Viettel giải đáp những phàn nàn của người dùng quanh câu chuyện trải nghiệm 5G

Ngày 24/10, Viettel tổ chức cuộc gặp với báo chí trên toàn quốc để giải đáp về những thắc mắc của người dùng xung quanh trải nghiệm 5G.

Kể từ khi chính thức công bố khai trương và thương mại hóa mạng di động 5G đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 15/10/2024 đến nay, Viettel đã nhận được nhiều phản ánh từ người dùng, hầu hết đều phàn nàn về tốc độ 5G chậm, thậm chí chậm hơn 4G, hoặc nâng cấp gói 5G tốn tiền nhưng không biết để trải nghiệm gì…?!

Ngày 24/10, tức gần 10 ngày sau khi khai trương mạng 5G, đội ngũ lãnh đạo bộ phận kỹ thuật và truyền thông của Viettel đã tổ chức buổi gặp gỡ với báo chí với mong muốn chia sẻ và giải đáp tất cả những thắc mắc này của người dùng, trên cả phương diện kỹ thuật lẫn thị trường.

Viettel triển khai đồng thời hai kiến trúc mạng 5G non-SA và 5G SA, cùng với hướng chuyển dịch của thế giới

Để người dùng hiểu hơn về “xa lộ” 5G với những phương tiện, tốc độ, báo hiệu và những dịch vụ nào trên đó, ông Hoàng Đức Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật toàn cầu, Tổng Công ty Mạng lưới Viettel đã bắt đầu câu chuyện kiến trúc mạng mà Viettel đang triển khai. Ông Thanh cho biết, hiện nay có hai khái niệm của kiến trúc thường được nhắc đến là 5G non-SA và 5G SA. Kiến trúc 5G non-SA (viết tắt của non-standalone) là kiến trúc triển khai mạng 5G không đứng một mình hoàn toàn mà phải dựa trên mạng 4G hiện có. Khi người dùng sử dụng dịch vụ sẽ có hai phần: phần báo hiệu và phần dữ liệu sử dụng thật. Với 5G non-SA thì phần báo hiệu được truyền hoàn toàn dựa trên mạng 4G cũ và phần dữ liệu chuyển cho người dùng sẽ được truyền kết hợp giữa hai mạng 4G và 5G. Trong khi đó, với kiến trúc 5G SA thì phần báo hiệu và dữ liệu đường lên/xuống cho thuê bao hoàn toàn độc lập với mạng 4G hiện tại.

Xét về chất lượng dịch vụ, 5G non-SA có độ trễ cao hơn, chỉ tốt hơn một chút so với 4G hiện tại – vào khoảng 20-30ms (mili giây). Còn 5G SA có độ trễ thấp hơn, từ 4-5ms. Sở dĩ độ trễ có sự khác nhau phần nhiều do yếu tố kỹ thuật, như việc 5G SA không liên quan đến 4G nên rút ngắn được thời gian báo hiệu truyền đi. Thời gian triển khai theo đó cũng khác nhau, 5G non-SA dựa trên 4G hiện tại nên chỉ cần nâng cấp core 4G hiện tại là đã có thể triển khai. Nhưng với 5G SA thì mất nhiều thời gian hơn, đòi hỏi nhà mạng phải đầu tư hệ thống mạng lõi 5G mới hoàn toàn, mất thêm khoảng 6-8 tháng so với 5G non-SA.

Thế nên, mạng 5G non-SA thường được gọi là bản nâng cấp lên của mạng 4G hiện tại, giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn, tốc độ có nhỉnh hơn. Nhưng nói đến mạng 5G thực sự thì phải là loại 5G SA, vì chỉ trên kiến trúc này mới có thể cung cấp được các dịch vụ 5G mới hoàn toàn cho khách hàng. Thế giới hiện nay cũng đang hướng đến dịch chuyển dần sang 5G SA để cung cấp dịch vụ mới, tăng doanh thu cho dịch vụ viễn thông – ông Thanh cho biết thêm.

