Ngày 12/9, Công ty Cổ phần VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) công bố ra mắt ViFi - Bộ giải pháp AI tạo sinh toàn diện dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm (BFSI).
Bộ giải pháp ViFi bao gồm: Trợ lý ảo Tài chính, Trợ lý ảo Ngân hàng, Trợ lý ảo Bảo hiểm và Trợ lý ảo Nội bộ. Những trợ lý ảo có thể hỗ trợ đa dạng tác vụ, linh hoạt theo nhu cầu của từng doanh nghiệp, tư vấn bán hàng, marketing, xử lý sự cố đồng thời chăm sóc khách hàng, tuyển dụng hay giải đáp thắc mắc về các quy định, quy chế…
Khác biệt so với các giải pháp hiện có, bộ giải pháp ViFi được tùy chỉnh để giải quyết hiệu quả các bài toán của doanh nghiệp trong lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm tiêu biểu như: Tự động hóa quy trình vận hành, Tích hợp hệ thống nội bộ, Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng, và Quản lý dữ liệu thông minh.
ViFi cũng tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và bảo mật dữ liệu như NIST, iBeta, GDPR, PCI DSS, ISO 27001… Cụ thể, công nghệ sinh trắc học giọng nói ứng dụng trong bộ giải pháp ViFi đáp ứng các tiêu chí đánh giá của NIST (Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ) theo tiêu chuẩn ISO/IEC 19795-1 và 19795-2. Trong khi đó, công nghệ chống giả mạo khuôn mặt đạt chứng chỉ của iBeta (thành viên Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới FIDO Alliance) theo tiêu chuẩn ISO/IEC 30107-3.
Bộ giải pháp ViFi được phát triển từ các công nghệ lõi do Công ty VinBigdata hoàn toàn làm chủ như AI tạo sinh, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Thị giác máy tính… Công nghệ được xây dựng dựa trên hệ cơ sở dữ liệu thuộc đa lĩnh vực lên tới 3.500 terabyte cùng hàng chục nghìn giờ giọng nói chất lượng cao và hàng triệu dữ liệu hình ảnh đã được xử lý và làm sạch.
Trước khi ra mắt và triển khai bộ giải pháp ViFi, VinBigdata đã và đang triển khai một loạt giải pháp ứng dụng công nghệ AI tạo sinh cho một số lĩnh vực khác như Trợ lý ảo Gen AI Bot tích hợp trên Cổng Thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Trợ lý ảo hỗ trợ dịch vụ công MIVI (Bộ Thông tin và Truyền thông), trợ lý ảo nội bộ cho cán bộ nhân viên Vietjet Air, trợ lý ảo ViVi 2.0 tích hợp AI tạo sinh trên dòng xe VinFast VF 8 Lux Plus…
Nhờ tính năng Zalo SOS, hơn nửa triệu người dân tại các tỉnh thành phía Bắc chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi có thể cập nhật tình hình để người thân và gia đình yên tâm.
FPT Software vừa công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu nhằm triển khai và nghiên cứu các giải pháp ngân hàng số toàn cầu.
Bên cạnh đó, có hơn 300 ngàn người đăng tải cho biết mình an toàn trong vùng bão lũ, hơn 141 triệu tin nhắn với các thông tin về siêu bão Yagi cũng đã được gửi đến người dân các tỉnh thành bị ảnh hưởng.
Với hàng loạt tính năng mới được cập nhật trong giai đoạn siêu bão Yagi đổ bộ vào đất liền, Zalo hỗ trợ người dân tiếp cận với nguồn lực cứu trợ khẩn cấp trong tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều trường hợp cần cứu hộ khẩn cấp.
Mới đây, trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển, FPT đã chính thức khai trương văn phòng đầu tiên tại Stockholm, Thụy Điển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chuyển đổi số và nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao trong các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe, ô tô, ngân hàng -tài chính, chuyển đổi xanh tại đây.
Sáng ngày 05/09, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng Chống Thiên Tai Việt Nam đã gửi tin nhắn tới hơn 9,3 triệu người dân các tỉnh ven biển để hướng dẫn neo đậu thuyền an toàn trú bão Yagi
FPT Software vừa công bố hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số Blue Yonder, mang đến các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng toàn diện cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ở Đông Nam Á.
Tại Nhật Bản, Công ty FPT Software và nhà sản xuất ô tô Subaru đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược, chuyển đổi số, trao đổi nhân sự, thúc đẩy việc sử dụng xe điện (EV) tại Việt Nam và Nhật Bản.
Công trình nghiên cứu giúp tăng độ chính xác của các mô hình nhận dạng tiếng nói trong thời gian thực (Streaming Automatic Speech Recognition) được thực hiện bởi kỹ sư Zalo AI, đã được chấp nhận công bố tại Hội nghị khoa học hàng đầu thế giới về Xử lý tiếng nói – Interspeech, dự kiến diễn ra tại Hy Lạp vào tháng 9/2024.
Ba công ty đoạt giải tại QVIC năm nay lần lượt là Vbee- Nền tảng AI hội thoại, HSPTek – Thiết bị đeo được giám sát thời gian thực chống tĩnh điện và Met EV- xe điện thông minh với giải pháp hoán đổi pin năng lượng AI với các giải thưởng lần lượt là 100.000 USD, 75.000 USD và 50.000 USD.