Thông tin những ngày qua về bà Mạnh Vãn Châu (46 tuổi, con gái nhà sáng lập tập đoàn Huawei) bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ để điều tra về cáo buộc Huawei vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu và lệnh trừng phạt bán công nghệ cho các nước thuộc danh sách trừng phạt được xem như một đòn chí mạng lên tập đoàn này.
Trong một bài viết đăng trên MobileWorldLive, ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei đã chính thức lên tiếng về lệnh cấm nhập khẩu và bán các sản phẩm của Huawei vì tình nghi có thể chứa yếu tố gián điệp gây hại cho an ninh quốc gia mà Mỹ và một số nước đã ban hành trong thời gian qua.
Thế Giới Số đăng lại bài viết xem như là quan điểm nhìn nhận vấn đề này từ phía Huawei. Nội dung sau đây:
Ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei
Chủ tịch luân phiên của Huawei, Ken Hu kêu gọi các chính phủ ban hành lệnh cấm đối với thiết bị Trung Quốc đưa ra bằng chứng về các mối đe dọa an ninh bị cáo buộc, và cung cấp các kênh liên lạc để Huawei có thể hành động, nhưng lưu ý rằng nhiều quốc gia không làm như vậy.
“Khi nói đến vấn đề bảo mật, chúng ta cần phải để sự thật tự nói lên, hồ sơ về vấn đề bảo mật của Huawei là sạch sẽ”. Trong hơn 30 năm qua, công ty chưa bao giờ gặp sự cố an ninh mạng nghiêm trọng hoặc được thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy thiết bị của họ là một mối đe dọa bảo mật. “Chúng tôi có một bộ hồ sơ sạch sẽ”, Ken Hu tuyên bố trong một cuộc họp báo được tổ chức tại trụ sở chính của công ty ở Thâm Quyến.
Chủ tịch luân phiên cho biết thêm, công ty nhận thức sâu sắc rằng họ phải chủ động, tích cực hợp tác với chính phủ, cộng đồng địa phương và khách hàng của mình, và chia sẻ: “Đây là những gì chúng tôi đã và đang làm, và chúng tôi sẵn sàng thực hiện các bước bổ sung nhiều hơn so với các công ty khác trong ngành”.
Chúng tôi sẽ không thư giãn. Khi công nghệ trở nên phức tạp hơn và các hệ thống mạng lưới trở nên mở hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào các nỗ lực liên quan đến bảo mật”.
Chẳng hạn, Huawei có kế hoạch ra mắt một trung tâm bảo mật tại Brussels (Bỉ) vào quý 1 năm 2019 như một phần trong kế hoạch dài hạn nhằm mở rộng hợp tác với các chính phủ khác trên thế giới, như Canada và Vương quốc Anh.
Ngoài ra, công ty sẽ đầu tư 2 tỷ đô la trong 5 năm tới để cải thiện các quy trình kỹ thuật phần mềm để chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.
Hu lưu ý rằng bất chấp những nỗ lực (của ai đó) nhằm tạo ra nỗi sợ hãi về Huawei, “nhưng các khách hàng của chúng tôi vẫn tiếp tục tin tưởng chúng tôi và làm việc với chúng tôi. Tôi biết ơn vì sự hỗ trợ của họ”.
Ba nhóm kinh doanh của công ty, ông nói, tất cả đều có sự tăng trưởng kinh doanh tốt trong năm 2018, mà ông đã thốt lên là rất khó khăn. Công ty đang nhắm mục tiêu kỷ lục 100 tỷ đô la tổng doanh thu trong năm nay. Công ty hiện đã có hơn 25 hợp đồng 5G thương mại và cung cấp hơn 10.000 trạm gốc 5G.
Hu nói rằng ông không ở vào một vị trí để có thể trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ bắt giữ CFO Meng Wanzhou ở Canada vì nghi ngờ vi phạm các lệnh trừng phạt thương mại vì đây là một vụ việc đang được xử lý, nhưng nhắc lại công ty tự tin vào các biện pháp tuân thủ thương mại của mình, cùng với các hệ thống tư pháp ở Canada và Mỹ.
Vụ việc cũng không gây tác động đến các kế hoạch du lịch của các giám đốc điều hành công ty.