Vậy tình hình triển khai 5G trên thế giới hiện nay đi theo công nghệ nào, độ phủ và tốc độ ra sao? Theo thống kê của GSMA, đến hết quý 1 năm 2024, trên toàn cầu hiện có khoảng 800 nhà viễn thông thì đã có 312 nhà mạng triển khai 5G, tức chiếm khoảng 40%. Trong số đó, có đến 95% nhà mạng đã chọn công nghệ kiến trúc 5G non-SA, và chỉ 5% thuộc về 5G SA triển khai đồng thời cùng với 5G non-SA. Nhà mạng Viettel cũng đang triển khai theo xu hướng hai kiến trúc đồng thời này.

Cũng theo thống kê của Open Signal và GSMA vào cuối tháng 1/2024, mặc dù việc triển khai 5G đã được thúc đẩy mạnh mẽ trên toàn cầu, tuy nhiên chất lượng ghi nhận cũng chưa tốt hẳn. Cụ thể, ngay với nhóm tốt nhất, triển khai 5G phủ khá rộng như Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc thì vùng phủ 5G cũng chỉ đạt khoảng 52% so với 4G hiện tại.

Viettel giải đáp những phàn nàn của người dùng quanh câu chuyện trải nghiệm 5G - unnamed 10

Về tốc độ download 5G của các nhà mạng lớn trên thế giới, tính đến quý 2/2024, cũng chỉ dao động từ khoảng trên 100 Mbps đến 550 Mbps. Ở top đầu, các nhà mạng Hàn Quốc với ưu điểm triển khai quy mô lớn, có điều kiện đầu tư nâng cao chất lượng mạng, tốc độ download đạt trung bình khoảng 550 Mbps. Ở top cuối, những nước như Tây Ban Nha, Đức tốc độ đạt khoảng 100 Mbps, Thái Lan 115 Mbps, Nhật Bản 120 Mbps… Tốc độ upload toàn cầu được ghi nhận đạt từ 10 Mbps đến 45 Mbps, Hàn Quốc top đầu cũng đạt khoảng 43-45 Mbps. Như vậy, từ sau ngày triển khai đến nay, tốc độ của mạng 5G Viettel tại Việt Nam được đo trên các phần mềm Speedtest đạt trung bình khoảng 320 Mbps cho download và 41- 42 Mbps cho upload – theo ông Thanh tốc độ này cũng xem như nằm trong top giữa của thống kê toàn cầu.

Điểm khác biệt của Viettel so với các nhà mạng khác trên thế giới, là tất cả các thiết bị vô tuyến, mạng truyền dẫn cũng như mạng lõi 5G để sử dụng đều do Viettel sản xuất. Điều độc đáo nữa, theo Viettel cho biết là mạng di động 5G của Viettel tại tất cả các vị trí triển khai đều có đồng thời cả hai công nghệ 5G SA và 5G non-SA. Trong đó, phần 5G SA đưa vào được cho toàn bộ hạ tầng từ vô tuyến, truyền tải, mạng lõi để cung cấp được dịch vụ mới cho khách hàng ngay từ thời điểm khai trương. Về mặt an toàn thông tin, mạng 5G SA cho phép sử dụng mã hóa, vì vậy các thông tin định danh của khách hàng được Viettel mã hoá bằng 256 bit so với 128 bit của 4G trước đây, gia tăng mức độ bảo mật.

Nhưng trên thực tế, người dùng trải nghiệm đo tốc độ mạng 5G của Viettel khá thấp, thậm chí chậm hơn 4G?

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Tâm, Phó TGĐ phụ trách quy hoạch mạng lưới TCT Mạng lưới Viettel cho rằng việc test tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ở giai đoạn hiện tại, Viettel chỉ tập trung triển khai 5G ở thủ phủ các tỉnh, thành phố lớn và số trạm 50 mỗi nơi chưa tương đương 4G. Khi trải nghiệm test ở khung giờ thấp tải và chỉ có một thuê bao đo trải nghiệm thì có thể đo được từ 300-500 Mbps tùy vào vị trí test, gần trạm hay xa trạm, sóng khỏe hay yếu. Tốc độ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cấu hình server test mà máy kết nối vào, và số lượng người đang trải nghiệm đồng thời, đang test dịch vụ đồng thời.

