tố cốt lõi, quyết định kết quả sáng tạo của AI. Các tham số nhỏ như cảm xúc, phong cách nhạc, hoặc những từ khóa đặc trưng, vùng miền, cá tính… sẽ làm biến đổi đáng kể kết quả “đầu ra”. AI là công cụ học hỏi và tạo dựng dựa trên dữ liệu lớn, nên khó có khả năng cho ra tác phẩm hoàn toàn giống nhau, trừ khi ra các điều kiện đã được cố tình ràng buộc.
Huỳnh Tuấn Anh nói thêm: “Là người đã dùng AI hơn 1 năm, tôi hiểu rằng bất kỳ công cụ AI sáng tạo nào, từ viết nhạc, viết văn, làm thơ cho đến thiết kế hình ảnh, đều hoạt động dựa trên dữ liệu và hướng dẫn, dạy bảo mà người dùng cung cấp cho nó. Những người có kiến văn, thẩm mỹ, phong cách khác nhau sẽ tạo ra những kết quả khác biệt, ngay cả khi sử dụng cùng một AI. Ví dụ, một nhà thơ với phong cách lãng mạn sẽ đặt đầu vào rất khác so với một nhà thơ chính trị, nhà văn viết khoa học viễn tưởng. Những yêu cầu về phong cách, cảm xúc, ngôn ngữ, hoặc kết cấu sẽ khiến kết quả đầu ra của AI khác biệt hoàn toàn, mang nhiều dấu ấn cá nhân”.
Đây chính là điểm mạnh, nhưng cũng là điểm thách thức của AI. Nếu đầu vào là những yêu cầu tinh tế, có chiều sâu và được dẫn dắt bởi con người có tầm nhìn sáng tạo, AI sẽ trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ, làm bật lên cá tính riêng biệt và ý đồ nghệ thuật. Ngược lại, nếu đầu vào đơn giản và thiếu chi tiết, ngây ngô, kết quả sẽ trở nên chung chung, nhàm chán, thiếu sự độc đáo.
Chính vì thế, AI không phải là “người thay thế” sáng tạo, mà là một đối tác thông minh. Nó cần sự dẫn dắt, điều chỉnh và kiểm soát từ người sử dụng để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Nói cách khác, nhu liệu đầu vào không chỉ là dữ liệu khô khan, mà là bản sắc, tư duy, tâm hồn và tinh thần sáng tạo của mỗi người. Nói cách khác, cá nhân thế nào thì AI thế ấy, mà sáng tạo chính là kết quả của bộ đôi này. Cá nhân thiếu năng khiếu, thiếu kỹ năng và thiếu kiến văn, thì cho dù có dùng đến 108 con AI, tác phẩm sáng tạo vẫn cứ dở mà thôi. Đây cũng chính là điều mà AI không làm được, hoặc không làm được, vì nó không thể cung cấp “đầu vào” để cho chính con người tự sáng tạo “đầu ra”.
Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá lịch sử đầy biến động của trí tuệ nhân tạo (AI), từ những giấc mơ vĩ đại, những giai thoại chưa kể, đến những con người đã định hình nên lĩnh vực này. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ nhìn về tương lai – nơi AI có thể không chỉ là công cụ mà còn đồng hành cùng nhân loại trong hành trình khám phá vũ trụ tri thức vô tận.
Zalopay, hiện thời, đã có thể được sử dụng như một phương thức thanh toán cho các dịch vụ Apple tại Việt Nam. Khách hàng có thể sử dụng tài khoản Zalopay để thanh toán cho mọi giao dịch trên App Store, Apple Music, Apple TV, iTunes Store, iCloud và nhiều dịch vụ khác.
Chợ Tốt vừa ra mắt tính năng ‘Quét Là Bán’, ứng dụng công nghệ AI, cho phép việc chụp , chọn giá, đăn g bán đồ cũ rất tiện.
Năm qua, Shopee ghi nhận những đột phá về cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, nổi bật là việc đầu tư mạnh mẽ cho mô hình mua sắm giải trí.
Kiki Auto, trợ lý thông minh trên xe ô tô do đội ngũ Zalo AI phát triển, vừa được vinh danh trong hạng mục “Trợ lý ảo tiếng Việt xuất sắc nhất” tại lễ trao giải thưởng công nghệ thường niên Tech Awards 2024.
Trong năm 2024, VMLU công bố 45 LLM trên bảng xếp hạng, tiếp nhận yêu cầu đánh giá của hơn 155 tổ chức & cá nhân, tổng kết 691 lượt tải bộ tiêu chuẩn đánh giá và 3.729 lượt đánh giá LLM từ nền tảng.
Schneider Electric, tập đoàn dẫn đầu toàn cầu về chuyển đổi số quản lý năng lượng và tự động hóa, công bố danh sách 4 doanh nghiệp chiến thắng Giải thưởng tôn vinh Tác Động Tích Cực đến Phát Triển Bền Vững 2024 (Sustainability Impact Awards 2024) mùa thứ 3.
CEO Nvidia, Jensen Huang, vừa công bố rằng hiệu suất của các chip Nvidia đã tăng gấp 1.000 lần trong vòng 10 năm qua, bất chấp sự chậm lại của Định luật Moore.
Hôm nay, tại CES® 2025, Samsung Electronics đã giới thiệu tầm nhìn “AI cho mọi người” mới (AI for All), dựa trên một thập kỷ tiên phong trong lĩnh vực nhà thông minh.
Sáng 03/01/2025, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Hội nghị quân chính, tổng kết năm 2024. Doanh thu hợp nhất của Viettel năm 2024 là 190 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 103% kế hoạch, tăng trưởng 10,3% – mức tăng cao nhất ngành.