Ngày 9/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1132/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030". Chiến lược này là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hạ tầng số, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số hiện đại, thông minh, đồng thời đạt mục tiêu thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045.
Chiến lược chỉ rõ: Quan điểm phát triển hạ tầng số được xác định rõ ràng, bao gồm việc coi hạ tầng số là hạ tầng của nền kinh tế, đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế số, xã hội số và Chính phủ số. Hạ tầng số của Việt Nam sẽ được phát triển với dung lượng siêu lớn, băng thông rộng, bền vững, xanh, thông minh và an toàn. Chính phủ cũng đặt mục tiêu xây dựng một hạ tầng số tiên tiến, hiện đại ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 gồm có: phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình; 100% các tỉnh, thành phố và các khu công nghệ cao có dịch vụ di động 5G; triển khai tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới; phát triển các trung tâm dữ liệu hỗ trợ Trí tuệ nhân tạo (AI); mỗi người dân sẽ có 1 kết nối IoT và 1 định danh số; tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số đạt trên 50%. Đặc biệt, Việt Nam sẽ phát triển các nền tảng công nghệ số như IoT, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, và dữ liệu lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội.
Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ đưa vào khai thác tối thiểu hai tuyến cáp quang biển quốc tế mới, đảm bảo dung lượng truyền dẫn lớn và khả năng kết nối ổn định với quốc tế. Việc phát triển các trung tâm dữ liệu hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI Data Center) cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu, giúp tăng cường khả năng xử lý và phân tích dữ liệu quy mô lớn.
Mục tiêu đến năm 2030 hướng đến việc phủ sóng mạng di động 5G tới 99% dân số, triển khai thử nghiệm mạng 6G, phát triển 6 tuyến cáp quang biển quốc tế mới, nâng dung lượng cáp quang biển đạt tối thiểu 350 Tbps.
Đồng thời, Việt Nam cũng sẽ xây dựng các trung tâm dữ liệu siêu lớn (Hyperscale Data Center) và hỗ trợ phát triển các trung tâm dữ liệu khu vực, đưa số lượng kết nối IoT của Việt Nam đạt mức trung bình cao trên thế giới.
Chiến lược cũng đưa ra nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nhấn mạnh đến việc phổ cập kết nối tốc độ cao, độ trễ thấp, phát triển các tuyến cáp quang biển và cáp quang đất liền quốc tế. Đặc biệt, việc phát triển mạng di động 5G và chuẩn bị cho mạng di động thế hệ tiếp theo (6G) là ưu tiên quan trọng, cùng với việc thúc đẩy triển khai IPv6 cho toàn bộ mạng Internet Việt Nam.
Ngoài ra, chiến lược còn đề cập đến phát triển hạ tầng dữ liệu, bao gồm thu hút đầu tư cho các trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế, phát triển các trung tâm dữ liệu quốc gia và trung tâm dữ liệu biên, hỗ trợ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tiên tiến khác.
Đáng chú ý, theo Quyết định, an toàn và an ninh mạng là điều kiện tiên quyết trong quá trình phát triển hạ tầng số, yêu cầu bảo vệ an ninh mạng được tích hợp từ thiết kế đến vận hành.
Để triển khai Chiến lược, Bộ Thông tin và Truyền thông đóng vai trò chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo giám sát, đánh giá và thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Bộ cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển hạ tầng số, đồng thời phối hợp với các cơ quan nghiên cứu phát triển công nghệ số và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hạ tầng số.
Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 không chỉ nhằm mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam, mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ an ninh quốc gia, và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam trong tương lai.
Theo Mic.gov.vn
Giá trị cổ phiếu của Nvidia đã tăng mạnh, giúp CEO Jensen Huang của công ty nâng tài sản ròng cá nhân lên 104 tỷ USD, theo thông tin từ danh sách Forbes 400 – bảng xếp hạng những người giàu nhất nước Mỹ.
Mới đây, một lỗ hổng nghiêm trọng đã được phát hiện trong hệ điều hành iOS 18 (và iPadOS 18) cho phép tính năng VoiceOver đọc ra mật khẩu đã lưu của người dùng.
Google vừa thông báo về việc triển khai các tính năng chống trộm mới dành cho các thiết bị Android 10 trở về sau mà công ty đã công bố tại I/O 2024 diễn ra vào tháng 5.
Trợ lý AI Gemini Live của Google đã chính thức được triển khai miễn phí cho tất cả người dùng Android, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tải xuống ứng dụng Gemini để sử dụng.
Vào năm 2019, khi Meta đã vô tình lưu trữ mật khẩu người dùng ở dạng văn bản thuần túy và không có biện pháp bảo vệ như mã hóa, vi phạm quy định GDPR của Liên minh Châu Âu (EU) dẫn đến bị phạt.
Theo thông tin của Viettel, từ đầu năm 2024 đến nay nhà mạng này đã hỗ trợ chuyển đổi hơn 8 triệu thuê bao lên thiết bị 4G trên cả nước. Hiện tại, trên toàn mạng Viettel còn khoảng 500.000 thuê bao sử dụng máy 2G. Dự kiến, Viettel sẽ hoàn thành xong việc chuyển đổi cho số lượng khách hàng này trước ngày 15/10 – thời điểm tắt sóng 2G.
Các chuyên gia bảo mật tại Kaspersky gần đây đã phát hiện hai ứng dụng trên Play Store chứa trojan phần mềm độc hại ảnh hưởng đến hơn 11 triệu thiết bị Android.
Trong hai ngày 25/9 và 26/9/2024, Công an TP.HCM ghi nhận một số vụ việc mạo danh Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Klook – nền tảng hàng đầu châu Á về trải nghiệm và dịch vụ du lịch cho biết, sẽ tận dụng quy mô của công ty để triển khai hàng loạt sáng kiến nhằm tạo ra tác động tích cực cho ngành du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch bền vững và hỗ trợ phát triển các cộng đồng địa phương.
Nếu có smartphone Samsung, người dùng có thể không còn khả năng sạc không dây sau khi công ty Hàn Quốc thua trong một vụ kiện gần đây.