Vì nếu tại một thời điểm chỉ có một người dùng sử dụng ứng dụng Speedtest (hay i-SPEED) để đo tốc độ 5G thì toàn bộ tài nguyên của trạm 5G đó sẽ dồn vào cho một thuê bao duy nhất đó, kết quả tốc độ chắc chắn sẽ cao. Ngược lại, nếu có quá nhiều người test đồng thời tại một thời điểm sẽ xảy ra hiện tượng cấp tài nguyên không đồng đều giữa các thuê bao, dẫn đến cảm giác tốc độ chậm như 4G. Nguyên nhân nữa là do thời gian đầu mới khai trương nên nhiều người dùng háo hức trải nghiệm test. Theo dõi trên hệ thống, trong vòng 10 ngày đầu, lưu lượng trên mạng 5G tăng rất nhanh, tăng từ 5-15% (tùy khu vực) so với 4G.

Sau này khi các thuê bao test ít đi hy vọng sẽ không còn tình trạng này nữa. “Tuy nhiên, nếu một số vị trí nào đó mà khách hàng đo có kết quả thấp liên tục thì chắc chắn khả năng cao ở đó đang bị lỗi gì đó, mong khách hàng hãy phản ánh về cho Viettel để chúng tôi đến kiểm tra” – bà Tâm chia sẻ với tinh thần cầu thị.

Viettel giải đáp những phàn nàn của người dùng quanh câu chuyện trải nghiệm 5G - z3017219354620 f303e793a9bbcaf17894a3d2b1e7392f 1261

Tại sao có nhiều điện thoại mới, đắt tiền vẫn không kết nối được 5G?

Để kết nối được 5G của Viettel đòi hỏi khách hàng cần đáp ứng đủ 5 điều kiện: Là thuê bao của nhà mạng Viettel; Điện thoại có hỗ trợ kết nối 5G; Ở khu vực có sóng 5G; Bật chế độ 5G trên điện thoại; Sử dụng SIM từ 4G trở lên (không cần đổi SIM 5G). Khách hàng không bắt buộc phải đăng ký gói 5G để sử dụng 5G, Viettel sẽ cho phép khách hàng đảm bảo 5 điều kiện trên là sử dụng được 5G.

Viettel cũng cho biết, một trong những khó khăn hiện nay để triển khai 5G trên diện rộng tại Việt Nam là thiết bị đầu cuối 5G còn hạn chế. Thống kê của riêng thuê bao Viettel, hiện chỉ có khoảng 15% thiết bị đầu cuối hỗ trợ kết nối 5G, chủ yếu ở khu vực thành thị. Cũng qua thời gian trải nghiệm gần đây, Viettel phát hiện nhiều khách hàng sử dụng điện thoại đắt tiền, máy có hỗ trợ kết nối 5G nhưng lại không kết nối được vì đây là hàng xách tay từ Mỹ, Hàn Quốc về, chức năng này đã bị khóa. Ước tính có đến 600.000 thiết bị đầu cuối có 5G rơi vào tình trạng không kết nối được 5G như vậy – đấy là chỉ tính máy thuộc thuê bao của Viettel. Tuy nhiên, đối với điện thoại iPhone phiên bản quốc tế xách tay thì vẫn kết nối được 5G bình thường.

Nâng cấp gói cước 5G vừa tốn tiền vừa không biết trải nghiệm gì?

Nâng cấp lên gói cước 5G, khách hàng được gì? Ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm di động của Tổng công ty Viễn thông Viettel khẳng định, cái đầu tiên khách hàng được là sẽ sử dụng dịch vụ viễn thông data với đơn giá rẻ bằng nửa so với 4G nhưng lại có tốc độ cao hơn. Một bộ phim dài 2 tiếng trên mạng trước đây muốn tải về phải vài tiếng mới tải xong thì nay chỉ mất khoảng 10 giây. Lợi ích tiếp nữa là với độ trễ cực thấp, 5G rất phù hợp cho những game thủ trong những màn tranh đua kịch tính. Ngoài ra, khi sử dụng gói cước 5G người dùng còn hưởng loạt các ưu đãi dành cho dịch vụ TV360, cloud, miễn phí truy cập các nội dung OTT, video, như Youtube, TikTok, Facebook, Spotify.

Các gói cước 5G đang thiết kế theo hướng liền mạch với các gói cước 4G ở ngưỡng trên. Chẳng hạn với gói cước data only của 4G, gần nhất SD120 2Gb/ngày giá 120.000 đồng, thì với gói 5G only kế tiếp có giá 135.000 đồng và 4Gb/ngày. Như vậy nếu so sánh hai gói cước cụ thể thì khách hàng chỉ cần bỏ thêm 15.000 đồng là được gấp đôi lưu lượng sử dụng.

Những dịch vụ mới nào cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp đang cung cấp trên mạng 5G Viettel hiện nay?

Viettel nằm trong top 5% hiếm hoi nhà mạng trên thế giới triển khai đồng thời cả kiến trúc 5G SA và non-SA như đã đề cập. Ngay thời điểm khai trương, Viettel đã có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ mới như thoại (Voice) trên mạng 5G SA, khách hàng có thể cảm nhận chất lượng tốt hơn 20% so với dịch vụ thoại đang cung cấp trên mạng 4G. 

Viettel đã sử dụng 5G SA để triển khai Network Slicing – là một mạng vật lý có thể chia thành nhiều mạng logic, ở đó mỗi mạng logic hay mỗi slice phục vụ cho một nhóm khách hàng nhất định hoặc một nhóm dịch vụ nhất định và mỗi slice có yêu cầu khác nhau về chất lượng dịch vụ, download/upload cũng như về an toàn bảo mật, số lượng kết nối, giúp cá thể hóa theo nhu cầu khách hàng, cung cấp các dịch vụ khác nhau theo nhu cầu khác nhau. Nhờ tính năng này mà người dùng các dịch vụ ưu tiên sẽ luôn được đảm bảo chất lượng và tính năng này chỉ có trên 5G SA.

Bên cạnh đó, Viettel cũng triển khai 5G Private Network – là mạng 5G dành riêng cho hạ tầng doanh nghiệp, các tổ chức, nhà máy có nhu cầu thiết lập cái mạng quản trị nội bộ để phục vụ cho việc điều hành, sản xuất. Các mạng này dùng để đáp ứng các nhu cầu sử dụng yêu cầu chuyên biệt về tốc độ, độ trễ, bảo mật kết nối. Năm 2023, Viettel đã thử nghiệm triển khai Private Network cho nhà máy Pegaton ở Hải Phòng phục vụ nhu cầu AR/VR trong đào tạo sửa lỗi, đào tạo gia công lắp ráp các linh kiện điện tử; giám sát kiểm thử, phân loại các sản phẩm lỗi và giám sát an toàn thông qua các camera và điều khiển thiết bị chuyển hàng tự động trong nhà máy. Chính bởi những ưu điểm đó mà 5G được kỳ vọng sẽ là hạ tầng kết nối quan trọng tham gia vào quá trình chuyển đổi số của ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Viettel thông báo phủ sóng 5G tại 63 tỉnh thành, nhưng hiện nay đến rất nhiều nơi không thấy dấu hiệu sóng nào?

Theo kế hoạch trong giai đoạn đầu, với 6.000 trạm Viettel sẽ tập trung phủ sóng ở những thủ phủ tỉnh của 63 tỉnh thành (là ở những nơi dân cư đông, khu vực trọng điểm của tỉnh thành đó), và vùng phủ đạt được 95% dân số outdoor, đảm bảo kết nối di động cho khách hàng khi ra khỏi nhà. Song song đó, Viettel cũng tập trung triển khai ở các khu vực có nhiều tiềm năng kinh doanh, có mật độ thuê bao đông, nhu cầu sử dụng lưu lượng lớn để giảm tải cho 4G, như bệnh viện, trường đại học, cảng biển, sân bay lớn, khu du lịch… Sang năm 2025, sẽ bắt đầu triển khai phủ sóng phần indoor. Theo lộ trình, trong vòng 3-5 năm tới, indoor của Viettel sẽ tốt như 4G hiện tại ở khu vực thành thị, sau đó sẽ lan dần ra các vùng nông thôn, tuy nhiên mức độ phủ sóng phụ thuộc rất nhiều vào đầu cuối hỗ trợ cũng như nhu cầu của thị trường.