Ken Hu nói về trung tâm của sự chú ý khác khi Huawei không phải là một công ty đại chúng, lưu ý “rằng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể đạt được mức độ minh bạch tương tự. Chúng tôi đã làm rất nhiều nỗ lực và cần làm nhiều hơn nữa. Chúng tôi là một công ty tư nhân thuộc sở hữu của nhân viên”.
Khi được hỏi về hoạt động kinh doanh hạn chế ở Mỹ, Ken Hu cho rằng đây là một trong những thị trường viễn thông lớn nhất thế giới, vì vậy, “chúng tôi không thể nói rằng điều đó không quan trọng đối với Huawei. Nhưng chính phủ đã làm cho thị trường này khó khăn và hạn chế các cơ hội”.
Tuy nhiên, ông đã chỉ ra một sự gia tăng tiềm tàng về chi phí thiết bị mạng khi không có Huawei và các thiết bị Trung Quốc khác ở Mỹ, mà theo ông chi phí này cuối cùng sẽ được dồn đến những người dùng cuối.
https://www.mobileworldlive.com/featured-content/home-banner/huawei-chairman-calls-for-dialogue-over-market-access/
Ô Lâu
Ngày 19/12, Vietnamobile chính thức khởi động chiến dịch truyền thông tiếp thị tích hợp “Đố Cản Nổi” dành cho sản phẩm chủ đạo Siêu Thánh SIM, chào đón mùa lễ hội 2018.
Kiến thức được đào tạo có khoảng cách so với thực tế, không có định hướng nghề nghiệp cụ thể khi đi tìm việc…, đó chính là những thách thức lớn của sinh viên mới ra trường.
Ngày 18/12/2018, Tổng Công ty Viễn thông Viettel tổ chức lễ Trao giải chương trình Lắng nghe để phát triển năm 2018
Từ ngày 18/12, FPT Shop và F.Studio by FPT chính thức lên kệ iPad Pro 11 inch, 12.9 inch và Macbook Air 13.3 inch Retina phiên bản mới 2018. Khách hàng được trả góp 0% lãi suất trong 8 tháng, trả trước từ 11 triệu đồng.
Galaxy S9+ Vang Đỏ (Burgundy Red là phiên bản màu sắc mới nhất, ra mắt dịp lễ hội cuối năm, bổ sung thêm dải sưu tập màu của Galaxy S9/S9+ đã ra mắt thị trường Việt Nam trong năm qua, như Đen Huyền Bí (Midnight Black), Tím Lilac (Lilac Purple), Xanh San Hô (Coral Blue) và Hoàng Kim (Sunrise Gold).
Thời gian gần đây khách hàng khi truy cập vào trang thương mại điện tử Vuivui.com, sẽ hiện ra thông báo “Từ 18:00 ngày 27/11/2018 Vuivui.com sẽ chuyển thành Bachhoaxanh.com”, và khoảng 3 giây sau đó là tự động chuyển qua trang Bachhoaxanh.com.
Từ 21/12 – 31/12/2018, khách hàng đặt mua Huawei Mate 20 Pro sẽ nhận được voucher trị giá 2 triệu kèm một bộ sạc không dây; mua Mate 20 nhận voucher 1 triệu; mua Nova3/3i tặng pin dự phòng Pisen; mua Huawei Y9 tặng loa Bluetooth.
Trong số tất cả các tệp độc hại mới được phát hiện vào năm 2018, lượng backdoor tăng 44%, ransomware tăng lên 43%, có ít nhất 30% máy tính gặp phải một mối đe dọa trực tuyến. Những con số này cho thấy malware nói chung, backdoors và ransomware nói riêng vẫn là rủi ro lớn cho người dùng máy tính.
Trong sự kiện 12.12 Shopee Sale Sinh Nhật, trong vòng 24 giờ của ngày 12.12, Shopee ghi nhận hơn 12 triệu đơn đặt hàng trên toàn khu vực, 73.519 sản phẩm được bán ra nhiều nhất trong vòng một phút – phá vỡ kỷ lục sự kiện 11.11 Shopee Siêu Sale trước đó.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Cục Cạnh tranh) đã thông báo về việc hoàn tất quá trình điều tra chính thức về giao dịch Grab-Uber ở Việt Nam. Cục Cạnh tranh cho rằng, giao dịch có dấu hiệu vi phạm hành vi không thông báo tập trung kinh tế và thuộc hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh.