Là đơn vị cung cấp giải pháp nền tảng, Microsoft cho biết sẽ bảo vệ an ninh hệ thống doanh nghiệp bằng cách tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giải pháp - vì AI chính là hàng rào phòng thủ hữu hiệu thế hệ tiếp theo.
chia sẻ nghiên cứu những tổn thất gây ra bởi sự cố an ninh mạng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương và chiến lược tập trung AI của Microsoft.
Tổn thất kinh tế, cơ hội và việc làm
Trong một nghiên cứu với tiêu đề “Hiểu về toàn cảnh mối đe dọa an ninh mạng ở Châu Á Thái Bình Dương: Bảo vệ doanh nghiệp hiện đại trong thế giới kỹ thuật số” được thực hiện bởi Frost & Sullivan theo yêu cầu của Microsoft đã chỉ ra rằng, khả năng thiệt hại về kinh tế trên khắp Châu Á Thái Bình Dương gây ra bởi sự cố an ninh mạng có thể đạt mức 1,745 nghìn tỷ USD, tương đương hơn 7% tổng GDP của khu vực là 24,3 nghìn tỷ USD.
Được lượng hóa bằng những con số cụ thể, nghiên cứu thực hiện nhằm cung cấp cho các lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo mảng CNTT những hiểu biết sâu về phí tổn kinh tế gây ra bởi vi phạm an ninh mạng trong khu vực, đồng thời xác định các lỗ hổng trong chiến lược an ninh mạng của tổ chức. Nghiên cứu khảo sát với sự tham gia của 1.300 lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo mảng CNTT đến từ các tổ chức quy mô trung bình (250 đến 499 nhân viên) và các tổ chức quy mô lớn (hơn 500 nhân viên).
Các cuộc tấn công an ninh mạng đã gây ra tình trạng mất việc làm thuộc nhiều chức năng, vị trí khác nhau trong gần bảy trên mười (67%) tổ chức đã từng gặp phải một sự cố trong 12 tháng qua.
Tác động của vi phạm an ninh mạng đến hệ sinh thái và nền kinh tế rộng hơn, chẳng hạn như giảm chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Ngoài các thiệt hại về tài chính, sự cố an ninh mạng cũng làm giảm khả năng nắm bắt cơ hội tương lai của các tổ chức thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong nền kinh tế kỹ thuật số hiện nay, với một trên sáu (59%) đáp viên cho biết doanh nghiệp của họ đã hủy kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số do lo ngại rủi ro an ninh mạng.
Các tổ chức ở Châu Á Thái Bình Dương từng gặp sự cố về an ninh mạng cho hay, ngoài lo ngại các cuộc tấn công mạng ransomware thì chuyển khoản ngân hàng gian lận, hư hỏng dữ liệu, mạo danh nhãn hiệu trực tuyến và đánh cắp dữ liệu là những mối quan tâm lớn nhất, vì chúng gây ảnh hưởng lớn và mất nhiều thời gian khôi phục sau sự cố.
Những lổ hổng an ninh mạng đến từ nội tại
Không lập kế hoạch bảo vệ an ninh mạng ngay từ đầu: Mặc dù đã từng gặp phải cuộc tấn công mạng nhưng chỉ 25% tổ chức xem xét công tác an ninh mạng trước khi bắt đầu một dự án chuyển đổi kỹ thuật số, trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm tổ chức chưa gặp phải bất kỳ cuộc tấn công mạng nào là 34%. Số tổ chức còn lại hoặc chỉ nghĩ về vấn đề an ninh mạng sau khi họ bắt đầu dự án hoặc không hề cân nhắc đến vấn đề này. Điều này sẽ hạn chế khả năng của họ trong việc hình thành ý tưởng và triển khai một dự án “an toàn từ trong thiết kế”, có nguy cơ dẫn đến việc cung cấp các sản phẩm không an toàn ra thị trường.
Xây dựng một môi trường phức tạp: Nghiên cứu đã phủ nhận niềm tin phổ biến rằng triển khai nhiều giải pháp an ninh mạng sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ. Theo khảo sát, chưa đến một trên bốn (23%) đáp viên sở hữu hơn 50 giải pháp an ninh mạng được triển khai tại tổ chức có thể phục hồi sau khi bị tấn công mạng trong vòng một giờ. Ngược lại, gần gấp đôi số lượng đó (40%), với ít hơn 10 giải pháp an ninh mạng, trả lời rằng họ có thể phục hồi sau các cuộc tấn công mạng trong vòng một giờ. Điều đó có nghĩa, không phải cứ đầu tư nhiều cho an ninh mạng là tốt, là bảo đảm an toàn cho hệ thống, vấn đề quan trọng là phải có giải pháp phù hợp, hiệu quả, vì thực tế đã chứng minh ít giải pháp bảo mật, khả năng phục hồi nhanh hơn.
Thiếu chiến lược an ninh mạng: Trong khi ngày càng có nhiều tổ chức xem xét thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số để đạt được lợi thế cạnh tranh, nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa số đáp viên (41%) coi chiến lược an ninh mạng chỉ là phương tiện để bảo vệ tổ chức chống lại các cuộc tấn công mạng chứ không phải là một yếu tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh mang tính chiến lược. Chỉ có 20% các tổ chức coi chiến lược an ninh mạng là một yếu tố tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Trí tuệ nhân tạo AI – đối thủ của tấn công mạng trong kỷ nguyên số
Ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám Đốc Microsoft Việt Nam cho biết, môi trường an ninh mạng liên tục bị đe dọa, tuy nhiên có nhiều cách để tăng hiệu quả hoạt động bảo mật thông qua việc sử dụng kết hợp công nghệ hiện đại, chiến lược phù hợp và chuyên môn. Theo tầm nhìn của Microsoft, trí tuệ nhân tạo đang trở thành một đối thủ mạnh đối với các cuộc tấn công mạng, vì nó có thể phát hiện và hành động trên các lộ trình tấn công dựa trên hiểu biết sâu sắc về dữ liệu. Nghiên cứu cho thấy, 75% tổ chức ở Châu Á – Thái Bình Dương đã hoặc đang áp dụng, hoặc đang tìm cách áp dụng phương pháp tiếp cận AI để tăng cường bảo vệ an ninh mạng.
Một kiến trúc an ninh mạng định hướng bởi AI sẽ thông minh hơn và được trang bị khả năng tiên đoán, cho phép các tổ chức điều chỉnh hoặc tăng cường thế trận an ninh của họ trước khi các vấn đề phát sinh. AI cũng sẽ cung cấp cho công ty khả năng xác định cuộc tấn công mạng, loại bỏ mối đe dọa dai dẳng và sửa lỗi, nhanh hơn bất kỳ con người nào có thể làm.
Kế hoạch của Microsoft tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh hỗ trợ nhiều hơn nữa các đối tác công nghệ và ngoài công nghệ, cung cấp cho doanh nghiệp nền tảng sản phẩm và dịch vụ an toàn, bảo vệ người sử dụng, bảo vệ hệ thống, bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp trong cuộc chuyển đổi 4.0.
Bạch Đông
Ngày 27/9, tại sự kiện Bán hàng toàn cầu với Amazon diễn ra ở TPHCM, đại diện Amazon Global Selling Đông Nam Á đã công bố những nỗ lực nâng cấp trong việc giúp người bán hàng ở Việt Nam mở rộng quy mô xuất khẩu trực tuyến.
Thị trường laptop Việt Nam vốn đã đi ngang trong những năm gần đây, tuy thế các ngách máy giá thấp và laptop chơi game giá tốt vẫn còn khá màu mỡ, Haier PC đã mang đến 4 mẫu laptop nhắm đến các thị trường này và có hi vọng có một thị phần lớn nhanh chóng.
Realme – thương hiệu công nghệ con và đang hoạt động độc lập với OPPO chỉ vừa mới gia nhập thị trường smartphone gần 5 tháng, đã xác nhận sẽ có mặt tại Việt Nam vào tháng 10/2018 với ít nhất 2 sản phẩm smartphone cạnh tranh.
Hôm nay, nền tảng tiếp thị trực tuyến mở nổi tiếng là Criteo đã công bố thỏa thuận hợp tác với Tugo.com.vn (Tugo)-công ty khởi nghiệp về du lịch tại Việt Nam, chuyên tổ chức các tour du lịch trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu và Mỹ. Tugo hiện là đối tác chiến lược du lịch đầu tiên của Criteo tại châu Á.
Ngày 21/9, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động chính thức công bố bổ nhiệm anh Đoàn Văn Hiểu Em vào vị trí Tổng Giám đốc của một trong những công ty con của mình là Công ty cổ phần Thế Giới Di Động, đơn vị đang vận hành hai chuỗi bán lẻ Thegioididong.com và Điện máy Xanh.
Phiên bản mới Kaspersky Small Office Security – một giải pháp bảo mật không gian mạng hiệu quả, dễ sử dụng và không đòi hỏi đầu tư lớn hoặc chuyên môn kỹ thuật dành cho doanh nghiệp quy mô nhỏ.
“Diễn đàn kinh tế số hóa Việt Nam 2018” (Vietnam Digital Economy Forum – VDEF 2018) dành cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ diễn ra ngày 1/11/2018 tại KS Rex, TPHCM.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về thành phố thông minh ASOCIO 2018 vừa khai mạc sáng nay tại Hà Nội, VinaData, Công ty 100% vốn đầu tư của VNG, đã trình diễn ý tưởng về thành phố thông minh dựa trên nền tảng “Thành phố kết nối” (Connected City).
Ngày 18/9, tập đoàn TJ media Hàn Quốc và Dalla Group Việt Nam chính thức ra mắt công ty TJ Việt Nam với nhiệm vụ kinh doanh và phân phối độc quyền các thiết bị âm thanh dành cho phòng hát Karaoke mang thương hiệu TJ đến từ Hàn Quốc.
Từ ngày 10/9/2018, VNNIC đã chính thức cho phép Nhà đăng ký Mắt Bão tiếp nhận đăng ký tên miền .vn qua hồ sơ điện tử.