Với băng tần 2600MHz có vùng phủ rộng gấp 2 lần các băng tần phổ biến khác của 5G, do đó Viettel tự tin bảo đảm được vùng phủ 5G rộng nhất, tương tự như cách làm của Viettel khi phủ sóng các mạng di động trước đây. Viettel cũng đã xây dựng mạng 5G dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật mới nhất, đặc biệt là việc sử dụng các trạm phát sóng hỗ trợ đến 64 ăng-ten phát, 64 ăng-ten thu, nhiều hơn gấp 16 lần so công nghệ đang sử dụng cho 4G hiện tại. 

Có thể bạn quan tâm
Vô địch cuộc thi tìm lỗ hổng toàn cầu, đội ngũ an ninh mạng Viettel nhận thưởng hơn 200.000 USD

Ngày 25/10/2024, đội ngũ an ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security – VCS) thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) giành ngôi vô địch tại cuộc thi Pwn2Own 2024 được tổ chức tại Ireland. Đây là lần thứ hai liên tiếp đội ngũ an ninh mạng Viettel vô địch Pwn2Own.

Indonesia cấm bán iPhone 16 vì Apple chưa đầu tư vào kinh tế địa phương như cam kết

Chính quyền Indonesia đã quyết định cấm bán iPhone 16 tại quốc gia này vì Apple chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đầu tư vào nền kinh tế địa phương.

Đĩa CD có thể quay trở lại nhờ công nghệ mới

Một cuộc cách mạng trong lĩnh vực phương tiện truyền thông quang học có thể mang lại cơ hội hồi sinh cho đĩa CD mà mọi người đã lãng quên một thời gian.

VNPT SmartCA – chữ ký số cá nhân khởi tạo ngay trên VNeID

Từ ngày 28/10/2024, công dân có thể khởi tạo chữ ký số VNPT SmartCA ngay trên ứng dụng VNeID của Bộ Công an và sử dụng chữ ký số này thực hiện ký số miễn phí hoàn toàn trên các cổng dịch vụ công.

VinVentures – Quỹ đầu tư công nghệ với tổng tài sản 150 triệu USD của Vingroup, ra mắt

Tập đoàn Vingroup vừa công bố ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures với tổng tài sản 150 triệu USD. Quỹ đầu tư trọng điểm vào các startup công nghệ có tính đột phá cao với mong muốn thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

Công nghệ thông minh nuôi côn trùng quý hiếm đạt giải nhất Solve for Tomorrow lần 6

Solve for Tomorrow 2024 thu hút hơn 150.000 học sinh tham gia, gấp 300 lần so với mùa đầu tiên đã khép lại với giải nhất thuộc về một dự án rất thú vị.

Bộ TT&TT: CMC cần làm chủ công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Tại buổi gặp gỡ, làm việc giữa lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Tập đoàn Công nghệ CMC ngày 25/10 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, CMC là công ty công nghệ nên cần phải làm chủ được công nghệ, và đã trung thành chọn con đường công nghệ thì phải đặt mục tiêu đầu đàn và vươn tầm quốc tế.

Apple AirPods 4 chính thức mở bán, giá từ 3,4 triệu đồng

Ngày 26/10, Di Động Việt chính thức mở bán và giao hàng Apple AirPods 4 cho khách đặt cọc. Dịp này, nhiều khách hàng tranh thủ mua sắm iPhone 16 series kèm phụ kiện để được hưởng thêm nhiều ưu đãi và quyền lợi.

Top 4 iPhone Pro Max cũ giá tốt, từ 8,5 triệu đồng, dùng thử 7 ngày miễn phí

Tại Di Động Việt, từ iPhone 15 Pro Max cũ đến những model ra mắt trước đó đều đang về mức giá tốt, song vẫn kèm nhiều quyền lợi như được dùng thử – đổi trả hoàn tiền, bảo hành pin đến 10 năm, một đổi một kể cả với máy rơi vỡ…

Tự động nhận diện bảng biểu trên giấy tờ siêu nhanh cùng AI

Tại hội nghị ECAI 2024, Viettel AI công bố giải pháp nhận diện, trích xuất thông tin từ bảng biểu trong thời gian thực với tốc độ nhanh gấp 4 lần so với các giải pháp hiện có trên thế giới.